Luận án tiến sĩ của NCS Trần Thị Nguyệt Nga

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 5354
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU:

Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Nguyệt Nga

Tên đề tài luận án: Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vitamin D thông qua bổ sung vitamin D3 và chế độ ăn giàu canxi cho trẻ 12 – 36 tháng tuổi.

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 62.72.03.03

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm (Viện Dinh dưỡng), PGS. TS. Vũ Thi Thu Hiền (Viện Dinh dưỡng)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc Gia

PHẦN NỘI DUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay tình trạng SDD thấp còi ở trẻ em dưới năm tuổi còn rất phổ biến ở các nước Châu Phi và các nước Đông Nam Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc đã giảm nhiều xuống còn 24,9% vào năm 2014. Tuy nhiên tỷ lệ SDD thấp còi còn cao trên 30% ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt ở vùng núi phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên. 

Tăng trưởng chiều cao là sự tăng trưởng chiều dài bộ xương. Vitamin D là yếu tố quan trọng của quá trình chuyển hoá canxi và phospho trong cơ thể. Thiếu vitamin D có thể là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ. Hiện nay tỷ lệ thiếu vitamin D còn cao tại khắp các châu lục trên thế giới, ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Nghiên cứu gần đây cho thấy khi đã loại trừ các yếu tố liên quan đến thấp còi như cân nặng sơ sinh thấp, chiều cao bà mẹ thấp, đã cung cấp đủ năng lượng, kẽm, sắt thì vẫn thấy lượng canxi và vitamin D trong khẩu phần ăn của SDD thấp còi từ 2 đến 5 tuổi thấp hơn có ý nghĩa so với trẻ bình thường.Trên thế giới có những nghiên cứu bổ sung vitamin D và canxi nhằm cải thiện chiều cao cho trẻ. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào can thiệp bổ sung vitamin D và canxi, đặc biệt ở lứa tuổi 12 đến 36 tháng. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vitamin D thông qua bổ sung vitamin D3 và chế độ ăn giàu canxi cho trẻ 12 – 36 tháng tuổi”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1. Xác định thực trạng suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin D, một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu vitamin D ở trẻ 12 -36 tháng tuổi. 2. Đánh giá hiệu quả của bổ sung vitamin D3 và chế độ ăn giàu canxi đối với hàm lượng vitamin D huyết thanh và tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở đối tượng nghiên cứu.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu được tiến hành trên trẻ 12 – 36 tháng học tại hai trường mầm non thị trấn Gia Lộc và xã Gia Xuyên huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương, bao gồm 2 giai đoạn:

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang: Điều tra sàng lọc trên 263 trẻ  nhằm xác định tình trạng thiếu và thấp vitamin D huyết thanh,  tình trạng dinh dưỡng, xác định một số yếu tố liên quan với tình trạng thiếu và thấp vitamin D huyết thanh và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ 12- 36 tháng tuổi.

-  Nghiên cứu can thiệp cộng đồng, có đối chứng: Đánh giá hiệu quả bổ sung vitamin D và thực đơn giàu canxi cho trẻ 12 – 36 tháng đối với tình trạng thiếu vitamin D và tình trạng dinh dưỡng của trẻ.  Can thiệp trê 88 trẻ, mỗi nhóm có 44 trẻ.

+ Trẻ ở nhóm can thiệp được uống vitamin D3 hai giọt (1000 IU)/ ngày, 6 ngày/1 tuần và được tư vấn  thực hiện chế độ ăn theo thực đơn hướng dẫn, thời gian can thiệp trong 6 tháng.

+ Trẻ ở nhóm chứng được uống 2 giọt siro đường glucose/ ngày, 6 ngày /1 tuần. Nhóm chứng vẫn sử dụng chế độ ăn như trước khi nghiên cứu.

KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN

Nghiên cứu là can thiệp trên trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi bằng uống 1000IU vitamin D3 và thực hiện chế độ ăn với 500mg canxi/ ngày trong 6 tháng cho một số kết luận sau:

1.  Tình trang dinh dưỡng, thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan

   Tỷ lệ SDD thấp còi là 25,9%, (ở trẻ nữ là 30,5%, ở trẻ nam là 22,1%,  không có sự khác biệt giữa 2 giới). Tỷ lệ SDD nhẹ cân là 11,8% (ở nam là 11%, nữ là 12,7, không có sự khác biệt giữa 2 giới), Tỷ lệ SDD nhẹ cân tăng theo nhóm tuổi (ở nhóm 12 - 23 tháng là 4,3 %, nhóm 24 - 36 tháng là 23,4%, p < 0,01).         

Tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ là 49,0%, ở trẻ nữ (56,8%) cao hơn trẻ nam (44,1%), p<0,05. Có tới 46,4% trẻ có hàm lượng vitamin D huyết thanh thấp. Tỷ lệ thiếu vitamin D nặng chiếm 0.8%.

Trẻ có cân nặng sơ sinh dưới 2500 g, trẻ đã từng bị tiêu chảy cấp và khẩu phần protein động vật thấp dưới nhu cầu khuyến nghị có liên quan chặt chẽ với tình trạng SDD thấp còi, với p < 0,05. Trẻ có cân nặng sơ sinh <2500g, Trẻ cai sữa dưới12 tháng có liên quan đến tình trạng thiếu vitamin D, p<0.05.

2. Hiệu quả bổ sung vitamin D và thực đơn giàu canxi:

Sau 6 tháng can thiệp, hàm lượng vitamin D huyết thanh đã tăng lên 83,95 nmol/l (đạt 133,01 nmol/l),  tỷ lệ thiếu vitamin D huyết thanh giảm 97,37% so với trước can thiệp.

Khẩu phần canxi ở nhóm can thiệp cao hơn 204 mg/ngày so với trước can thiệp (p<0,05), trong khi khẩu phần canxi ở nhóm chứng không có sự khác biệt có YNTK giữa trước và sau can thiệp

      Tỷ lệ Canxi/phospho ở nhóm can thiệp tăng nhiều hơn so với nhóm chứng (p < 0,01).

     Chỉ số HAZ tăng 0,37 so với nhóm chứng có YNTK, (p <0,001).      

Nhóm can thiệp tăng chiều cao trung bình 5,7± 1,2 cm so với 4,8 ± 1,4 cm ở nhóm chứng tăng 0,9 cm, với p < 0,05,. Giảm tỷ lệ SDD thấp còi 15,8 % ở nhóm can thiệp, giảm có YNTK so với nhóm chứng (p <0,05).

KHUYẾN NGHỊ

1. Cần có chương trình bổ sung vitamin D cho trẻ và chế độ ăn bổ sung đủ canxi theo nhu cầu khuyến nghị để tăng chiều cao và giảm suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ.

2. Cần có thêm các nghiên cứu bổ sung vitamin D phối hợp với chế độ ăn giàu canxi cho trẻ ở các lứa tuổi khác nhau để tìm giải pháp thích hợp cải thiện chiều cao và suy dinh dưỡng cho trẻ.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

-  Đây là một công trình nghiên cứu đánh giá thực trạng thiếu vitamin D huyết thanh ở lứa tuổi 12 đến 36 tháng, xác định tình trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi này, lứa tuổi ở giai đoạn cơ hội vàng để bắt kịp tăng trưởng chiều cao của trẻ. 

- Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bổ sung vitamin D và thực đơn giàu canxi cho trẻ 12 đến 36 tháng nhằm tăng chiều cao và cải thiện tình trạng SDD thấp còi cho trẻ.
 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

 
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 
PGS. TS. Vũ Thị Thu Hiền

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)


Trần Thị Nguyệt Nga



ABSTRACT
 
Name of PhD candidate: Trân Thi Nguyet Nga

Title of dissertation:
Effectiveness of improving nutritional status, vitamin D through vitamin D3 supplementation and calcium-rich diet for children aged 12-36 months

Specialization:
Nutrition - Code: 62.72.03.03

Supervisors:
Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Lam (National Institute of Nutrition), Assoc.Prof.PhD. VuThi Thu Hien (National Institute of Nutrition)

Training Center:
National Institute of Nutrition
 
INTRODUCTION:
 
Currently stunting malnutrition in children under five years old is very common in African countries and Southeast Asian countries, including Vietnam. In Vietnam, the rate of stunting malnutrition in children under 5 years old nationwide has fallen dramatically to 24.9% in 2014. However, the rate of stunting malnutrition is still high in more than 30% in many cities and provinces in the country, especially in the Northern mountainous region and the Central Highlands provinces.

Height growth is the growth of the skeleton length. Vitamin D is an important factor in the metabolism of calcium and phosphorus in the body. Vitamin D deficiency can be a cause in limiting the development of a child's height. Currently, the prevalence of vitamin D deficiency is high in all continents of the world, at any age, and has a significant impact on health. Recent research has shown that with the elimination of factors related to stunting such as low birth weight, low maternal height, with adequate supply of energy, zinc and iron, the calcium and vitamin D levels in the diet of children with stunting malnutrition between 2 and 5 years old were significantly lower than normal children. There are studies of vitamin D and calcium supplementation in the world to improve the height of children. In Vietnam, there are no studies interfering with vitamin D and calcium supplementation, especially at the age of 12 to 36 months. Derived from the fact above we carry out the research topic “Effectiveness of improving nutritional status, vitamin D through vitamin D3 supplementation and calcium-rich diet for children aged 12-36 months”.

OBJECTIVE:1. To identify the actual state of malnutrition, vitamin D deficiency, some factors related to malnutrition and vitamin D deficiency in children aged 12-36 months. 2. To evaluate the effectiveness of vitamin D3 supplementation and calcium-rich diet on serum vitamin D levels and stunting malnutrition in the study population.

SUBJECTS AND METHODS OF RESEARCH:

Subjects: Children aged from 12 - 36 months who are studying semi-boarding at two kindergartens of Gia Loc town and Gia Xuyen commune in Gia Loc district, Hai Duong province.

Study design:


Stage 1: cross-sectional descriptive study

The cross-sectional descriptive survey aims to identify the deficiency and low level of serum vitamin D, nutritional status, identify several factors associated with the deficiency and low level of serum vitamin D and stunting malnutrition in children aged 12 to 36 months.

Stage 2: controlled, community interventional study

Evaluating the effectiveness of vitamin D supplementation and calcium-rich diet on children aged 12 to 36 months for vitamin D deficiency and their nutritional status.

+ 44 children in the intervention group were given two drops of vitamin D3 (1000 IU) a day, 6 days a week and were advised to follow a diet according to the guided menu, intervention time was 6 months.

+ 44 children in the control group were given 2 drops of glucose syrup a day, 6 days a week. The control group still used the same diet as before the study.

RESULTS AND CONCLUSION

       The study with intervention in children aged 12 to 36 months by taking 1000 IU of vitamin D3 and following a diet with 500 mg of calcium per day for 6 months gave some of the following conclusions:

1. Nutritional status, vitamin D deficiency and related factors

The stunting malnutrition rate was 25.9% (30.5% in girls and 22.1% in boys, no difference between the two genders). The rate of underweight malnutrition was 11.8% (11% in males and 12.7% in females, no difference between the two genders). The rate of underweight malnutrition increased by age group (4.3% in 12 - 23 month group, 23.4% in 24 - 36 month group, p <0.01).

The rate of vitamin D deficiency in children was 49.0%, the rate in girls (56.8%) was higher than that in boys (44.1), p <0.05. Up to 46.4% of children had low serum vitamin D content. The rate of severe vitamin D deficiency accounted for 0.8%.

Children with birth weight less than 2500 g, children who have had acute diarrhea and animal protein diets lower than the recommended needs were closely associated with stunting malnutrition, with p < 0.05. Children with birth weight <2500 g, children weaning less than 12 months were associated with vitamin D deficiency, p <0.05.

2. Effectiveness of vitamin D supplementation and calcium-rich menu:

After 6 months of intervention, the serum vitamin D content increased to 83.95 nmol/l (reaching 133.01 nmol/l), the rate of serum vitamin D deficiency decreased 97.37% compared to the time before intervention.

The calcium ration in the intervention group was higher than 204 mg/day compared to the time before intervention (p < 0.05), while the calcium ration in the control group had no statistically significant difference between the time before and after intervention

Calcium/phosphorus ratio in the intervention group increased more than that of the control group (p <0.01).

The HAZ index increased by 0.37 compared to the control group with statistical significance, (p <0.001).

The intervention group increased mean height of 5.7 ± 1.2 cm compared with 4.8 ± 1.4 cm in the control group with 0.9 cm increase, with p <0.05. The stunting malnutrition rate decreased 15.8% in the intervention group, with statistical significance compared to the control group (p < 0.05).

RECOMMENDATIONS

1. There should be a vitamin D supplementation program for the children and a diet with enough calcium supplementation according to the recommended needs to increase height and reduce stunting malnutrition for children.

2. There should be additional studies of vitamin D supplementation combined with calcium-rich diets for children at different ages to find appropriate solutions to improve the height and malnutrition for children.

NEW CONTRIBUTIONS OF THE TOPIC

- This is a study evaluating the actual state of serum vitamin D deficiency at ages 12 to 36 months, determining the nutritional status at this age, which is at the golden opportunity stage to catch up to height growth of children.

- Clinical trial of vitamin D supplementation and calcium-rich diet for children aged 12 to 36 months in order to increase height and improve stunting malnutrition for children.

Supervisor 1

(Signature)

 

Assoc. Prof. Dr.Nguyen Thi Lam

Supervisor 2

(Signature)

 

Assoc. Prof. Dr. Vu Thi Thu Hien

PhD Candidate

(Signature)

 

Tran Thi Nguyet Nga