TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
PHẦN
MỞ ĐẦU:
- Họ tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Hà
- Tên đề tài luận án: Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ
SDD thấp còi 6-36 tháng tuổi tại Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh
- Chuyên ngành: Dinh dưỡng cộng đồng - Mã số: 62.72.88.01
- Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, PGS.TS. Phạm Văn Hoan
- Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc Gia
PHẦN
NỘI DUNG
Mục đích và đối tượng nghiên cứu: Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi,
thiếu vi chất dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng ở trẻ em là những vấn đề có ý
nghĩa sức khoẻ cộng đồng đáng quan tâm ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam,
SDD thấp còi giảm đáng kể từ 59,7% năm 1985 xuống 33% năm 2006, nhưng vẫn là
mức cao theo phân loại của WHO. Tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng (thiếu máu, thiếu vitamin A và thiếu kẽm,..) vẫn là
vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng.
Nghiên cứu được tiến hành trên trẻ 6-36
tháng tuổi bị SDD thấp còi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với các mục tiêu
sau:
1. Đánh giá sự thay đổi các chỉ số nhân trắc ở trẻ 6-36 tháng tuổi bị SDD
thấp còi thông qua bổ sung kẽm và sprinkles sau 6 can thiệp (T6) và
6 tháng sau khi kết thúc can thiệp (T12).
2. Đánh giá sự thay đổi các chỉ số Hb máu, vitamin A và kẽm huyết thanh ở
trẻ 6-36 tháng tuổi bị SDD thấp còi thông qua bổ sung kẽm và sprinkles sau 6 tháng
can thiệp (T6) và hiệu quả trên chỉ số Hb 6 tháng sau khi kết thúc
can thiệp (T12).
3. So sánh hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đối với bệnh tiêu chảy và
nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em 6 đến 36 tháng tuổi bị SDD thấp còi sau 6 tháng can
thiệp (T6).
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng
đồng có nhóm đối chứng và đánh giá trước – sau, được tiến hành tại 6 xã của
Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 10/2010.
Sử dụng phương pháp tính cỡ mẫu ước lượng sự khác biệt trước và sau can thiệp
với các chỉ số nhân trắc, sinh hóa và bệnh tật tính được 450-500 trẻ SDD thấp
còi đưa vào can thiệp. Điều tra sàng lọc toàn bộ trẻ 6-36 tháng tuổi của 6 xã,
chọn được 448 trẻ SDD thấp còi đủ điều kiện phân vào 3 nhóm: nhóm chứng gồm 146
trẻ (không được can thiệp), nhóm kẽm gồm 141 trẻ được bổ sung 2 viên kẽm
gluconate 70mg (10mg kẽm nguyên tố/viên) x 25 tuần và nhóm sprinkles gồm 161
trẻ được bổ sung 5 gói sprinkles đa vi chất/tuần trong 25 tuần. Toàn bộ trẻ được
theo dõi và đánh giá các chỉ số nhân trắc, chỉ số Hb, retinol và kẽm huyết
thanh tại thời điểm điều tra ban đầu (T0), sau 6 tháng can thiệp (T6).
Riêng chỉ số nhân trắc và Hb được đánh giá thêm 1 lần 6 tháng sau khi ngừng can thiệp (T12).
Các dấu hiệu bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cũng được theo dõi và ghi
chép trong 6 tháng can thiệp (T0-T6).
Các kết quả chính và kết luận:
Trong 6 tháng can thiệp, bổ
sung kẽm và sprinkles đa vi chất đã có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện
các chỉ số nhân trắc. Nhóm kẽm và
sprinkles tăng chiều cao (+4,93 và +4,89cm)
và cân nặng (+1,27 và +1,33kg) tương đương nhau, và tăng nhiều hơn ý nghĩa
(p<0,05) so với nhóm chứng (+4,56cm và +0,97kg). Tỷ lệ SDD thấp còi
cũng giảm nhiều hơn ý nghĩa (p<0,01) ở 2 nhóm can thiệp so với nhóm chứng. 6
tháng sau khi ngừng can thiệp, nhóm
sprinkles vẫn có duy trì tốc độ tăng chiều cao, cân nặng, Z-score CN/CC và nhóm kẽm cũng duy trì mức tăng chiều cao,
Z-score CC/T tốt hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,05). Tốc độ giảm SDD
thấp còi trở lại tương đồng giữa 3 nhóm (p>0,05).
Bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất
đã có hiệu quả tích cực trên một số chỉ số sinh hóa. Trong 6 tháng can thiệp,
nồng độ Hb ở nhóm sprinkles tăng cao hơn có ý nghĩa (p<0,01) và tỷ lệ thiếu
máu giảm nhiều nhất và có ý nghĩa (giảm 23,2%, p<0,01) so với nhóm chứng và
nhóm kẽm. Mức tăng nồng độ Hb và giảm tỷ lệ
thiếu máu 6 tháng sau khi ngừng can thiệp tương đương nhau ở 3 nhóm can thiệp.
Kết thúc can thiệp (T6), nồng độ retinol huyết thanh tăng không đáng
kể so với trước can thiệp, và không khác biệt giữa 3 nhóm nghiên cứu về mức
giảm thiếu vitamin A (p>0,05). Nồng
độ kẽm tăng nhiều hơn và tỷ lệ thiếu kẽm giảm có ý nghĩa ở nhóm kẽm và nhóm sprinkles so với nhóm chứng
(p<0,01) tại thời điểm kết thúc can thiệp.
Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles tương đương nhau (p>0,05) và có tác dụng làm
giảm rõ rệt số ngày mắc bệnh trung bình, giảm tỷ lệ mắc bệnh trên 2 lần so với
nhóm chứng (p<0,05). Bổ sung kẽm cũng có tác dụng rõ rệt làm giảm số ngày,
số lần mắc bệnh và tỷ lệ NKHH kéo dài so với nhóm chứng (p<0,01). Nhóm bổ
sung sprinkles cũng có xu hướng giảm tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê so với nhóm chứng.
Khuyến nghị: Có thể áp dụng bổ sung kẽm và
sprinkles đa vi chất để phòng chống SDD thấp còi, thiếu vi chất và phòng chống
bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em. Những nghiên cứu sâu hơn về liều lượng cũng như thời
gian can thiệp tối ưu cần được hoàn thiện nhằm đưa ra phác đồ bổ sung vi chất phù
hợp cho trẻ em.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN:
1. Can thiệp vi chất cho trẻ SDD thấp còi: Chương trình quốc gia Phòng chống
SDD trẻ em giai đoạn 2001-2010 và các dự án can thiệp khác trong giai đoạn vừa
qua chủ yếu tập trung vào SDD thể nhẹ cân, ít giải pháp cho SDD thấp còi. Chính
vì vậy, kết quả nghiên cứu bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên đối tượng
SDD thấp còi là bằng chứng khoa học
có thể áp dụng cho chương trình phòng chống SDD thấp còi trong giai đoạn tới,
góp phần nâng cao thể chất người Việt Nam.
2. Bổ sung đa vi chất dưới dạng sprinkles: Can thiệp đã bổ sung đa vi chất dưới
dạng sprinkles, là một phương pháp can thiệp mới ở Việt Nam. Với ưu điểm dễ sử
dụng tại hộ gia đình, dễ vận chuyển, giá thành hợp lý và hiệu quả can thiệp
tốt, có thể nhân rộng can thiệp trên quy mô lớn hơn, giúp cải thiện tình trạng
SDD, thiếu vi chất và phòng chống bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ.
3. Đánh giá khả năng duy trì hiệu
quả can thiệp 6 tháng sau khi ngừng can thiệp: Nghiên cứu này đã theo dõi thêm 6 tháng sau khi
ngừng can thiệp (trên chỉ số nhân trắc và Hb), là một điểm mạnh của luận án
nhằm đánh giá khả năng duy trì hiệu quả can thiệp trên trẻ SDD thấp còi.
ABSTRACT
INTRODUCTION:
- Name of PhD candidate: Nguyen Thanh
Ha
- Title of dissertation: Effect
of Zinc and multi micronutrient Sprinkle suplementation on stunted children
6-36 month of age in Gia Binh district – Bac Ninh
- Specialization: Community Nutrion - Code: 62.72.88.01
- Supervisors: Ass.Prof.Nguyễn Xuân Ninh, MD., PhD; Ass.Prof.Pham Van Hoan,
MD., PhD
- Training Institution: National Institute of Nutrition
CONTENT
Study aim and study population: Stunting,
micro-malnutrition and infectious diseases in children are still major public
health concerns in developing countries. In Vietnam, stunting rate though has
reduced from 59,7% in 1985 to 33% in 2006, it is still at high level according
to WHO criteria. Micro malnutrition (iron deficiency anemia, vitamin A deficiency and zinc
deficiency, etc.) are significant community health issues.
A control intervention was implemented in
6-36 month stunted children in Gia Binh District, Bac Ninh province. The
objectives of the intervention were:
1. To
evaluate the effects of Zinc and multi-micronutrient sprinkles suplemetation
after 6 months of intervention (T6) and
6 months after withdrawal of intervention on anthropometric indicators of 6-36
month stunted children (T12).
2. To
evaluate the effectiveness of Zinc and multi-micronutrient sprinkles suplemetation
after 6 months of intervention (T6) on Hb, serum retinol & Zn concentration and 6 months after finishing of
initervention Hb concentration.
3. To compare the effect of Zinc
supplementation and multi-micronutrient sprinkles suplemetation after 6 months
of intervention (T6) on diarrhhoea and respiratory diseases.
Methods:
A
control intervention was implemented in 448 stunted children aged 6-36 months
in Gia Binh district, Bac Ninh province from August, 2007 to December, 2010.
Sample size was 450- 500 stunted children and estimated by differences before
and after intervention on anthropometric, serum vitamin A and Zinc
concentrations and diseases indicators. Study population were divided into 3
groups, namely: control group including 146 children (without intervention),
Zinc group of 141 children who received 2 zinc gluconate tablets (Zn
10mg/tablet) per week within 25 weeks and sprinkles group with 161 children who
received 5 packs of multi-micronutrient within 25 weeks. Data of micronutrient indicators (blood Hb,
serum retinol & Zn) at the beginning
(T0) and the end (T6) of the intervention were analyzed, anthropometric and Hb
measures was evaluated one more time at T12 (6 months after the intervention had
been withdrawn). The symptoms of diarrhhoea and respiratory diseases
were monitored and recorded within 6 months of
intervention.
Major finding and conclusions:
After 6 months of intervention, Zinc
and multi- micronutrient sprinkles significantly improved anthropometric
indicators compared to control group (p<0.05) Similar increases in weight
and height were observed in children in both zinc group and sprinkle group.
While mean weight in zinc and multi nutrient sprinkles group increaesd by
1.27kg and 1.33kg, respectively and mean height of these two groups increased
by 4.93 cm and 4.89cm, respectively, these increases in control group were only
0.97kg and 4.56cm.
Both
zinc and sprinkle groups experienced a significant decline in stunting
rate compared to control group (p<0,001). After 6 months since the
withdrawal of the intervention, weight and height, W/H Z-score in sprinkles
group and height, H/A Z-score in Zinc group increased significantly
(p<0,05) compare to Control group. Stunting rate reduced by similar amounts
in 3 intervention groups at this time.
After
of intervention, Hb concentration in sprinkles group increased significantly
(p<0.01) and anemia rate reduced significantly (-22.3%, p<0.01) compared
to this in Zinc and control groups. The level of increase in Hb concentration
and of the level of decline in anemia at 6 month after withdrawal of
intervention were similar in 3 groups (p>0.05). No significant improvement
in serum retinol and vitamin A deficiency rate was observed. Both zinc and
sprinkle group experienced a significant decline in the Serum zinc
concentration and Zinc deficiency rate (p<0.01).
The effects of Zinc and
multi-micronutrient sprinkles supplementation on diseases were similar. They
reduced time with illnesses (in days) and the rate of children suffering from
the diarrhoeal and respiratory diseases in these two groups by more than 2
times within 6 months compared to those in the control group. Zinc
supplementation also had significant effect on respiratory diseases (the
morbidity period (in days) and the rate of children with diarrhoea were 2 times
lower compared to those in control group (p<0.01). Multi-micronutrient also
showed good effect on respiratory diseases however, this effect was not significant.
Recommendations:
Zinc and Multi-micronutrient
suplementation should be applied to control stunting, micro-malnutrition and
infectious diseases in stunted children. Further studies are recommended to identify
suitable dose and intervention period (time frame) for an effective
intervention and for sustaining intervention effects as well.
CONTRIBUTION OF THE
DISSERTATION
1. Micronutrient supplementation for
stunting children:
The Strategies of National Program on Malnutrition Control (2001-2010) and
other interventions were focus on underweight children, very few focus on stunted
children. Therefore, the dissertation’s findings regarding effect of zinc and
sprinkles supplementation on stunted children can be used as evidence for the
coming intervention program against stunting at national scale, which is
expected to improve physical health of Vietnamese people.
2. Using sprinkles as multi
micronutrient supplement: This is a new intervention approach in Vietnam. As its advantages
include being easy for use by families, being easy for transportation,
reasonable cost and high intervention effect, this approach can be scaled up in
order to improve children’s nutritional status, control malnutrition and micro
nutrient deficiency, and prevent infectious diseases in children.
3. Sustainability of the intervention
effects within 6 months after the intervention is withdrawn: indicators including
anthropometric and Hb measures were continued to be monitored for 6 months
after the intervention had been withdrawn, which is a strength of this study in
assessing the sustatinability of the intervention effects on stunted
children.
Download Luận án (Toàn văn) và Luận án (Tóm tắt) theo các liên kết đường
sau:
Luận án (Toàn văn)
Luận án (Summary)