Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Tú Anh

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 15209

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Trang thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lí luận của luận án

A- PHẦN MỞ ĐẦU

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Tú Anh

Tên đề tài luận án: “Hiệu quả sử dụng mỳ ăn liền từ bột mỳ  tăng cường vi chất ở nữ công nhân bị thiếu máu tại khu công nghiệp nhẹ của tỉnh Vĩnh Phúc”

Chuyên ngành: Dinh dưỡng            Mã số: 62-72-03-03

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, TS. Phạm Thúy Hòa

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng

B- PHẦN NỘI DUNG

Tính cần thiết: Tăng cường vi chất vào bột mỳ là biện pháp có hiệu quả cao, chi phí thấp trong phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm, folic…). Gần 100 nước trên thế giới đã tiến hành tăng cường vi chất vào bột mỳ, trong đó 50 nước đưa ra chính sách tăng cường bắt buộc. Tại Việt Nam, theo tính toán của chuyên gia ADB, tăng cường vi chất vào bột mỳ ở Việt Nam là biện pháp có nhiều tiềm năng, sẽ mang lại hiệu quả cao: ước tính triển khai trong 5 năm, đạt độ bao phủ 25% dân số, sẽ cứu sống được trên 2000 người bị tử vong do dị dạng ống thần kinh, tai biến sản khoa, mang lại lợi nhuận khoảng 89 triệu USD. Bộ Y Tế năm 2003 đưa ra tiêu chuẩn tăng cường vi chất vào bột mỳ với 5 vi chất (sắt, kẽm, folic, B1, B2). Nghiên cứu hiệu quả sử dụng bột mỳ tăng cường vi chất trên người Việt Nam là cần thiết, nhằm đưa ra chính sách tăng cường vi chất bắt buộc vào bột mỳ ở Việt Nam.  

Mục tiêu: 1) Đánh giá giá trị dinh dưỡng, đặc tính cảm quan của mỳ ăn liền được sản xuất từ bột mỳ tăng cường vi chất. 2) Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu năng lượng trường diễn (CED) ở nữ công nhân tại khu công nghiệp nhẹ tỉnh Vĩnh phúc. 3) Đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm và thiếu acid folic ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ sau khi sử dụng mì ăn liền tăng cường vi chất.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng: công nhân nữ,  18 – 45 tuổi, đang làm việc tại 2 nhà máy Giầy da và nhà máy may Shewwon, tại khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Giai đoạn 1: Sản xuất mỳ ăn liền từ bột mỳ tăng cường 5 loại vi chất theo khuyến nghị của Bộ Y Tế, đánh giá cảm quan, theo dõi hàm lượng vi chất, vi sinh vật của bột mỳ sau phối trộn vi chất, mỳ ăn liền ngay sau sản xuất, sau 3 tháng, sau 6 tháng sản xuất, theo AOAC hoặc Tiêu chuẩn Việt Nam.

Giai đoạn 2: Điều tra đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, khẩu phần ăn của 1696 công nhân 2 nhà máy.

Giai đoạn 3: 148 đối tượng thiếu máu được chia ngẫu nhiên ra 3 nhóm (49-50 đối tượng/nhóm), với các can thiệp khác nhau trong  6 tháng: nhóm chứng FOLIC, đối tượng nhận 2 viên sắt/folic/tuần, nhóm ăn mỳ ăn liền (chứa sắt Electrolytic) hoặc sắt Fumarate, 2 gói/ngày.

Việc giám sát được thực hiện nghiêm túc trong suốt thời gian can thiệp. Các chỉ số nhân trắc (chiều cao, cân nặng, BMI),  vi chất (Hb, Ferritin, Homocystein, kẽm huyết thanh) được tiến hành trước và sau nghiên cứu.


KẾT QUẢ CHÍNH VÀ KẾT LUẬN

1- Bột mỳ tăng cường vi chất có các giá trị dinh dưỡng đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế. Mỳ ăn liền ngay sau sản xuất, sau 3 tháng và 6 tháng sản xuất không bị ô nhiễm vi sinh vật, 4 chỉ số (Protein, Lipid, Fe, Zn) không bị suy giảm trong quá trình chế biến và bảo quản; acid folic bị giảm mạnh sau chế biến, và hầu như còn không đáng kể từ sau 3 tháng bảo quản sản phẩm. Mỳ ăn liền sản xuất từ bột mỳ tăng cường vi chất có điểm cảm quan chung ở mức khá (17,5-17,7 điểm/ điểm 20), được các đối tượng chấp nhận tốt, không có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khi sử dụng sản phẩm.

