Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Lân

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 12911

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

 

PHẦN MỞ ĐẦU

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Lân 

Tên đề tài luận án: “Ảnh hưởng của sữa bổ sung pre-probiotic lên tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn & hệ vi khuẩn chí đường ruột ở trẻ 6-12 tháng tuổi  tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.”

Chuyên ngành: Dinh dưỡng             Mã số: 62.72.03.03

Hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Gia Khánh, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng quốc gia

PHẦN NỘI DUNG

Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

1. Mô tả thực trạng NCBSM, thực hành ăn bổ sung,  tình hình nuôi dưỡng và bệnh tật của trẻ từ 5-6 tháng tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của sữa bổ sung prebiotic và synbiotic (probiotic kết hợp với prebiotic) đến tình trạng dinh dưỡng, tình trạng nhiễm khuẩn và hệ vi khuẩn chí đường ruột ở trẻ từ 6-12 tháng tuổi trong 6 tháng can thiệp.

Nghiên cứu được tiến hành trên trẻ 6-12 tháng tuổi tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu:

  • Cân đo nhân trắc:

+ Đo cân nặng của trẻ bằng cân SECA (độ chính xác 0,1kg).

+ Đo chiều dài nằm của trẻ bằng thước gỗ UNICEF với độ chính xác 0,1 cm.

  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ: theo khuyến nghị của WHO cho các chỉ tiêu cân nặng/tuổi (WAZ), chiều dài nằm/tuổi (HAZ), cân nặng/chiều dài nằm (WHZ).
  • Phỏng vấn bà mẹ theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn: để thu thập các số liệu về thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, NCBSM, ăn bổ sung, tình hình bệnh tật của trẻ. Tiêu chí đánh giá về kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung theo WHO (2007).
  • Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp, ngẫu nhiên có đối chứng, mù kép: để đánh giá mức độ ảnh hưởng của sữa bổ sung prebiotic và synbiotic với 2 liều lượng khác nhau của prebiotic cho trẻ 6-12 tháng tuổi theo 4 nhóm nghiên cứu.
  • Theo dõi tình hình bệnh tật, thông tin về quá trình uống sữa của trẻ bằng bộ phiếu theo dõi được thiết kế sẵn.
  • Phân tích thành phần và số lượng vi khuẩn trong phân của trẻ bằng phương pháp qPCR.

Kết quả chính và kết luận

1. Về thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung, tỷ lệ bệnh nhiễm trùng tại địa bàn nghiên cứu:

Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung tại địa phương nghiên cứu còn chưa hợp lí: 15,2% bà mẹ cho con bú sau 24h; hơn 50% bà mẹ cho trẻ ăn/uống các thức ăn khác trước khi cho bú lần đầu; gần 90% trẻ bắt đầu ăn bổ sung dưới 4 tháng tuổi; 0,69% từ 5-6 tháng tuổi, tuổi trung bình trẻ bắt đầu ăn bổ sung là 3,4 tháng; lí do chủ yếu trẻ được cho ăn bổ sung sớm là do mẹ bận công việc (54,9%),  mẹ không đủ sữa (16,9%); thực phẩm  phổ biến cho trẻ ăn bổ sung là các loại bột gạo, bột ăn liền (70,34%), các loại thịt, cá, trứng chỉ chiếm  (32,76%). Thực hành chăm sóc trẻ chưa phù hợp, tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn còn cao: vẫn còn 5,3% bà mẹ cho bú ít hơn khi con họ bị ốm. Tỷ lệ tiêu chảy và ARI tương ứng là 21,7% và 27,6%.

2. Về hiệu quả của sữa bổ sung prebiotic hoặc synbiotic lên tăng trưởng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hô hấp và hệ vi khuẩn chí đường ruột:

2.1. Ảnh hưởng đến tăng trưởng ở trẻ:

Sau 6 tháng can thiệp, mức tăng cân nặng của trẻ ở nhóm prebiotic và nhóm synbiotic 1 có mức tăng cân cao hơn hẳn so với nhóm chứng (2,6kg; 2,4kg so với 2,2 kg) (p<0,05). Trẻ ở nhóm synbiotic1 có mức tăng chiều dài nằm cao hơn hẳn so với nhóm chứng (p<0,05) sau 6 tháng can thiệp. Chỉ số  Z-Score về cân nặng theo tuổi (WAZ), chiều cao theo tuổi (HAZ), cân nặng theo chiều dài  nằm (WHZ) không có sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu (p>0,05).

