Luận án tiến sĩ của NCS Lê Văn Khoa

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 4549

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Họ tên NCS: Lê Văn Khoa

Tên đề tài luận án: "Hiệu quả của bổ sung bánh tăng cường vi chất đến tình trạng dinh dưỡng và trí lực của trẻ 6 – 9 tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ"

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 9720401

Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Bạch Mai (Viện Dinh dưỡng); PGS.TS. Phạm Thị Tâm (Trường Đại học Y Dược Cần Thơ)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

PHẦN NỘI DUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Suy dinh dưỡng (SDD) và thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) ở trẻ em là những vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng đáng quan tâm ở nhiều nước đang phát triển. Các vấn đề thiếu vi chất khác như thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu selen,... cũng còn tương  đối trầm trọng  ở những nước đang phát triển, đặc biệt là nước nghèo. SDD ở lứa tuổi tiểu học và tiền dậy thì có ảnh hưởng không nhỏ đến giai đoạn phát triển dậy thì tiếp đó, nhất là về tăng trưởng chiều cao.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF đã khuyến cáo bổ sung vi chất dinh dưỡng nên là một giải pháp cần thiết trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Ngoài ra, trên thế giới và trong nước cũng đã có một số nghiên cứu về hiệu quả của can thiệp vi chất dinh dưỡng đối với trí tuệ của trẻ em nhưng cho các kết quả chưa thống nhất.

Việc nghiên cứu các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng và trí tuệ cho trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là vấn đề rất cần thiết vì trẻ chuẩn bị vào giai đoạn phát triển nhanh về thể chất (nhất là chiều cao) và dậy thì sau đó. Chính vì vậy, nghiên cứu thử nghiệm can thiệp tăng cường vi chất dưới dạng bánh sữa ở học sinh của 2 trường tiểu học tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ đã được tiến hành nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp về nhân trắc ở học sinh 6 – 9 tuổi huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ sau 6 tháng ăn bánh được tăng cường vi chất; Đánh giá hiệu quả can thiệp về tình trạng vi chất dinh dưỡng ở học sinh 6 – 9 tuổi huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ sau 6 tháng ăn bánh được tăng cường vi chất; Đánh giá hiệu quả can thiệp về trí tuệ ở học sinh 6 – 9 tuổi huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ sau 6 tháng ăn bánh được tăng cường vi chất.

 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng, mù đôi và đánh giá trước – sau can thiệp trên 557 trẻ 6 – 9 tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ năm 2012 – 2013. Tất cả người nghiên cứu và tham gia nghiên cứu không biết loại bánh nào được tăng cường vi chất cho đến khi phân tích xong số liệu Các trẻ tham gia nghiên cứu trong 6 tháng được chia làm 3 nhóm: nhóm I: 185 trẻ ăn bánh được tăng cường vi chất (gồm: Vitamin A, Vitamin D, Kẽm, Iốt và Canxi), nhóm II: 185 trẻ ăn bánh không được tăng cường vi chất, nhóm III: 187 trẻ không ăn bánh. Toàn bộ trẻ được khảo sát chỉ số nhân trắc lúc ban đầu và được tẩy giun 1 liều duy nhất Albendazol 400mg (cả 3 nhóm); hỏi tiêu thụ thực phẩm 24 giờ qua của trẻ (3 nhóm); làm Test Raven màu (3 nhóm) và xét nghiệm sinh hóa lần một (T0): nhóm I và II. Mỗi trẻ được nhận một chiếc bánh mỗi ngày x 5 ngày/tuần. Sau 6 tháng (T6) sẽ khảo sát lại chỉ số nhân trắc và điều tra tần suất tiêu thụ thực phẩm 24 giờ qua của trẻ (3 nhóm); làm Test Raven màu (3 nhóm);  xét nghiệm sinh hóa lần 2 (nhóm I và II).