2-Tỷ lệ công nhân bị CED là 37,6%, trong đó chủ yếu là mức vừa và nhẹ. Tỷ lệ thiếu máu là 21,9% (mức nhẹ 19,1%, vừa và nặng là 3%). Khẩu phần ăn thiếu nhiều chất dinh dưỡng, đạt 50-90% nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, đạm, sắt, folat, vitamin B. Thiếu máu liên quan ý nghĩa với ăn ít đạm động vật, thiếu năng lượng, thiếu sắt và folat khẩu phần.

3- Sử dụng mỳ ăn liền sản xuất từ bột mỳ có tăng cường vi chất trong 6 tháng, làm tăng 6,4-11,7g/L(p<0,01) nồng độ Hb máu, tăng 14,2-18 mcg/dL kẽm thuyết thanh, giảm 60,5-65,9% tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt, giảm 9,1-11,6% tỷ lệ thiếu kẽm ở nữ công nhân thiếu máu. Chưa thấy rõ hiệu quả  cải thiện tình trạng folat.

Bột mỳ tăng cường sắt Fumarate có hiệu quả tốt hơn so với tăng cường sắt Electrolytic trong cải thiện tình trạng sắt, kẽm. Bổ sung viên sắt/folat hàng tuần cải thiện tốt hơn về tính trạng sắt và folate so với hai nhóm ăn bột mỳ, tuy nhiên không hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu kẽm.

KIẾN NGHỊ

Cần tiến hành nghiên cứu về tính ổn định của các vi chất trên các sản phẩm khác nhau được chế biến từ bột mỳ bổ sung vi chất, nhằm đa dạng hoá sản phẩm cho người tiêu dùng, tăng sự lựa chọn cho các đối tượng khác nhau.

Sử dụng bột mỳ tăng cường vi chất đã cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm…ở phụ nữ Việt nam bị thiếu máu. Quốc Hội cần xem xét thông qua các nghị định tăng cường vi chất vào bột mỳ ở Việt Nam. Trong quy chuẩn, nên chọn sắt fumarate, tăng liều acid folic gấp 2 lần quy định năm 2003.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Cung cấp số liệu về nồng độ vi chất, tính ổn định, chỉ số vệ sinh thực phẩm của mỳ ăn liền đạt các tiêu chuẩn quy định theo thời gian bảo quản với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đã chứng minh sử dụng mỳ ăn liền, tăng cường vi chất,  với lượng 100g/ngày trong thời gian 6 tháng, có hiệu quả giảm rõ rệt tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm.

Đưa ra những số liệu về CED, thiếu vi chất dinh dưỡng của công nhân tại các nhà máy công nghiệp hiện nay là rất đáng chú ý, cần có chính sách quan tâm cải thiện tình hình.

Kết quả của nghiên cứu là minh chứng cần thiết để các nhà chính sách tham khảo khi đưa ra chiến lược bổ sung vi chất bắt buộc vào bột mỳ ở Việt Nam, là cơ sở khoa học để tổ chức WHO năm 2009 đưa ra hướng dẫn mới về tăng cường vi chất vào bột mỳ và ngô; để Bộ Y tế đưa ra “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng” năm 2011, trong đó có việc lựa chọn loại vi chất cũng như hàm lượng vi chất bổ sung vào bột mỳ.

 

Giáo viên hướng dẫn 1

 

 

 

PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh

Giáo viên hướng dẫn 2

 

 

 

TS. Phạm Thúy Hòa

Nghiên cứu sinh

 

 

 

Nguyễn Tú Anh

 

THESIS ABSTRACT


Academic and theoretical contributions of the dissertation

A- GENERAL INFORMATION

Name of PhD candidate: NGUYEN TU ANH

Title of Thesis: “Efficacy of using instant noodle produced from micronutrient flour fortification in female-anemic workers at light industrial zone in Vinh Phuc province”

Specification: Nutrition       Code: 62.72.03.03

Scientific Advisors:

-  Asc. Prof. NguyenXuan Ninh, MD, PhD.

-  Pham Thuy Hoa, MD, PhD.

Training institution: National Institute of Nutrition (NIN, Vietnam)

B- CONTENTS

Introduction: Flour fortification with micronutrient is a high effectiveness and low cost method against the micronutrient deficiencies (iron, zinc, folic, etc.). So hundred of countries in the world have applied micronutrient fortification in flour, among which 50 countries have mandatory fortification regulation. In Vietnam, ADB estimated that flour-micronutrient fortification is potential method with high effectiveness, if programm implemented during 5 years, with coverage of 25% population, will saving 2000 people from death due to neural tube defect and bringing back a profit 89 million USD. In 2003, Ministry of Health issued standard on micronutrient in flour with 5 substances (iron, zinc, folic, B1, B2). A study on efficacy of using flour fortified with micronutrient in Vietnamese people is nedeed, which encourages a policy on mandatory of flour fortification in Vietnam.

