Luận án NCS Lê Thế Trung

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 1831

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Họ và tên NCS: Lê Thế Trung

 Tên đề tài: “Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc"

Chuyên ngành              : Dinh Dưỡng

Mã số                             : 9720401

Hướng dẫn khoa học  :  1. PGS.TS. Phạm Văn Phú

                                                2. PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy

Cơ sở đào tạo               : Viện Dinh dưỡng

NỘI DUNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn chiếm tỉ lệ cao có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng và là một trong những nguyên nhân gây ra gánh nặng đối với hệ thống y tế và kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội. Nguyên nhân của SDD trẻ em là do không được cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết vì thiếu thức ăn, do trẻ thường xuyên bị nhiễm khuẩn, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, gia đình của trẻ không có đủ thức ăn và thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình (ANTPHGĐ). Thiếu ANTPHGĐ xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển. Nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến mất ANTPHGĐ nhất là những hộ gia đình có con nhỏ, người dân tộc thiểu số và người có trình độ học vấn thấp.  

Một số chương trình can thiệp phòng chống SDD trẻ em và đảm bảo ANTPHGĐ đã được triển khai ở nước ta. Tuy nhiên các chương trình can thiệp đó còn thiếu tính bền vững, riêng lẻ và thiếu sự kết hợp đa ngành một cách chặt chẽ. Do vậy, việc xây dựng một mô hình can thiệp hiệu quả, bền vững, góp phần cung cấp thêm bằng chứng khoa học nhẳm giúp cho nhà quản lý xây dựng kế hoạch đảm bảo ANTPHGĐ và cải thiện hiệu quả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em là cần thiết.

1. Mục tiêu nghiên cứu

1.1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang năm 2016.

1. 2. Đánh giá sự cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình thông qua mô hình sản xuất và tiếp thị xã hội thức ăn bổ sung tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang.

1. 3. Đánh giá sự cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi thông qua mô hình sản xuất và tiếp thị xã hội thức ăn bổ sung tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang.

2. Những đóng góp mới của luận án

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng khoa học về mô hình can thiệp có sự phối hợp giữa sản xuất nông nghiệp và dinh dưỡng. Thông qua mô hình can thiệp này, sản phẩm của người dân sản xuất ra có giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cao hơn; giúp người dân có thêm thu nhập, nâng cao kỹ năng sản xuất, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa và tăng cơ hội tiếp cận với thực phẩm giàu dinh dưỡng.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em dưới 24 tháng tuổi và gia đình của trẻ (cha, mẹ, hoặc người đại diện gia đình).

2. Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 10/2016 đến tháng 01/2017: Khảo sát đánh giá ban đầu, trước can thiệp về tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi và ANTPHGĐ. Từ tháng 02/2017 đến tháng 9/2017: Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho chương trình can thiệp Từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2018: Triển khai các hoạt động can thiệp trong thời gian 6 tháng (truyền thông, tư vấn, tiếp thị sản phẩm của mô hình). Từ tháng 4-6 năm 2018: Thu thập số liệu sau can thiệp, đánh giá cải thiện về tình trạng dinh dưỡng của trẻ và ANTPHGĐ. Từ tháng 6 năm 2018 đến nay: Xử lý, phân tích số liệu, viết báo cáo hoàn thiện luận án.

Địa điểm nghiên cứu: tại 9 xã, gồm xã Bản Giang, Bản Hon, Thèn Sin huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; xã Quang Kim, Bản Vược, Trịnh Tường huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; xã Đạo Đức, Việt Lâm và Trung Thành huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

3. Cỡ mẫu nghiên cứu

Cho mục tiêu 1: Mô tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan là 799 đối tượng chia đều cho 3 tỉnh.

Cho mục tiêu 2: Đánh giá sự cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình thông qua mô hình sản xuất và tiếp thị xã hội thức ăn bổ sung tại địa phương là 680 hộ gia đình.

Cho mục tiêu 3: Đánh giá sự cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi là 680 trẻ.

4. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng bán thực nghiệm, không có nhóm đối chứng. Nghiên cứu gồm 3 giai đoạn với 2 nghiên cứu cắt ngang được tiến hành ở hai nhóm đối tượng khác nhau có cùng độ tuổi, cùng địa bàn nghiên cứu nhưng khác nhau về thời điểm.

 Giai đoạn 1. Nghiên cứu mô tả tại thời điểm nghiên cứu ban đầu (T0).

Giai đoạn 2. Can thiệp thông qua các hoạt động thuộc mô hình như truyền thông - TTXH sản phẩm thức ăn bổ sung.

Giai đoạn 3. Thu thập số liệu đánh giá hiệu quả của can thiệp sau 6 tháng triển khai các hoạt động can thiệp (T6).

III. KẾT LUẬN

1. Tình trạng dinh dưỡng và yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ dưới dưới 24 tháng tuổi

Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu còn cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, cụ thể: thể thấp còi là 24,0%, thể nhẹ cân là 15,0%, thể gầy còm là 8,8%. Ở trẻ trai có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn so với trẻ gái. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ có chiều hướng tăng theo tuổi ở tất cả các thể, đặc biệt ở thể nhẹ cân và thể thấp còi. Trẻ em người dân tộc thiểu số có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em người kinh, có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Các yếu có tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi trong nghiên cứu này, bao gồm là: dân tộc; trình độ học vấn của mẹ; nguồn thu nhập chính của gia đình; kinh tế của gia đình; số lần khám thai khi mang thai; số con của mẹ; vấn đề ANTP hộ gia đình liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với tỉ lệ SDD thể nhẹ cân.

2. An ninh thực phẩm hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu năm 2016 và thay đổi về tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm sau can thiệp

An ninh thực phẩm hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu năm 2016 còn chưa được đảm bảo, cụ thể: tỉ lệ hộ gia đình lo lắng không đủ thực phẩm trong 30 ngày qua là 33,8%; tỉ lệ hộ gia đình thiếu tiền mua thức ăn là 37,0%; tỉ lệ thiếu tiền mua thức ăn yêu thích là 32,2%; tỉ lệ hộ gia đình ăn thức ăn không thích là 30,0%; tỉ lệ hộ gia đình ăn ít hơn bình thường là 11,8%. Tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình theo thang đánh giá HFIAs là 43,3%, trong đó: thiếu mức độ nhẹ 15,6%; thiếu mức độ vừa 20,4%; thiếu mức độ nghiêm trọng 7,2%.

Sau thời gian triển khai can thiệp tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình có trẻ dưới 24 tháng tuổi đã có sự thay đổi, cụ thể: tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình giảm 26,5% từ 43,3% trước can thiệp xuống 16,8% sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trung bình điểm HFIAS giảm từ 6,40 ± 4,3 trước xuống còn 5,86 ± 4,19 sau can thiệp. Tỉ lệ cải thiện thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình theo các mức độ nhẹ từ 15,6% xuống còn 4,9%, mức độ vừa từ 20,4% xuống 8,4%; mức độ nghiêm trọng từ 7,2% còn 3,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01) ở thời điểm trước và sau khi can thiệp.

3. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi

Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu đã có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,01) theo giá trị trung bình chỉ số z-score cân nặng theo tuổi tăng từ -0,93 ± 1,02 trước can thiệp lên -0,73 ± 1,09 sau can thiệp. Chỉ số cân nặng theo chiều cao tăng từ -0,41 ± 0,9 trước can thiệp lên -0,16 ± 1,06 sau can thiệp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi trước và sau can thiệp. Tỉ lệ suy dinh dương ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi có chiều hướng giảm ở cả 3 thể trước và sau can thiệp, cụ thể: thể nhẹ cân giảm từ 15,0% xuống 12,3%; thể thấp còi giảm từ 24,0% xuống 23,2%; thể gày còm giảm từ 8,8% xuống 7,7%.

