Luận án tiến sĩ của NCS Hồ Thu Mai

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 13767

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU

Họ tên NCS: Hồ Thu Mai

Tên đề tài luận án: "Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt/folic lên tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã huyện Tân lạc tỉnh Hòa Bình".


Chuyên ngành: Dinh dưỡng                                  - Mã số: 62.72.03.03


Người hướng dẫn: GS. TS. Lê Thị Hợp, PGS.TS. Lê Bạch Mai


Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc Gia


PHẦN NỘI DUNG


Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
Thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu thiếu sắt là vấn đề sức khỏe cộng đồng phổ biến ảnh hưởng đến phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ sống ở các vùng khó khăn của Việt Nam. Bổ sung sắt là can thiệp được chứng minh là có hiệu quả, tuy nhiên nếu kết hợp với truyền thông giáo dục dinh dưỡng thì hiệu quả sẽ cao hơn và bền vững hơn.


Nghiên cứu được tiến hành trên phụ nữ tuổi sinh đẻ tại tại huyện Tân Lạc- Hoà Bình với mục tiêu sau:


1. 
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, kiến thức và thực hành về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 3 xã, huyện Tân lạc, Hòa Bình.


2. 
Đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp bằng truyền thông giáo dục tích cực kết hợp bổ sung viên sắt/folic đối với tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ.


Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn được triển khai tại 3 xã của Tân Lạc trong thời gian 12 tháng.

Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 

Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng

  • Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng các tỷ lệ (tỷ lệ CED, tỷ lệ thiếu máu và tỷ lệ kiến thức dinh dưỡng đúng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ) và giá trị trung bình (mức tăng cân và khẩu phần), từ đó chọn 1500 phụ nữ tuổi sinh đẻ ở 3 xã để thu thập các số liệu về nhân trắc, Hb và kiến thức-thực hành về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng và chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp ở giai đoạn 2. Sử dụng công thức ước lượng sự khác biệt về nồng độ cân nặng trung bình, nồng độ Hb và ferritin trước và sau can thiệp, từ đó chọn ra 180 phụ nữ tuổi sinh đẻ (60 người/nhóm) để thu thập các số liệu cho nghiên cứu can thiệp.


  • Các hoạt động can thiệp chính: Bổ sung viên sắt/folic; Truyền thông giáo dục về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng; Sinh hoạt câu lạc bộ phòng chống thiếu máu; Xây dựng nội dung truyền thông đọc trên đài truyền thanh xã; Tập huấn cho cán bộ y tế, cộng tác viên của xã can thiệp; Theo dõi, giám sát; Đánh giá can thiệp.

Các kết quả chính và kết luận:

1. Thực trạng CED, thiếu máu và kiến thức, thực hành về phòng chống thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ 

1.1. Thực trạng CED, thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ 

  • Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5) ở phụ nữ tuổi sinh đẻ còn khá cao (29,2%). Kết quả cũng cho thấy có khoảng 3,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thừa cân-béo phì. Cân nặng trung bình của phụ nữ 20-35 tuổi là 45,5kg và chiều cao trung bình là 153,1cm.

  • Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 20-35 tuổi là 26,7%. Hầu hết các đối tượng bị thiếu máu ở mức độ nhẹ (23,8%). 


1.2. Kiến thức, thực hành về phòng chống thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ

  • Nhìn chung phụ nữ tuổi sinh đẻ (20-35 tuổi) ở 3 xã điều tra còn thiếu kiến thức về phòng chống thiếu máu. Điểm trung bình kiến thức chỉ đạt 7,3/52 điểm và không có đối tượng nào có kiến thức tốt (≥26 điểm) về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng.

  • Điểm trung bình thực hành phòng chống thiếu máu ở những đối tượng đã điều tra chưa cao. Điểm trung bình thực hành chỉ đạt 5,0/11 điểm. Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ có thực hành đúng về phòng chống thiếu máu là 28,9%.


2. Hiệu quả bổ sung viên sắt/folic kết hợp truyền thông giáo dục dinh dưỡng đối với cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ 20-35 tuổi 


  • Bổ sung viên sắt/folic đã cải thiện được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và dự trữ sắt của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở 2 xã can thiệp. Tỷ lệ thiếu máu ở hai nhóm can thiệp giảm xuống còn 3,3% và tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 0% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,01). Dự trữ sắt của đối tượng ở 2 nhóm can thiệp cũng tăng cao hơn so với nhóm chứng (p <0,01).


  • Bổ sung viên sắt/folic kết hợp truyền thông giáo dục về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng có hiệu quả tốt hơn trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng và dự trữ sắt của phụ nữ tuổi sinh đẻ. Sau 12 tháng can thiệp tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ CED giảm 25% ở nhóm uống sắt và TTGD trong khi đó ở nhóm chỉ uống sắt giảm 16,7% và giảm ít nhất là ở nhóm chứng (10%). 


  • Sau dừng can thiệp 3 và 9 tháng (T6 và T12), nồng độ ferritin ở nhóm bổ sung sắt/folic kết hợp truyền thống giáo dục phòng chống thiếu máu dinh dưỡng cao hơn so với nhóm sắt một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,01). 


Kiến nghị:

1. Chương trình dinh dưỡng quốc gia cần tiếp tục hoạt động can thiệp bổ sung viên sắt/folic hoặc viên đa vi chất cho phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai ở những vùng có điều kiện khó khăn, vùng sâu, vùng xa và vùng có nhiều người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó các chương trình cần chú trọng đến hướng dẫn và khuyến khích người dân tăng cường sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng có nguồn gốc động vật và đa dạng hóa bữa ăn bằng nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương.

2. Mô hình truyền thông giáo dục tích cực có sự tham gia của cộng đồng cần được xây dựng thành chương trình quốc gia và nhân rộng ra cộng đồng để nâng cao nhận thức, thực hành trong chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe của nhân dân.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:

1. Nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của mô hình can thiệp kết hợp giữa bổ sung sắt/folic và truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của PNTSĐ tại một số xã nghèo tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

2. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình truyền thông giáo dục thay đổi hành vi sử dụng thực phẩm giàu sắt sẵn có tại địa phương trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của PNTSĐ tại một số xã nghèo tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.  


ABSTRACT

INTRODUCTION

Name of PhD candidate: Ho Thu Mai

Title of dissertation:  "Social marketing and Iron supplementation for muong pregnant women in Hoa Binh"

Specialization: Nutrition                                                     – Code: 62.72.88.01


Supervisors: Prof. Le Thi Hop, MD. PhD, 
Assoc. Prof. Le Bach Mai, MD. PhD


Training institution: National Institute of Nutrition

CONTENT

Study aim and study population: Iron deficiency anemia is a common public health problem affecting women of reproductive age in disadvantaged areas of Vietnam. Iron supplementation has been proven to be an effetive interventiion. However, the efficiency will be higher and more sustainable if rion supplementation is associated with nutrition communication and education.

The research was conducted in 3 communes in Tan Lac district, Hoa Binh province aiming at:

1. To assess nutrition, anemia status and knowledge, practice on anemia protection and control among reproductive age women in three communes, Tan Lac district, Hoa Binh province.

2. To assess effectiveness of intervention model by nutrition communication and education associate with iron supplementation on nutrition and anemia situation of reproductive age women.

Methodology: The research was divided in 2 phases and conducted in 3communes of Tan Lac in 12 months

Phase 1: Cross-sectional descriptive study

Phase 2: Community-based controlled intervention study.

  • Using the sample formula to estimate percentage (prevalence of CED, anemia and KAP on anemia), the study has recruited 1500 reproductive age women in the 3 communes to collect data. Using the sample formula to estimate the difference of the prevalence for Weight, Hb and ferritin concentration before and after intervention, the study has recruited 180 reproductive age women (60 person/commune) to collect data for phase 2.  


  • Main intervention activities: Iron supplementation; Communication and education on IDA prevention activities; Development of IEC materials; Training for health staffs, nutrition workers; Monitoring and Supervision; Evaluation;

 

Major findings and conclusions:

1. Actual situation of CED, anemia and knowledge, practice on the prevention of anemia in women of childbearing age

1.1. Actual situation of  CED and anemia in women of childbearing age   

  • The prevalence of CED in women of childbearing age was relatively high (29.2%). There were 3.6% over weight women of childbearing age. The average weight of the subjects was 45.5 kg and the average height was 153.1 cm. 

  • The prevalence of anemia in women of reproductive age (20-35 years old) in 3 communes is still high (26.7%). However, most subjects is mild anemia (23.8%).


1.2. Knowledge, practice on anemia prevention of reproductive age women

  • In general, women of childbearing age (20-35 years old) in 3 communes were lack of knowledge about prevention of anemia. Average knowledge score was 7.3 ± 4.3 over 52 points and no subject had good knowledge (≥ 26 points) on the prevention of nutritional anemia.

  • Average practice score on prevention of anemia in subjects was relatively low. Average practice score was 5.0 ± 1.1 over 11 points. The proportion of women of childbearing age have good practice on prevention of anemia was 28.9%.


2. Effect of Iron supplementation associated with nutritional communication and education on improvement of nutrition and anemia situation among reproductive age women 20-35 years old

  • Daily iron supplementation improved IDA status due to iron deficiency and iron storage of reproductive age women in both interventional groups. The prevalence of anemia in the two interventional groups reduced to 3.3% and the proportion of iron deficiency anemia was 0%  which significantly lower compared with control group (p <0.01). Iron storage of women in the two interventional groups were also significantly higher than that in the control group (p <0.01).

  • Daily iron supplementation  associated with communication and education on prevention of anemia gave a better effectiveness in improving nutritional status and iron stores of subjects. After 12 months of intervention, the nutritional status of reproductive women has significantly improved. CED proportion  decreased by 25% in TTGD+Fe group while in the Iron group this proportion reduced 16.7% and the reduction of the CED proportion in the control group was 10%.

  • After stopping  iron supplementation 3 months and 9 months (T6 and T12), the concentration of serum ferritin in TTGD+Fe group was significantly higher than the Iron group (p<0.01).


Recommendations:

  • National nutrition program should continue iron/folate or multi micronutrients supplementation program for women of childbearing age and pregnant women in areas with difficult conditions, remote and ethnic minority groups. Besides that, the program should focus on guidance and encouragement to people to increase the use of animal foods and diversification of meals by using local foods.

  • Model of active communication and education with the participation of the community should be built into national programs and expand to the community to increase an awareness and practice in nutrition and health care of the people.


CONTRIBUTION OF THE DISSERTATION:

1. The research has proven the effectiveness of the intervention model by combination iron /folic supplementation with nutritional communication and education to improve  nutritional status and anemia of reproductive age women in some poor commune in Tan Lac district,Hoa Binh.

2. The research has developped a model of nutrition communication and education to change behavior in using locally available iron-rich foods in improving nutritional status and anemia of reproductive age women in some poor commune in Tan Lac district, Hoa Binh province.  


Download Luận án (Toàn văn) và Luận án (Tóm tắt) theo đường links sau:

Luận án (Toàn văn)

Luận án (Tóm tắt)