Objectives: 1) To evaluate nutritional value, sensory properties of instant noodle produced from flour micronutrient fortified. 2) To evaluate situation of anemia, chronic energy deficiency (CED) in female workers in light industrial zone in Vinh Phuc province. 3) To evaluate efficacy of using instant noodle produced from flour fortification on anemia, zinc and folic acid deficiencies in anemic women.

METHODOLOGY

Subjects: female workers, from 18 to 45 years old, currently working at Footwear factory and Shewwon garment factory in Binh Xuyen industrial zone, Vinh Phuc.

Phase 1: Producing instant noodle from flour fortified with 5 micronutrients recommended by Ministry of Health, conducting sensory evaluation, supervising micronutrient and micro-organism concentration of flour after mixing, just after production, 3 months and 6 months after production, in accordance with AOCA or Vietnam Standards.

Phase 2: To conduct a survey to evaluate situation of nutrition, anemia and food intake of 1696 workers at the two factories.

Phase 3: 148 workers with anemia were randomly divided into 3 groups (49-50 participants/group) with different interventions in 6 months: Control group received 2 tablets of folic/iron/week; Two instant noodle groups (containing Electrolytic or Fumarate iron, 2 pack/day during 6 months.

Supervision is conducted strictly during the intervention; anthropometrical indices (height, weight, BMI), micronutrient status (Hb, Ferritin, Homocystein, serum zinc) was conducted before and after the study.

MAIN FINDINGS AND CONCLUSION

1- Flour fortification with micronutrient, Instant noodle right after production, 3 months and 6 months, have reached the standards of MOH on nutrients values (Protein, Lipid, Fe, Zn), and 5 microbiology criteria; only acid folic levels reduced considerably after processing and becomes very low after 3 months of storage. Instant noodle made from flour fortification has general sensory score of fairly good level (17.5-17.7 /20 score), is well accepted and does not show any digestion disorders after using the product.

2-The prevalence of chronic energy deficiency (CED) is 37.6% (majority in moderate and mild levels); anemia rate is 21.9% (moderate 19.1%, mild and severe 3%). The quantity of nutritive of food intake coverage about 50-90% of RDA for energy, protein, iron, folic, vitamin B. Anemia is significantly associated with a low quantity of animal protein, energy, iron and acid folic of food intake.

3- Consumption of instant noodle fortified micronutrient during 6 months increase the Hb levels (by 6.4-11.7g/L, p<0.01), serum zinc (by 14.2-18 mcg/dL). Similarly, the prevalence of micronutrient deficiencies significantly reduced by 60.5-65.9% for anemia, by 9.1-11.6% for zinc deficiency; no clearly result is observed regarding folate improvement.

Compared to Electrolytic iron fortified flour, Fumarate iron fortified flour generates better results in zinc and iron improvement. Weekly supplement of iron/folate tablet give the better results in improvement of iron & folate status, but lower zinc status compared with that from two groups eating flour.

RECOMMENDATIONS

It is imperative to study the stability of micronutrients on different products made from flour fortification in order to diversify products for consumers, offering more choices to different subjects.

The National Assembly should consider approving decrees on fortifying micronutrients into flour in Vietnam. In the standard, fumarate iron should be chosen; acid folic dose should be increased twofold compared to that in the regulation in 2003.

PRACTICAL IMPLICATIONS AND NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

1- Providing data on micronutrient concentration, stability, food hygiene index of instant noodle, standards set according to storage period with real conditions in Vietnam. It is proved that using micronutrient-fortified instant noodle with a dose of 100g/day in 6 months results in a clear decrease in anemia, iron and zinc deficiency in anemic women.

2- Supplying data showing that CED, micronutrient deficiencies of female workers at industrial factories are in public health significant and needed the method to improve the situation.

3- The study findings is an evidence which policy makers can refer to when issuing policy on mandatory-flour fortification in Vietnam, a scientific basis upon which WHO issued new guidance on Micronutrient fortification in flour and corn in 2009; which Ministry of Health issue “National technical standards on micronutrient-fortified food” in 2011, in which micronutrient selection and levels of micronutrient fortified into flour is covered.

 

Scientific Advisor #1

 

 

 

Asc.Prof. Nguyen Xuan Ninh, MD, PhD

Scientific Advisor #2

 

 

 

Pham Thuy Hoa, MD, PhD

PhD candidate

 

 

 

Nguyen Tu Anh, MD, MSc

 

Download Luận án (Toàn văn) và Luận án (Tóm tắt) theo đường links sau:

Luận án (Toàn văn)

Luận án (Tóm tắt)