IV. KHUYẾN NGHỊ

1. Các cơ quan chuyên môn như Viện Dinh dưỡng và các địa phương nơi thực hiện đề tài cần tiếp tục triển khai nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của mô hình trên diện rộng hơn với thời gian dài hơn.

2. Các tổ chức nên xem xét nhân rộng và áp dụng mô hình cho các địa phương trong và ngoài tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu. Từng bước đưa sản phẩm dinh dưỡng của mô hình vào bữa sáng hoặc bữa phụ cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non và tiểu học đồng thời cần thương mại hóa sản phẩm (thức ăn bổ sung) ở phạm vi rộng hơn.

Hướng dẫn khoa học 1                  Hướng dẫn khoa học 2                  Nghiên cứu sinh

 

PGS.TS. Phạm Văn Phú               PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy                    Lê Thế Trung

 

DOCTORAL DISSERTATION ABSTRACT

 Tilte: Effectiveness of food production model on household's food security and nutritional status of children under 24 months in some northern mountain provinces"

Postgraduate             : Le The Trung

Specialization          : Nutrition; Code: 9.72.04.01

Science instructor   :

     1. Assoc. Dr. Pham Van Phu

     2. Assoc. Dr. Nguyen Do Huy

Training institution: Institute of Nutrition

CONTENTS

 I.   INTRODUCTION

Malnutrition in children under 5 years old still makes up a high rate and accounts for public health significance. It is one of the reasons causing the burden on the health system and preventing socio-economic development.

Malnutrition in children is caused by the followings: children are not provided with enough energy and necessary nutrients due to lack of food; they often have bacterial infections due to unsanitary food; their families do not have enough food; and there is household food insecurity. Household food insecurity occurs in all countries in the world including both developed and developing countries. Poverty leads to household food insecurity, especially households with young children, ethnic minorities and people with low education.

A number of intervention programs to prevent child malnutrition and ensure household food security have been implemented in our country. However, such intervention programs lack sustainability, individuality and close multi-sectoral integration. Therefore, building an effective and sustainable intervention model, contributing to providing more scientific evidence to help managers develop a plan to ensure household food security and effectively improve the nutritional status of children are necessary.

Objectives of the study

1. Describe nutritional status in children under 24 months old and some related factors in Lai Chau, Lao Cai and Ha Giang Province in 2016.

2. Evaluate the improvement of household food security based on models of supplemented food production and social marketing in Lai Chau, Lao Cai and Ha Giang Province.

3. Evaluate the improvement of nutritional status in children under 24 months old based on models of supplemented food production and social marketing in Lai Chau, Lao Cai and Ha Giang province.

New contributions of the thesis

The study provides scientific evidence about an intervention model that combines agricultural production and nutrition. Through this intervention model, the products made by the people have higher nutritional value, use value and commodity value. This brings them income, improves their production skills for more consumption and access to nutritious food.

II. RESEARCH METHODS

Research subjects: Children under 24 months of age and their families (father, mother, or family representative).

Research time:

From October 2016 to January 2017: Initial assessment survey, before intervention on nutritional status of children under 24 months of age and family safety. From February 2017 to September 2017: Prepare conditions for the intervention program From September 2017 to April 2018: Implement intervention activities for a period of 6 months (communication, consulting, product marketing of the model). From April to June 2018: Collecting data after the intervention, assessing the improvement of children's nutritional status and family safety. From June 2018 to present: Processing, analyzing data, writing a report to complete the thesis.

Research sites: in 9 communes, including Ban Giang, Ban Hon, Then Sin communes, Tam Duong district, Lai Chau province; Quang Kim, Ban Vuoc, Trinh Tuong communes, Bat Xat district, Lao Cai province; Dao Duc, Viet Lam and Trung Thanh communes, Vi Xuyen district, Ha Giang province.

Study sample size

For objective 1: Describe the nutritional status of children under 24 months of age and some related factors in 799 subjects divided equally among 3 provinces.