 

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ: theo phân loại của WHO 2006 - Zscore cho trẻ 5 – 10 tuổi. Đánh giá trí tuệ: Sử dụng Bộ Test Raven màu khuôn hình tiếp diễn dùng cho trẻ em 5 – 10 tuổi. Nhóm các chỉ số sinh hóa: điểm ngưỡng đánh giá thiếu: nồng độ Hb < 115 g/L; Vitamin D huyết thanh < 50ng/mL; canxi toàn phần dưới 2,1 mmol/L (84mg/L); Ferritin huyết thanh < 15 µg/L; trung vị iod niệu < 10 µg/dL. Xử lý và phân tích: Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1; số liệu về nhân trắc học được xử lý bằng phần mềm Anthro Plus của WHO 2006. Sau đó, tất cả số liệu được chuyển và phân tích bằng phần mềm Stata 10.0; trước khi sử dụng các phép thống kê, số liệu (các biến số) được kiểm định về phân phối chuẩn.

KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN

Hiệu quả trên các chỉ số nhân trắc

- Cân nặng trung bình tăng có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nhóm I so với nhóm III với mức tăng 1,4±0,8 (kg) so với 1,1±0,8 (kg) và giữa nhóm II (1,3±1,0 kg) với nhóm III (p<0,05)

- Chiều cao trung bình tăng có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I, nhóm II so với nhóm III (mức tăng là 2,9±0,6 (cm), 2,7±0,9 (cm) so với 2,5±0,7 (cm)) và cả nhóm I so với nhóm II (p<0,05).

- Z-score CN/T trung bình tăng có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I và nhóm II so với nhóm III (mức tăng là 0,13±0,21 và 0,1±0,27 so với 0,04±0,21) với p<0,05.

- Z-score CC/T trung bình tăng nhiều hơn có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I so với nhóm II lẫn nhóm III (mức tăng là 0,1±0,11 so với 0,06±0,16 và 0,04±0,12) với p<0,05.

Hiệu quả trên các chỉ số sinh hóa

- Sự thay đổi về nồng độ Vitamin D trung bình sau 6 tháng can thiệp có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I so với nhóm II (p<0,05). Các chỉ số hiệu quả (ARR, NNT) can thiệp thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I và nhóm II (p<0,01).

- Nồng độ Canxi huyết thanh trung bình sau 6 tháng can thiệp thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I so với nhóm II (p<0,05).

- Sự thay đổi về trung vị iod niệu sau 6 tháng can thiệp có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I so với nhóm II (p<0,05). Các chỉ số hiệu quả can thiệp (ARR, NNT) thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I và nhóm II (p<0,05).

Hiệu quả trên trí tuệ

- Sự thay đổi trên chỉ số IQ sau 6 tháng can thiệp có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I so với nhóm III (mức tăng IQ là 5,86±17,51 so với 0,34±17,39) với p<0,05.

- Các chỉ số hiệu quả can thiệp trên trí tuệ (ARR, NNT) thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I so với nhóm III (p<0,01).

 

KHUYẾN NGHỊ

- Có thể nhân rộng mô hình tăng cường đa vi chất dinh dưỡng cho trẻ em ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ trong chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt cho các khu vực nông thôn ngoại thành các tỉnh miền Tây, đồng bằng sông Cửu Long để cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.

- Làm các nghiên cứu sâu hơn, với thời gian can thiệp và theo dõi kéo dài hơn để có thể đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả tác động của đa vi chất dinh dưỡng đến phát triển thể lực, cải thiện tình trạng dinh dưỡng và trí lực của trẻ em lứa tuổi tiểu học.

- Cần đẩy mạnh truyền thông về dinh dưỡng tại địa phương nhằm cung cấp và cập nhật kiến thức về dinh dưỡng cho người dân, giúp họ biết lựa chọn các thực phẩm giàu vi chất hoặc được tăng cường vi chất nhằm cải thiện năng lượng ăn vào, tăng lượng lipid, glucid, sắt, kẽm và các vitamin trong khẩu phần để giúp trẻ phát triển tốt hơn.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Nghiên cứu cho thấy sau 6 tháng can thiệp tăng cường đa vi chất đã có cải thiện các chỉ số nhân trắc, tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng và cải thiện trí tuệ (IQ) ở trẻ 6 – 9 tuổi.

- Nghiên cứu là bằng chứng khoa học về giải pháp có thể áp dụng cho chương trình phòng chống SDD trong giai đoạn tới, nhằm góp phần hạ thấp tỷ lệ SDD và thiếu vi chất dinh dưỡng.

- Can thiệp tăng cường đa vi chất dưới dạng que bánh sữa, là một phương pháp can thiệp khá mới ở Việt Nam. Với ưu điểm dễ sử dụng, dễ vận chuyển, khẩu vị trẻ dễ chấp nhận, giá thành hợp lý, có hiệu quả tốt với tăng cân nặng, chiều cao và cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cũng như trí lực của trẻ tiểu học. Chính vì vậy, can thiệp có thể được nhân rộng trên quy mô lớn hơn, giúp cải thiện tình trạng SDD, thiếu vi chất dinh dưỡng ở lứa tuổi này trong thời gian sắp tới. 

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

PGS. TS. Lê Bạch Mai

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

PGS. TS. Phạm Thị Tâm

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

Lê Văn Khoa

 

 

KEY BRIEF OF THE THESIS

 

Name of PHD candidate: Le Van Khoa

Thesis tittle“Effects of multi-micronutrient fortification on the nutritional and intellectual status of children from 6 to 9 years old in Co Do district, Can Tho city "

Specialization: Nutrition - Code: 9720401

Scientific instructors:  1. Assoc. ProfLe Bach Mai (National Institute of Nutrition)

2. Assoc. Prof. Pham Thi Tam (Can Tho University of Medicine and Pharmacy)

Training institution: The National Institute of Nutrition

 

CONTENT

INTRODUCTION and OBJECTIVES

Undernutrition and multi-micronutrient deficiency in children are significant issues of public health that are being concerned in many developing countries. Other multi-micronutrient deficiency problems such as vitamin A deficiency, iron deficiency anemia, selen deficiency, etc. are also quite severe in developing countries, especially in poor countries. Undernutrition in primary school-age and prepubescent children significantly affects the next stage of puberty, mostly on the height growth.

World Health Organization (WHO) and UNICEF recommend multi-micronutrient fortification as a necessary solution in childhood undernutrition prevention. Moreover, there have been international and national studies on the effect of multi-micronutrient fortification on the children intellectual development, however, the results from thoese studies are not unified enough.

Researching the solutions for improvement on nutritional, micronutritional and intellectual status of primary school-age children is immensely required because at that stage, children are about to get a rapid development (mainly height growth) and puberty. Therefore, the exprimental research about the multi-micronutrient fortification in the form of milk-cake with the participation of children from two primary schools in Co Do district, Can Tho city was taken place in order to:

Evaluate the effectiveness of intervention on anthropometric status of children from 6 to 9 years old in Co Do district, Can Tho city after 6 months of using multi-micronutrient fortification in milk-cake form; Evaluate the effectiveness of intervention on micro - nutrient status of children from 6 – 9 years old in 2 primary school at Co Do district, Can Tho city after 6 months of using multi-micronutrient fortification in milk-cake form; Evaluate the effectiveness of intervention on intellectual status of children from 6 to 9 years old in Co Do district, Can Tho city after 6 months of using multi-micronutrient fortification in milk-cake form.

 

METHODOLOGY

A community-based interventional study with placebo controlled trial, double-blind and evaluate before- after intervention was conducted among 557 children from 6 to 9 years old from two primary schools in Co Do district, Can Tho city in 2012-2013. All of the participants joined in the study had not known which milk-cake fortified the nutrients until the statistics analyzed. In the period of 6 months, the participated children were devided into 3 groups: Group I: 185 children ate  milk-cakes with multi-micronutrient fortification (including Vitamin A, Vitamin D, Zinc, Iodine and Calcium), group II: 185 children ate milk-cakes without multi-micronutrient fortification, group III: 187 children did not eat any milk-cake. All of the children’s anthropometric indicators were collected at the beginning of the research, every child was given 1 dose of Albendazol 400mg (for all of the 3 groups); 24-hour dietary recall were used (for all of the 3 groups);  The Raven's Coloured test was performed ( for all of the 3 groups) and the first biochemical test was performed (To): group I and II. Each child was given a milk-cake everyday x 5 days/week in 6 months. After 6 months (T6) will collect the anthropometric indicators, assess the 24-hour dietary recall of the children ( for all of the 3 groups); perform the Raven's Coloured test ( for all of the 3 groups); perform the second biochemical test (group I and II).

Nutritional status assessment of the children: Using the WHO 2006 – Z-score classification system for children 5 to 10 years old. Intellectual status assessmement of the children: Using the colored the Raven's coloured progressive matrices test for children from 5 to 10 years old. Biochemistry test index: the rate for deficient conclusion: Hb concentration < 115 g/L; Vitamin D serum < 50ng/mL; total calcium concentration < 2,1 mmol/L (84mg/L); Ferritin serum < 15 µg/L; Unrinary iodine median< 10 µg/dL. Data handling and analysis: The data was collected by EpiData 3.1 software; anthropometric indicators were analyzed by Anthro Plus software  by WHO 2006. Next, all the data was analyzed by Stata 10.0; before being used for statistics, metrics (variables) tested for normal distribution.

 

MAJOR FINDINGS AND CONCLUSIONS

Effectiveness of anthropometric parameters

- Increasing of mean weight is statistical significant not only comparison between Group I and Group III with increase 1,4±0,8 (kg) more than 1,1±0,8 (kg), but also comparison between Group II(1,3±1,0 kg)  and Group III. (p<0,05)

- Increasing of mean height is statistical significant not only comparison between Group I, Group II and Group III (increase 2,5±02,9±0,6 (cm), 2,7±0,9 (cm) more than ,7(cm)) but also comparison between Group I and Group II (p<0,05).

- Increasing of mean weight/age ratio Z-score is statistical significant comparison between both of Group I Group II and Group III (increase 0,13±0,21 and 0,1±0,27 more than 0,04±0,21) (p<0,05).

- Increasing of mean height/age ratio Z-score is statistically significant comparison between Group I and both of Group II Group III (increase 0,1±0,11 more than 0,06±0,16 and 0,04±0,12 also) (p<0,05).

Effectiveness of biometric parameters

- The mean Vitamin D concentration variation after 6-month intervention is statistical significant comparison between Group I and Group II (p<0,05). The parameters of impactful intervention (ARR, NNT) are varied significantly comparing between Group I and Group II (p<0,01).

- The mean serum Calcium concentration variation after 6-month intervention is statistical significant comparison between Group I and Group II (p<0,05).

- The median urinary iodine variation after 6-month intervention is statistical significant comparison between Group I and Group II (p<0,05).

Effectiveness of intelligence

- The IQ variation after 6-month intervention is statistical significant comparison between Group I and Group III (increase IQ 5,86±17,51 more than 0,34±17,39) (p<0,05).

- The parameters of impactful IQ intervention (ARR, NNT) are varied significantly comparing between Group I and Group III (p<0,01).

RECOMMENDATIONS

- Multi-micronutrient fortificationfor children in Co Do district, Can Tho city that is a part of Children Undernutrition Prevention Programme, especially is considered for rural area of South West provinces, Mekong Delta to improve children nutrition.

- Achieving these more specific researches, longer time for intervention and observation to evaluate the effects of multi micronutrients to physical development, nutritional and intellectual improvement of children in primary level.

- Promoting nutrition media at local area to not only deliver and update nutritional knowledge to people, but also help them sort out correctly these high quality food or nutrient food to supplement energy, gain more lipid, glucid, iron, zinc and vitamin to support children development.

CONTRIBUTION OF THE DISSERTATION

- Researches demonstrate that these anthropometric, lack of nutrients and children's IQ from 6 to 9 ages have been improved by multi micronutrients fortification.

- This research is scientific evidence about feasible solutions for Children Undernutrition Prevention Programme next stage to aid reduce lack of nutrients and undernutrition children proportion.

- Multi-micronutrient fortification by cookie milky sticks, one of innovative intervention in Vietnam Thanks to these new advantages such as easy to use and transport, acceptable by children, moderate cost, impactful to weight, height and improving both of lack of nutrients and intelligence of children in primary level. Therefore, the intervention can be extended largely to improve lack of nutrients and nutritional status in primary level.

 

The firstScientific instructors

(Sign and name)

 

 

 

 

Assoc. Prof.Le Bach Mai

The secondScientific instructors

(Sign and name)

 

 

 

 

Assoc. Prof.Pham Thi Tam

PHD candidate

(Sign and name)

 

 

 

 

Le Van Khoa

Luận án (tóm tắt)