Luận án tiến sĩ của NCS Phạm Hoàng Hưng

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 11431

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Tên đề tài: “Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hóa bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ- trẻ em”

Họ và tên NCS: Phạm Hoàng Hưng

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Lê Thị Hợp -  PGS.TS.Nguyễn Xuân Ninh

Địa chỉ cơ quan nghiên cứu: Viện Dinh Dưỡng

Email: hungha4h@yahoo.com      Năm: 2005-2007

Đặt vấn đề: Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng (SKCĐ) ở Việt Nam cũng như các n­ước đang phát triển. Nguyên nhân quan trọng là thiếu kiến thức và thực hành dinh dưỡng về đa dạng hóa bữa ăn. Do vậy một nghiên cứu về hiu quả của truyền thông tích cực, huy động sự tham gia của cộng đồng về đa dạng hóa bữa ăn áp dụng cho một vùng miền núi, có tỷ lệ  suy dinh dưỡng (SDD), thiếu máu cao thuộc huyn Phong Điền, Thừa Thiên Huế đã được tiến hành.

Mục tiêu:1) Đánh giá tình trạng dinh dư­ỡng, thiếu máu và các yếu tố liên quan ở  bà mẹ và trẻ em; 2) Tìm hiểu hiệu quả  của giáo dục truyền thông tích cực đến kiến thức dinh d­ưỡng và thực hành đa dạng hoá bữa ăn của phụ nữ và các bà mẹ nuôi con nhỏ; 3) Đánh giá hiu quả  của giáo dục truyền thông tích cực đến cải thin tình trạng dinh dư­ỡng(TTDD), thiếu máu trẻ em và bà mẹ.

Phương  pháp: Can thiệp cộng đồng có đối chứng, gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn cắt ngang mô tả: gần sáu trăm bà mẹ (n=565) và 981 trẻ < 5tuổi thuộc 2 xã được đánh giá TTDD, trong đó 120 phụ nữ tuổi sinh đẻ (20-35 tuổi), 120 cặp mẹ con (con <24 tháng tuổi), được phỏng vấn sâu về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) phòng chống thiếu máu, đa dạng hóa bữa ăn, xét nghiệm Hb và Ferritin đánh giá thiếu máu thiếu sắt. Giai đoạn can thiệp: truyền thông tích cực về đa dạng hóa bữa ăn đã được tiến hành tại 1 xã trong vòng 18 tháng cho các đối tượng đích, trong khi xã đối chứng không được can thiệp. Các tài liệu truyền thông về tác hại, phương pháp phòng chống bệnh thiếu máu, SDD, các bài hướng dẫn thực hành đa dạng hóa bữa ăn, phát triển ô dinh dưỡng gia đình, được chuyển tải qua đội ngũ cộng tác viên, tình nguyên viên là y tế xã, phụ nữ, cán bộ chính quyền, các cháu học sinh .. thông qua hội thảo, hội thi, câu lạc bộ, sinh hoạt  văn nghệ. .. được chuyển tải đến tận các đối tượng là phụ nữ và bà mẹ nuôi con nhỏ, thành viên gia đình. Ngoài các chỉ số về nhân trắc, huyết học đánh giá TTDD, thiếu máu (Heoglobin, Ferritin), các chỉ số về đa dạng hóa thực phẩm, nhóm thực phẩm cũng đã được áp dụng để đánh giá hiệu quả can thiệp.

Kết quả: Trước khi can thiệp, kiến thức thực hành dinh dưỡng về phòng chống thiếu máu của các bà mẹ, chỉ số đa dạng hóa thực phẩm chỉ đạt ở mức thấp; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ là 30,8% ở trẻ em là 55%, thuộc mức vừa và nặng về YNSKCĐ. Sau 18 tháng can thiệp, với sự tham gia tích cực của cộng đồng, kiến thức, thực hành dinh dưỡng về đa dạng hóa bữa ăn; chỉ số đa dạng hóa thực phẩm và nhóm thực phẩm tăng cao hơn rõ rệt (p<0,05), chất lượng bữa ăn được cải thiện (hàm lượng vitamin C, sắt tăng gấp 2 so với trước can thiệp). Tỷ lệ thiếu máu cũng giảm thấp rõ rệt (p<0,05) ở trẻ em và phụ nữ ở xã can thiệp so với nhóm chứng. Can thiệp đã có hiệu quả cải thiện 47,5% số bà mẹ, và 50% số trẻ em bị thiếu máu.

Kết luận: Truyền thông tích cực về đa dạng hóa bữa ăn có tác dụng tích cực cải thiện kiến thức, thực hành dinh dưỡng, đa dạng hóa thực phẩm, nhóm thực phẩm, giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ và trẻ em. Phương pháp có thể mở rộng áp dụng cho các vùng nông thôn nghèo ở Việt Nam.

Từ khóa: Truyền thông tích cực, đa dạng loại & nhóm thực phẩm, thiếu máu thiếu sắt, phụ nữ và trẻ em.


PhD THESIS ABSTRACT

Title of the Thesis: The effect of participatory communication on improving food variety and nutritional status in women and children.

Author's name: Pham Hoang Hung

Scientific Supervisors: Prof. Le Thi Hop and Prof. Nguyen Xuan Ninh.

Permanent  contact information: National Institute of Nutrition       Year: 2005-2007

Introduction: Nutritional anemia in women and children is still public health significant problem (PHS) in Vietnam and developing countries, that the lack of knowledge and practices on food varieties is the most important cause. Therefore, a study on the effect of participatory communication on improving food variety and nutritional status in women and children in disadvantaged community with high rates of malnutrition and anemia in Phong Dien district,Thua Thien Hue Province was carried out.

Objectives: 1) to evaluate the nutritional status, anemia and related factors in women and children. 2) To find-out the effects of participatory communication on knowledge and practice of food variety in women and child bearing age women. 3) To evaluate the effects of participatory communication on improving children and women anemia status

Methods: a community intervention control study including 2 periods: 1) A cross-sectional study was carried out in two communes (Phong son & Phong xuan) including nearly 600 mothers (n= 565) and 981 children < 5 years old, among them,  120 child bearing age mothers, 120 mothers with children 6-24 months were studied KAP  in depth interviewed. Serum Hb and ferritin were used to assess iron deficiency status. 2) The Intervention period: in one commune (Intervention Group), the participatory communication on food variety was carried out for target subjects during 18 months,  in other commune (Control Group) there was no intervention. Communicative materials on harmful effects of anemia and malnutrition; how to prevent anemia, malnutrition;  guidelines on developing  food variety practice and familial nutritional square for collaborator team, community medical collaborator, women and farmer association, commune leaders and pupils through  group discussion, anemia control clubs, competitions…all messages were given to mothers and mothers with children 6-24 months and familial members. In addition, anthropometric index, dietary intake survey, Hb and ferritin test, food variety score (FVS) and food diversity score (FDS) were also used to evaluate the effects of the intervention.

Results: Before intervention, knowledge and practice of the mothers on nutrition and prevention of anemia, FVS and FDS were at low levels. Anemic rate in women was 30,8%, in children was 55%, belong to moderate and severe degrees of PHS. After 18 months of intervention with participatory communication, the knowledge and practice on FVS and FDS were significantly  increased (p<0,05), the nutritive qualities of meal was improved  (levels of  vitamine C and iron was double increased compared to the beginning). The anemia prevalence  giảm đáng kể (p <0,05) ở trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Hiệu quả của can thiệp (chỉ số tác động) được quan sát thấy ở 47,5% bà mẹ thiếu máu và 50% trẻ thiếu máu.

Kết luận: Truyền thông có sự tham gia về đa dạng thực phẩm rất hữu ích để nâng cao kiến thức và thực hành về đa dạng thực phẩm dinh dưỡng (đa dạng thực phẩm và đa dạng thực phẩm) và giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ và trẻ em. Truyền thông liên kết này cần phát triển và mở rộng cho các cộng đồng thiệt thòi hơn ở Tây Nguyên và Việt Nam

Từ khóa: Truyền thông có sự tham gia, đa dạng thực phẩm, đa dạng thực phẩm, Thiếu máu do thiếu sắt, Phụ nữ và Trẻ em.

Tải về Luận án (Toàn văn) theo đường liên kết sau:
Luận án (Toàn văn)