For Objective 2: Assess the improvement of household food security through the production and social marketing of dietary supplements in the locality of 680 households.

For objective 3: Evaluate the improvement of nutritional status of children under 24 months of age is 680 children.

Study design: Semi-experimental community intervention study, no control group. The study consisted of 3 phases with 2 cross-sectional studies conducted in two different groups of subjects of the same age, the same study area, but different in time.

- Phase 1. Descriptive study at the time of initial study (T0).

- Phase 2. Intervention through activities of the model such as communication - Social communication of complementary food products

- Phase 3. Collecting data to evaluate the effectiveness of the intervention after 6 months of implementing intervention activities (T6).

III. CONCLUSIONS

1. Nutritional status and factors related to malnutrition in children under 24 months old

The rate of malnutrition in children under 24 months old in the study area is still high and accounts for public health significance, as follows: the stunting is 24.0%, the underweight is 15.0%, and the wasting is 8.8%. Boys have a higher rate of malnutrition than girls. The rate of malnutrition in children in study group tends to increase with age in all types, especially in types of underweight and stunting. Children in ethnic minorities have a higher rate of malnutrition than children in Kinh ethnic majority. This has statistical significance (p<0.05).

Factors related to malnutrition in children under 24 months old in this study, including: ethnicity; mother's education level; main source of family income; family economy; number of antenatal check-up during pregnancy; number of mother’s children; related household food security issues with statistical significance (p<0.05) with the rate of the underweight.

2. Household food security in the study area in 2016 and the change in the rate of food insecurity after the intervention

Household food security in the study area in 2016 is still unsecure, as follows: the percentage of households worried about not having enough food in the past 30 days is 33.8%; the percentage of households lacking money to buy food is 37.0%; the percentage of lacking of money to buy favorite food is 32.2%; the percentage of households eating food they don't like is 30.0%; the percentage of households eating less than usual is 11.8%. The rate of household food insecurity according to the HFIAs rating scale is 43.3%, of which: mild deficiency is 15.6%; moderate deficiency is 20.4%; severe deficiency is 7.2%.

After the intervention in the study area, the rate of food insecurity in households with children under 24 months old has changed, as follows: the rate of household food insecurity decreased by 26.5% from 43.3% before the intervention to 16.8% after the intervention, the difference has statistical significance (p<0.05). The average HFIAS score decreased from 6.40 ± 4.3 before to 5.86 ± 4.19 after the intervention. The rate of household food insecurity improved according to different levels: mild level from 15.6% to 4.9%, moderate level from 20.4% to 8.4%; severe level from 7.2% to 3.5%, the difference has statistical significance (p<0.01) at the time before and after the intervention.

3. Improve nutritional status in children under 24 months old

The rate of malnutrition in children under 24 months old in the study area has changes and the statistical significance (p<0.01) according to the average value of average weights z-score increasing from - 0.93 ± 1.02 before intervention to -0.73 ± 1.09 after intervention. The index of average baby weight and height increased from -0.41 ± 0.9 before the intervention to -0.16 ± 1.06 after the intervention in children under 24 months old before and after the intervention. The rate of malnutrition in children under 24 months old tended to decrease in all 3 types before and after the intervention, specifically: the underweight decreased from 15.0% to 12.3%; the stunting decreased from 24.0% to 23.2%; the wasting decreased from 8.8% to 7.7%.

IV. RECOMMENDATIONS

1. The effectiveness of the model on a larger scale with a longer time should be evaluated by the rofessional agencies such as the Institute of Nutrition and localities where the topic is implemented.

2. The model should be replicated and applied for localities inside and outside the province. At the same time the production capacity of the factory should be improved to introduce the model's products as breakfasts or snacks for children at nursery schools and primary schools and the model's products (supplemented food) need commercializing on a larger scale.

Science instructor 1

Science instructor 2

Student

 

Assoc. Dr. Pham Van Phu

 

Assoc. Dr. Nguyen Do Huy

 

Le The Trung

 
 
Tải về: