Luận án NCS Nguyễn Thị Lan Hương

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 1598

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Họ tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Lan Hương

Tên đề tài luận án: “Thực trạng bữa ăn ca công nhân dệt may một số tỉnh phía Bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại thành phố Hải Dương”

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 9720401

Người hướng dẫn: PGS.TS. BS Lê Bạch Mai (Viện Dinh dưỡng), TS. BS Đỗ Thị Phương Hà (Viện Dinh dưỡng)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

I. NỘI DUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ: Ăn uống bất hợp lý được xem là một nguy cơ đối với sức khỏe nghề nghiệp. Làm việc theo ca trở nên phổ biến đối với công nhân làm việc tại các nhà máy các khu công nghiệp, khu chế xuất. Khẩu phần và chất lượng bữa ăn ca có liên quan tới tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và năng suất lao động.

Dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đặc thù công việc với thời gian làm việc kéo dài, nghỉ giữa ca ngắn, lực lượng công nhân phần lớn là nữ giới ở độ tuổi sinh sản. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đưa đến nhiều nguy cơ về mặt sức khỏe trong đó có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (CED) và thiếu máu. Tuy nhiên có rất ít các nghiên cứu can thiệp khẩu phần bữa ăn ca công nhân được thực hiện tại Việt Nam.

Việc nghiên cứu các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu ở công nhân dệt may là rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng bữa ăn ca công nhân tại 1 số cơ sở dệt may miền Bắc và tiến hành can thiệp khẩu phần bữa ăn ca tại 1 cơ sở dệt may thành phố Hải Dương

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1. Mô tả thực trạng khẩu phần bữa ăn ca của công nhân tại 12 cơ sở dệt may thuộc 5 tỉnh miền Bắc. 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp bữa ăn ca tại một cơ sở dệt may của thành phố Hải Dương lên khẩu phần, tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và năng suất lao động của công nhân.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu chia làm 2 giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 959 công nhân 19-60 tuổi thuộc 5 cơ sở dệt may miền Bắc gồm Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp so sánh trước -sau trên 89 công nhân tại 1 cơ sở dệt may thành phố Hải Dương

II. KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN

Nghiên cứu thực trạng bữa ăn ca công nhân tại 1 số cơ sở dệt may miền Bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại thành phố Hải Dương cho một số kết luận sau:

1. Đánh giá khẩu phần bữa ăn ca công nhân tại 12 công ty Dệt may thuộc 5 tỉnh phía Bắc

- Năng lượng và thành phần dinh dưỡng của cả suất ăn cung cấp và khẩu phần thực tế của công nhân cơ bản đều chưa đáp ứng đủ và cân đối theo nhu cầu khuyến nghị.

2. Hiệu quả can thiệp khẩu phần bữa ăn ca tại một cơ sở dệt may thành phố Hải Dương

- Thực đơn can thiệp có mức năng lượng 968 kcal với tỷ lệ các chất sinh năng lượng P:L:G là 19:22:59 đáp ứng theo mức độ lao động thực tế và NCDDKN.

- Việc can thiệp bữa ăn ca kết hợp truyền thông phát tờ rơi, thực đơn mẫu đã góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của công nhân. Sau 3 tháng can thiệp cân nặng trung bình của nhóm công nhân là 50,98kg, tăng hơn so với cân nặng trung bình trước can thiệp 0,63kg (p<0,01). Sự thay đổi chỉ số BMI sau can thiệp cao hơn BMI trước can thiệp là 0,25kg/m2 (p <0,01.) Sau can thiệp, tỷ lệ đối tượng thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân béo phì giảm rõ rệt so với trước can thiệp với tỷ lệ trước – sau can thiệp lần lượt là 9,9% và 6,6%; 7,4% và 6,3% (p<0,05).Hàm lượng hemoglobin trung bình sau can thiệp là 131,6  ± 12,1 g/L, tăng 2,88 ± 3,2 g/L so với trước can thiệp là 128,7  ± 12,8 g/L (p<0,01).Sau can thiệp, tỷ lệ công nhân bị thiếu máu giảm rõ rệt, từ 19,7% trước can thiệp giảm xuống còn 9,8%, đặc biệt ở nữ công nhân (p<0,05).