2.2. Ảnh hưởng đến nhiễm khuẩn tiêu hóa và hô hấp ở trẻ:

Sữa bổ sung prebiotic hoặc synbiotic cho trẻ đang bú mẹ trong thời gian 6 tháng chưa có tác dụng rõ rệt lên phần lớn các triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp. Tỷ lệ đầy hơi ở nhóm prebiotic và synbiotic 2 thấp hơn rõ rệt so với nhóm chứng (1,7%; 9,1% so với 23,6%) (p<0,05), số lần trẻ đi phân cứng thấp hơn rõ rệt ở nhóm synbiotic 1 so với các nhóm chứng, nhóm prebiotic và nhóm synbiotic 2 (0 so với 1 và 0; 0) (p<0,01).

2.3. Ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn chí đường ruột ở trẻ:

Sữa bổ sung synbiotic có xu hướng làm tăng số lượng, tỷ lệ một số vi khuẩn có lợi như Lactobacilli, (đối với Bifidobacteria thì xu hướng này chưa thực sự bền vững), đồng thời làm giảm tổng số vi khuẩn, số lượng, tỷ lệ một số vi khuẩn có hại như BacteroidesE.coli. Sau 6 tháng tỷ lệ mẫu phân có BB12 và số lượng BB12 trong phân của trẻ uống sữa bổ sung synbiotic cao hơn hẳn so với cả 2 nhóm kia (43,8% và 66,7%, so với 0%) và (1,47.107 và 1,85.107 so với 0) (p<0,05). Nhóm synbiotic 1 là nhóm có một vài ưu thế hơn đối với hệ vi khuẩn chí, tuy có lúc chưa thực sự ổn định.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

1. Thử nghiệm hướng can thiệp mới trong giảm thiểu nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp bên cạnh các giải pháp can thiệp dinh dưỡng khác góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam.

2. Đánh giá được ảnh hưởng của prebiotic và synbiotic (CRL341/BB12 kết hợp với prebiotic GOS/FOS với các liều lượng khác nhau) lên tăng trưởng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hô hấp và lên hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ 6-12 tháng tuổi đang bú mẹ ở Việt Nam

3. Kết quả nghiên cứu cho thấy B. lactis BB12 được bổ sung có khả năng sống và  phát triển ổn định trong đường ruột trẻ em Việt nam trong 6 tháng nghiên cứu.

Giáo viên hướng dẫn 1

 

 

GS.TS. Nguyễn Gia Khánh

Giáo viên hướng dẫn 2

 

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm

Nghiên cứu sinh

 

 

Nguyễn Lân


STUDY ABSTRACT

 

INTRODUCTION

Name of Author: Nguyen Lan       

Study title: “Effect of formula with pre-probiotic supplementation on nutritional status, infections and gastrointestinal microflora in children 6-12 months of age in Pho Yen district, Thai Nguyen province.”

Specification: Nutrition       Code: 62.72.03.03

Scientific instructors: Prof. PhD.Nguyen Gia Khanh, Ass. Prof. Nguyen Thi Lam

Traning institution: National institute of Nutrition, Viet Nam

CONTENT

Study Objectives and study subjects

Specific objectives:

1. To describe the breastfeeding situation, complementary feeding practices, feeding situation and morbidity of children aged from 5-6 months in Pho Yen district, Thai Nguyen province.

2. To assess the effect of formula milk supplemented with prebiotic or with synbiotic on nutritional status, infections and on gastrointestinal microflora in children 6-12 months of age during the 6 months intervention.

Study was carried on children of 6-12 months of age in Pho Yen district, Thai Nguyen province

Study methodology

Anthropometry:

  • Monthly measuring weight of children by using SECA scale (a precision of 0.1 kg
  • Montly measure the length of children by using UNICEF wooden rod with a precision of 0.1 cm.
  •  Assesement of nutritional status of children under 5 of age is based on WHO classification:weight for age(WAZ), height for age (HAZ), weight for height (WHZ).
  • Undernutriton when WAZ, HAZ, WHZ < -2 SD.Interviewing mothers by using pre-designed questionairea double-blind placebo controlled study to collect data on care practices and feeding, breastfeeding, complemetary feeding, diseases 2 weeks prior to study.
  • Criteria for assessment of knowledge, breastfeeding, complementary feeding practice by WHO (2007) conducted to assess the effect of formula with prebiotic or synbiotic of 2 different doses of prebiotic in 4 children study groups.
  • Follow the diseases, symptoms and milk consumption by using pre-designed questionaire:
  • Analyse composition, number of bacteria in feces of children by using qPCR method:

Main findings and conclusion

1. Breastfeeding, complementary feeding and infections in studied location:

Breastfeeding practice and complementary feeding are inappropriate in studied location: 15.2% are breastfed after 24 hours after birth; more than 50% of mothers give different foods to children before first breastfeeding; nearly 90% of children are introduced to complementary foods under 4 months of age, and 0.7% within 5-6 months of age. Average age of children  to introduction of complementary foods are 3.4 months. The main reasons for early introduction to complementary feeding are: mother is busy (54.9%), mothers do not have enough breastmilk (16.9%), the common foods used for children are rice flour, commercial flour (70.3%), meat, fish, eggs (32.8%).  Child care practices are inappropriate in study location, the prevalence of infectious disease remains high: 5.3% of mothers breastfeed less when child got sick. The prevalence of diarrhea and ARI  within two weeks before the study was 21.7% and 27.6% respectively

2. Effect of formula with prebiotic and synbiotic on growth, gastrointestinal and respiratory infection and gastrointestinal microflora:

2.1. Growth of children:

- After 6 months intervention, Children in  prebiotic and synbiotic 1 have significantly higher weight gain compared to control group (2,6kg; 2,4kg vs 2,2 kg) (p<0,05). Children in synbiotic 1 have significantly higher height increment compared to control after 6 month intervention (p <0.05). Z-Score of weight for age (WAZ), height for age (HAZ), weight for length (WHZ) have no differences between study groups (p> 0.05).

2.2. Gastrointestinal and respiratory infections in children

Formula with prebiotic or synbiotic supplementation for breastfed children during 6 month intervention has no significant effect on the majority of symptoms of gastrointestinal and respiratory infection. The prevalence of flatulence in prebiotic and synbiotic 2 group are significantly lower compared to control group (1.7%, 9.1% vs 23.6%) (p <0.05), number of hard stools is significantly lower  in a synbiotic 1 group compared to the control, prebiotic and synbiotic  2 group  (0 vs 1 and 0, 0) (p <0.01).

2.3. Gastrointestinal microflora in children

Formula with prebiotic or synbiotic supplementation for breastfed children tends to increase the quantity and the ratio of beneficial bacteria Lactobacilli & Bifidobacteria to total  bacteria (for Bifidobacteria, the trend is not sustained), while reducing the number of total bacteria, number and ratio of some harmful bacteria total bacteria  such as Bacteroides and E. coli. Particularly, after 6 months intervention, the proportion of children with BB12 (+) and number of BB12 in synbiotic supplemented children group are significantly higher compared to 2 other  groups (43.8% and 66.7% vs 0%) and (1,47.107 and 1,85.107 vs 0) (p <0.05). Synbiotic 1 show a few more advantages to intestinal bacteria flora systems, although there was not really stable.

Practical implications and new contributions of the thesis

1. Testing new intervention approach in reducing gastro-intestinal and respiratory infections besides other nutrition interventions to improve the nutritional status of children in Vietnam.

2. The effects of prebiotic and synbiotic with 2 different doses of prebiotic on growth, gastrointestinal and respiratory infections and on gastro-intestinal microflora in  children of 6 - 12 months in Vietnam have been assessed

3. Research results show that supplemented B. lactis BB12 is able to survive and thrive in the gastro-intestinal tract in Vietnamese children during the 6-month intervention.

Scientific instructor 1

 

Prof. PhD. Nguyen Gia Khanh

Scientific instructors 2

 

Ass. PhD. Nguyen Thi Lam

Author

 

Nguyen Lan


Download Luận án (Toàn văn) và Luận án (Tóm tắt) theo đường links sau:

Luận án (Toàn văn)

Luận án (Tóm tắt)