Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Anh Vũ

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 4031
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU:

Họ tên NCS: Nguyễn Anh Vũ

Tên đề tài luận án: Hiệu quả bổ sung thực phẩm sẵn có đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ 12 – 23 tháng tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 62.72.03.03

Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Hương (Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng), TS. Phạm Thị Thúy Hòa (Viện Dinh dưỡng)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc Gia

PHẦN NỘI DUNG

Mục đích và đối tượng nghiên cứu: Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bộ Y tế Việt Nam năm 2015 cho biết ở Việt Nam cứ 7 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị SDD thể nhẹ cân và cứ 4 trẻ có một trẻ bị thấp còi. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng, các yếu tố ngoại sinh đặc biệt là chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự phát triển chiều cao của trẻ, đặc biệt chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời của trẻ. Đã có những nghiên cứu trên thế giới cũng như của Việt Nam về đánh giá hiệu quả các can thiệp trong cộng đồng được thực hiện nhằm khuyến nghị các giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng thấp còi cho trẻ em dưới 5 tuổi. Giả thuyết của nghiên cứu này là Tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ suy dinh dưỡng thấp còi được bổ sung thực phẩm sẵn có tại địa phương giàu vi chất dinh dưỡng tốt hơn so với nhóm trẻ suy dinh dưỡng thấp còi không được bổ sung. Nghiên cứu được tiến hành trên trẻ 12 – 23 tháng tuổi của 8 xã huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng thấp còi của trẻ và hiệu quả của bổ sung bữa ăn bằng thực phẩm sẵn có tại địa phương đến tình trạng dinh dưỡng thấp còi của trẻ.

Các phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu gồm 2 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn sàng lọc để điều tra mô tả cắt ngang nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của 330 trẻ 12-23 tháng tuổi, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thấp còi của trẻ, đây cũng là giai đoạn sàng lọc để chọn lọc trẻ bị SDD thấp còi, giúp phân nhóm cho nghiên cứu can thiệp. Giai đoạn can thiệp triển khai thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối chứng trên đối tượng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi để đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bổ sung dinh dưỡng bằng sử dụng thực phẩm sẵn có tại địa phương cho các đối tượng trẻ 12-23 tháng tuổi đến việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi. 137 trẻ thấp còi đã xác định từ nghiên cứu sàng lọc được phân vào 2 nhóm: trẻ nhóm can thiệp được bổ sung 1 bữa ăn giàu vi chất dinh dưỡng và 1 bữa phụ bằng thực phẩm sẵn có của địa phương; Trẻ nhóm chứng không được ăn các bữa ăn bổ sung này.

Các chỉ số cần thu thập để đánh giá hiệu quả của giải pháp can thiệp bao gồm: chỉ số nhân trắc của trẻ (chiều cao, cân nặng); Chỉ số kiến thức, thực hành (KTTH) dinh dưỡng của bà mẹ qua phỏng vấn bà mẹ; Chỉ số sinh hóa của trẻ định lượng Hb và Retinol huyết thanh; Chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp

Các kết quả chính và kết luận

Kết quả nghiên cứu Hiệu quả bổ sung thực phẩm sẵn có đến tình trạng SDD thấp còi ở trẻ 12 – 23 tháng tuổi huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên cho một số kết luận sau:

1. TTDD của trẻ và các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thể thấp còi của trẻ 12 – 23 tháng tuổi:

- Tỷ lệ SDD của trẻ 12 – 23 tháng tuổi khá cao ở thể thấp còi (29,4%), tương đối thấp ở thể nhẹ cân (7,6%) và thể gầy còm (3,0%). SDD độ 1 là chủ yếu ở tất cả các thể. Trẻ nam có tỷ lệ SDD cao hơn so với trẻ nữ. Tỷ lệ SDD thấp còi gần chạm đến ngưỡng cao mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

- Yếu tố liên quan: Có sự liên quan giữa cân nặng sơ sinh thấp của trẻ với tỷ lệ SDD thấp còi: những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp có nguy cơ bị SDD thấp còi cao gấp 3,8 lần so với trẻ có cân nặng sơ sinh bình thường; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=3,8; 95%; CI=1,12 - 13,38, p< 0,05); Có sự liên quan giữa tính đa dạng của thực phẩm trong bữa ăn của trẻ với SDD thấp còi: Nhóm trẻ được ăn ít hơn 4 nhóm thực phẩm/ngày có nguy cơ bị SDD thấp còi cao hơn 1,6 lần so với những trẻ được ăn đủ số nhóm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=1,6; 95% CI: 1,01- 2,7, p<0.05).

2. Hiệu quả của giải pháp can thiệp bổ SDD bằng sử dụng thực phẩm sẵn có tại địa phương cho các đối tượng trẻ 12-23 tháng tuổi đến việc cải thiện TTDD trẻ thấp còi

- Hiệu quả can thiệp đến TTDD: Trẻ ở nhóm can thiệp có kết quả tăng cân nặng, chiều cao, cải thiện các chỉ số Z-score tốt hơn so với nhóm chứng. Hiệu quả can thiệp đến thay đổi TTDD (T12–T0) giữa nhóm can thiệp so với nhóm chứng lần lượt như sau: Tăng cân nặng (2,30  ± 1,34 kg so với 1,79 ± 1,47 kg); Chiều cao (8,80  ± 3,74cm so với 7,36 ± 4,49cm); Chỉ số WAZ (0,41 ± 1,11 so với 0,07 ± 1,15); Chỉ số HAZ (0,60 ± 0,57 so với 0,15±0,86); Chỉ số WHZ (0,45  ± 1,57 so với 0,26  ± 1,33).

- Có sự cải thiện về tỷ lệ suy dinh dưỡng ở cả 3 thể: Nhóm can thiệp có mức giảm tỷ lệ SDD nhẹ cân, thấp còi, gày còm tương ứng là 20%, 55,4% và 4,7% sau 12 tháng can thiệp. Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng: 76,6% so với 41,6% (SDD nhẹ cân); 55,4% so với 36,9% (SDD thấp còi); 75,8% so với 67,4% (SDD gầy còm); Hiệu quả can thiệp tương ứng là 35,0%; 18,5% và 8,4%.

- Hiệu quả can thiệp đến tình trạng vi chất của trẻ: Có sự  cải thiện hàm lượng Hb trung bình và tỷ lệ thiếu máu ở cả 2 nhóm sau can thiệp, sự cải thiện tốt hơn ở nhóm can thiệp. Tương tự, có sự  cải thiện hàm lượng độ retinol huyết thanh và tỷ lệ thiếu vitamin A của trẻ sau can thiệp, đặc biệt là nhóm can thiệp. Hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu vitamin A là rất cao.

Khuyến nghị:

Cần chú ý tới việc cải thiện tình trạng SDD thấp còi ở trẻ dưới 2 tuổi tại địa bàn nghiên cứu. Các hộ gia đình có trẻ nhỏ nên sử dụng các thực phẩm sẵn có tại địa phương để chế biến bữa ăn với thực đơn đủ về số lượng và chất lượng, cân đối về khẩu phần; Can thiệp này có thể được áp dụng cho các xã khác ở Tiên Lữ và các địa phương khác để cải thiện tình trạng dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất ở trẻ em.

Những đóng góp của luận án:

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của can thiệp cung cấp bữa ăn bổ sung bằng thực phẩm sẵn có tại địa phương đến cải thiện chiều cao và tình trạng thấp còi của trẻ 12 – 23 tháng tuổi tại vùng nông thôn nghèo, đây không những là giải pháp có tính hiệu quả cao mà còn có tính khả thi và bền vững; Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu kiểm soát khẩu phần của trẻ, đảm bảo trẻ ăn hết khẩu phần được thiết kế theo nhu cầu khuyến nghị sẽ có ý nghĩa trong phát triển chiều cao và phòng ngừa thấp còi.
 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

(Ký và ghi rõ họ tên)


    PGS.TS. Lê Thị Hương

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

TS. Phạm Thị Thuý Hoà

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Nguyễn Anh Vũ



ABSTRACT
 
INTRODUCTION:
 
Name of PhD candidate: Nguyễn Anh Vũ

Title of dissertation: Effects of additional available food to stunting status if children from 12 to 23 months old at Tien Lu, Hung Yen province

Specialization: Nutrition - Code: 62.72.03.03

Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Le Thi Huong (Institute of training on Preventive Medicine and Public Health), Dr. Pham Thi Thuy Hoa (National Institute of Nutrition)

Training Center: National Institute of Nutrition

CONTENT:

The purpose and object of study: Malnutrition is popular issue in developing countries including Vietnam. MOH’s report showed that there was one underweight child among every 7 children and one stunting child among every 4 children. More and more evidences show malnutrition during first 1000 days of the baby are “programmed” stage for one’s ability in regulating growth and affecting brain development. Therefore, early malnutrition can lead to irreparable injuries with the development of brain, immune system and physique growth. This research in order to test intervention model and supplement children’s diet by using available food in the locality with specific objectives: Assessing nutritional status in children and some related factors to stunting status in children from 12 to 23 months old in some communes at Tien Lu district, Hung Yen province; and Assessing intervention solution and supplement solution nutrition effectively by using available food in the locality  for children 12 to 23 months old to improve nutritional status in stunting children in some communes in Tien Lu district, Hung Yen province.

Research methodology: The study consists of 2 stages, included: Screening study to conduct the cross – sectional study aims to assess nutrition status of children age from 12 to 23 months, research some related – factors to stunting status of children age from 12 to 23 months. This is screening stage to select the children with stunting, help to classify group for intervention study; Intervention study to conduct the A randomised controlled trial of community intervention in stunting children to evaluate the effectiveness of intervention - solution that nutritional supplement by using  available food of local for  children aged 12-23 monlths old. 137 stunting children, who were identified by screening study, were involved in case group and control group. The children in case group receive one additional meal with available food every day and the children in control group did not receive additional meal.

Collected indicators: Anthropometric index (Weigh and height of children); Nutrition knowledge and practices of mothers by interview; Biochemical Index: Taking blood to quantitative Hb by cyanmethemoglobin method and Serum retinol by HPLC method (high-performance liquid chromatography); The efficiency index and effectiveness of intervention:

Key findings and conclusion

Research results effectiveness of supplied available food to stunting malnutrition in children 12 to 23 months old at Tien Lu District, Hung Yen province has some following conclusions:

1. The nutritional status and factors related to the stunting status of children 12 to 23 months old:

-The rate of malnutrition 12-23 months was quite tall in the stunting (29.4%), underweight (7.6%) and wasting (3.0%). Malnutrition level 1 was mainly in all. Young boys who had a higher proportion malnutrition than young girls.  The rate of malnutrition stunting almost touched high threshold level of public health significance

-Relevance factors: the relation between low birth weight of children with stunting rate : children who had low birth weight risk 3.8 times higher malnutrition stunting with children have normal birth weight; This difference had statistical significance (OR = 3.8; 95%; CI = 1.12-13.38, < p 0.05); The relation between diversity of food in children's meals with malnutrition stunting: groups of children were eating less than 4 food groups per day are at risk for stunting 1.6 times higher than children who were eating enough of the group, this difference had statistical significance (OR = 1.6; 95% CI: 1.01-2.7, p < 0.05).

2. The effectiveness of malnutrition dietary intervention solution by using locally available food for the young audience of 12-23 months of age to improve stunting nutritional status.

-The effect of the intervention on the nutritional status: Children in the intervention group had resulted in increased weight, height, improving the Z-score better than the control group. Effective interventions to change the nutritional status (T12-T0) between the intervention group compared with the control group in turn as follows: increase weight (2.30 ± 1.34 kg compared with 1.79 ± 1.47 kg); Height (8.80 ± 3, 74 cm compared with 7.36 ± 4, 49cm);  WAZ Indicator (0.41 ± 0.07 ± 1.15 compared to 1.11); Only the number of HAZ (0.60 ± 0.57 vs. 0.86 ± 0.15); WHZ index (0.45 ± 1.57 compared with 1.33 ± 0.26).

-The improvement of the rate of malnutrition in all: Group intervention level decreased the rate of underweight, stunting, wasting respectively 20%, 55.4% and 4.7% after 12 months of intervention. The effective index of the intervention group was higher than the control group: 76.6% compared with 41.6% (malnutrition light weight); 55.4% compared with 36.9% (malnutrition, low whistle); 75.8% compared to 67.4% (malnutrition wasting); the effect of intervention was respectively 35.0%; 18.5% and 8.4%.

-The effect of the intervention on the condition of micronutrients: There was the improvement of the average serum Hb level and the average rate of anemia in both groups after the intervention, the better improved in the intervention group. Similarly, there was an improvement of the level of serum retinol and vitamin A deficiency of the child after the intervention, especially group intervention. The effect of the vitamin A improvement status is very high.

Recommendations:

It’s should be need to pay attention to improving the situation of stunting in children under 2 years old at the research site, particularly should encourage families having young children in using the locally available food to process meals with menus in sufficient quantity, quality game, the balance of the diet;   It’s should be applied this intervention for other communes in Tien Lu and other locations to improve the nutritional status of the stunting and micronutrient deficiencies in children.

The new contributions of thesis: 

The study were demonstrated to be an effective solution, to have sustainability to supply information for policymakers, nutritional staff to build programs to interfere in community nutrition. Research shows that use available food in the locality to process food, controlling children’s ration  to ensure children finish ration which is designed according to recommended requirement will be meaningful in development height and prevent stunting malnutrition for children. 

Luận án (toàn văn)
Luận án (tóm tắt)