- Can thiệp có xu hướng cải thiện năng suất lao động tăng cả về số lượng (tăng 7,9%) và chất lượng sản phẩm (tăng 6,8%), thời gian làm việc cũng như thời gian tăng ca đều tăng lên tương ứng 3,3%, đồng thời thời gian nghỉ ốm giảm 3,3%.

III. KHUYẾN NGHỊ

1. Đối với doanh nghiệp:

- Các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng bữa ăn ca cho NLĐ đảm bảo khẩu phần đủ và cân đối dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho từng đối tượng người lao động.

- Cần có định mức suất ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và mức hoạt động thể lực của công nhân.

- Có thể nhân rộng áp dụng thực đơn can thiệp đối với các doanh nghiệp dệt may khác. Tuy nhiên cần lưu ý việc tập huấn, truyền thông tới NLĐ về kiến thức dinh dưỡng hợp lý để họ có thể tự tính toán, ước lượng khẩu phần suất ăn còn lại khác trong ngày cho phù hợp với nhu cầu năng lượng của mỗi cá nhân.

2. Đối với tổ chức công đoàn:

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chế độ chính sách đối với người lao động, chính sách BHXH trong các doanh nghiệp. Khi xây dựng thỏa ước lao động tập thể, cần có nội dung cụ thể qui định việc tổ chức thực hiện bữa ăn ca công nhân tại KCN – KCX đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và ATVSTP.

3. Đối với cơ quan chức năng:

Ban hành qui định về việc doanh nghiệp phải tổ chức bữa ăn giữa ca cho công nhân cũng như qui định về giá trị dinh dưỡng, mức giá đối với mỗi suất ăn. Thử nghiệm và triển khai áp dụng các định mức khẩu phần theo 3 mức lao động (nặng, trung bình, nhẹ) vào thực đơn trong bữa ăn cho công nhân ở các KCN – KCX.

IV. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu là bằng chứng khoa học, là cơ sở cho các chương trình cải thiện khẩu phần, tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, nâng cao năng suất cho người lao động dệt may nói riêng và NLĐ nói chung. Kết quả nghiên cứu này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp có cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp hỗ trợ, can thiệp khẩu phần cho các đối tượng người lao động khác trong thời gian tới.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

PGS.TS. Lê Bạch Mai

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

TS. Đỗ Thị Phương Hà

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

Nguyễn Thị Lan Hương


DISERTATION OF DOCTOR OF PHILOSOPHY

 

Full name of PhD candidate: NGUYEN THI LAN HUONG

Title of the dissertation: “Worker’s meals at some textile companies of the Northern region and improved efficiency in a factory in Hai Duong city”

Major: Nutrition                ID Code: 9720401

Academic advisors: Assoc.Prof. Dr. Le Bach Mai (National Institute of Nutrition), PhD. Dr. Do Thi Phuong Ha (National Institute of Nutrition)

Training Institution: National Institute of Nutrition

I. CONTENT

     INTRODUCTION

Improper eating is considered an occupational health risk. Shift work has become popular among workers in factories, industrial parks and export processing zones. Meal quality are related to nutritional status, health and labor productivity.

Textile is one of the key economic sectors of Vietnam, characterized by long working hours, short breaks in between shifts, and the majority of the workforce is female of reproductive age. An unhealthy diet leads to many health risks including chronic energy deficiency (CED) and anemia. However, there are very few intervention studies on worker's meal rations conducted in Vietnam.

The study of intervention solutions to improve nutritional status, anemia in textile workers is very necessary. Therefore, we conducted a study on the status of workers' meals at a number of textile companies in the North and conducted an intervention on shift meal rations at a textile factory in Hai Duong city

Research objectives: 1. Description of the current situation of shift meal rations of workers at 12 textile companies in 5 Northern provinces. 2. Evaluating the effectiveness of shift meal intervention at a textile factory in Hai Duong city on workers' diets, nutritional status, anemia and labor productivity.

SUBJECTS AND RESEARCH METHOD: Research on 2 phases

- Phase 1: Cross-sectional descriptive study on 959 workers 19-60 years old belonging to 5 Northern databases including Hai Duong, Hai Phong, Bac Ninh, Thai Nguyen, Vinh Phuc.

- Phase 2: The intervention before – after study on 89 workers at a textile factory in Hai Duong city

II. RESULTS AND CONCLUSIONS

1. Evaluation of meal rations for workers at 12 textile and garment companies in 5 northern provinces

Energy and nutrition contents of both the supplied meals and the actual worker' meals are not enough to meet the recommended needs.

2. Effect of meal rations intervention in a textile factory in Hai Duong city

- Intervention menu was applied with energy of 968 kcal and the ratio of P:L:G of 19:22:59 to meet recommended dietary allowances.

- Intervention in shift meals combined with communication to distribute leaflets and sample menus has contributed to improving the nutritional status and anemia of workers. After 3 months of intervention, the average weight of the group of workers was 50.98kg, which was 0.63kg higher than the average weight before the intervention (p<0.01). The change in BMI after the intervention was 0.25kg/m2 higher than the pre-intervention BMI (p < 0.01.) After the intervention, the percentage of subjects with CED and overweight and obesity decreased significantly. compared with before the intervention with the rate before - after the intervention was 9.9% and 6.6% respectively; 7.4% and 6.3% (p<0.05). The average hemoglobin content after the intervention was 131.6 ± 12.1 g/L, an increase of 2.88 ± 3.2 g/L compared to before the intervention was 128.7 ± 12.8 g/L (p<0.01). After the intervention, the percentage of workers with anemia decreased markedly, from 19.7% before the intervention to 9. 8%, especially among female workers (p<0.05).

- Interventions tend to improve labor productivity, both in quantity (up 7.9%) and in product quality (increase by 6.8%), working time as well as overtime increase. equivalent to 3.3%, while sick leave time decreased by 3.3%.

III. RECOMMENDATIONS

For Businesses:

- Enterprises need to pay more attention to the quality of shift meals for employees to ensure adequate and nutritionally balanced diets to meet the energy needs of each employee.

- There should be a norm of meals suitable to the nutritional status and physical activity level of workers.

- It is possible to replicate the application of the intervention menu to other textile enterprises. However, it should be noted that training and communicating to employees about reasonable nutritional knowledge so that they can calculate and estimate the remaining portion of the day's other meals to suit the energy needs of each individual.

For Trade Unions:

- Strengthen the inspection and supervision of policies for employees, social insurance policies in enterprises. When developing a collective labor agreement, it is necessary to have specific content stipulating the organization of meals for workers in the industrial zones and high-tech zones to ensure reasonable nutrition and food safety and hygiene.

For authorities:

- Promulgate regulations on enterprises having to organize shift meals for workers as well as regulations on nutritional value and price for each meal. Experimenting and implementing the application of dietary norms according to 3 levels of labor (heavy, medium, light) to the menu in meals for workers in industrial zones and high-tech zones.

IV. SUMMARY NOVELTY CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Research is scientific evidence, and is the basis for programs to improve diets, nutritional status, anemia, and productivity improvement for textile workers in particular and workers in general. The results of this research can help policy makers and employer give support solutions and dietary interventions for other types of workers in the near future.

ACADEMIC ADVISOR 1


 

Assoc.Prof. Dr. Le Bach Mai

ACADEMIC ADVISOR 2

 


PhD. Dr. Do Thi Phuong Ha

PhD CANDIDATE

 

 

Nguyen Thi Lan Huong

Tải về: