Luận án của NCS Nguyễn Đức Vinh

Cập nhật: 6/17/2022 - Lượt xem: 3799

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU

Họ tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Vinh

Tên đề tài luận án: Hiệu quả tăng cường vi chất vào thực phẩm đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học huyện Nghĩa Đàn

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 9720401

Người hướng dẫn: GS.TS Lê Thị Hợp (Hội Dinh dưỡng Việt Nam), PGS.TS Bùi Thị Nhung (Viện Dinh dưỡng)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

NỘI DUNG

 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em (TE) đã và đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển đặc biệt là các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, trong 2 thập kỷ qua, các chính sách và các chương trình dinh dưỡng đã góp phần cải thiện rõ rệt tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của TE dưới 5 tuổi: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân đã giảm từ 19,9% năm 2008 xuống 14,1% năm 2015. Tỷ lệ SDD thể thấp còi đã giảm từ 32,6% năm 2008 xuống 24,6% năm 2015. Tuy vậy, tỷ lệ SDD thể thấp còi vẫn còn khá cao so với một số nước trong khu vực. SDD thấp còi có liên quan chặt chẽ với tình trạng thiếu VCDD. Kết quả điều tra SEANUTS về tình trạng thiếu VCDD của TE Việt Nam cho thấy: Tỷ lệ thiếu máu ở TE 6 đến 59 tháng tuổi khá cao (23%) và lứa tuổi tiểu học (11,8%); Tỷ lệ trẻ có dự trữ sắt thấp (Ferritin <30 µg/L) cao (28,8%). Thiếu vitamin A là 7,7% và gần một nửa (48,9%) TE có tình trạng thiếu vitamin A giới hạn. Nguyên nhân chính của tình trạng thiếu VCDD là do chế độ ăn chưa đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, khẩu phần ăn của TE, đặc biệt là lứa tuổi học đường ở vùng nông thôn, miền núi, vùng kinh tế khó khăn, không chỉ thiếu các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo mà còn thiếu các vitamin và chất khoáng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An là một trong những huyện miền núi nghèo, có tỷ lệ SDD cao ở tỉnh Nghệ An. Để khắc phục tình trạng SDD thấp còi và thiếu VCDD của học sinh mẫu giáo và học sinh tiểu học thì sử dụng thực phẩm có bổ sung VCDD là một trong những giải pháp tối ưu.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1.      Mô tả tình trạng dinh dưỡng của học sinh mẫu giáo và tiểu học tại 6 xã của huyện Nghĩa Đàn.

2.      Đánh giá hiệu quả của sử dụng thực phẩm bổ sung vi chất đối với sự cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin A của học sinh tiểu học của huyện Nghĩa Đàn sau 5 tháng can thiệp.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đánh giá TTDD của 951 HSMG và 2.425 HSTH đang học tại các trường mầm non và các trường tiểu học tại 6 xã thuộc huyện Nghĩa Đàn. Dựa trên kết quả đánh giá TTDD chọn 910 HSTH tham gia NC can thiệp.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng (thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, đánh giá trước và sau can thiệp) dựa trên số đối tượng tuyển chọn của giai đoạn 1: Nhóm can thiệp gồm 455 học sinh được uống 180 ml sữa bổ sung VCDD 5 ngày/tuần, trong 5 tháng. Nhóm chứng gồm 455 học sinh có chế độ ăn như bình thường.

KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN

Nghiên cứu về hiệu quả tăng cường vi chất vào thực phẩm đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học huyện Nghĩa Đàn cho một số kết luận sau:

1. Tình trạng dinh dưỡng của HSMGHSTH tại 6 xã của huyện Nghĩa Đàn

- Tỷ lệ SDD của HSMG khá cao (tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 12,3%, tỷ lệ SDD thể thấp còi cao: 21,5% và tỷ lệ SDD thể gầy còm là 2,8%), bên cạnh SDD đã có trẻ bị thừa cân là 1,4% và tỷ lệ béo phì là 1,1%.

- Tỷ lệ SDD của HSTH cũng khá cao: tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao nhất: 21,5%, tỷ lệ SDD thể thấp còi là 17,8% và tỷ lệ SDD thể gầy còm cũng rất cao 10,1 %; tỷ lệ HSTH bị thừa cân béo phì cao hơn HSMG (tỷ lệ thừa cân là 3,4% và béo phì là 1,7%).

2. Hiệu quả sử dụng thực phẩm bổ sung VCDD đối với sự cải thiện TTDD, tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin A của HSTH của huyện Nghĩa Đàn sau 5 tháng can thiệp

2.1. Hiệu quả sử dụng thực phẩm bổ sung vi chất đối với cải thiện TTDD của HSTH sau 5 tháng can thiệp

- Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở nhóm can thiệp đã giảm 3,1% giảm nhiều hơn so với nhóm chứng (p < 0,05), tỷ lệ SDD thể thấp còi cũng giảm 1,5% và SDD gầy còm giảm 1% trong khi tỷ lệ thấp còi ở nhóm chứng không những không giảm mà còn bị tăng 0,9%.

- Sau 5 tháng can thiệp chỉ số Z-Score cân nặng/tuổi, Z-Score chiều cao/tuổi đã được cải thiện đáng kể ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng (p < 0,05).

2.2. Hiệu quả sử dụng thực phẩm bổ sung VCDD đối với TTDD của HSTH sau 5 tháng can thiệp

- Hiệu quả đối với giảm tỷ lệ thiếu máu: Sau 5 tháng sử dụng sữa bổ sung VCDD, tỷ lệ thiếu máu của nhóm can thiệp đã giảm nhiều hơn và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm chứng (nhóm can thiệp giảm 7,6%, nhóm chứng tăng 0,9%).

- Hiệu quả đối với giảm tỷ lệ thiếu vitamin A: Sau 5 tháng uống sữa bổ sung VCDD, tỷ lệ thiếu vitamin A của nhóm can thiệp đã giảm nhiều hơn và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm chứng (nhóm can thiệp giảm 4,7%, nhóm chứng tăng 0,9%).

- Hiệu quả đối với nồng độ kẽm và tỷ lệ thiếu kẽm: Sau 5 tháng can thiệp sử dụng sữa bổ sung VCDD, nồng độ kẽm ở nhóm can thiệp tăng 0,78 µmol/L và tỷ lệ thiếu kẽm giảm 19,4% (p<0,05) trong khi nồng độ kẽm ở nhóm chứng bị giảm -0,08 µmol/L và tỷ lệ thiếu kẽm ở nhóm này lại tăng 11,2%.

KHUYẾN NGHỊ

Có thể sử dụng thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn học đường của học sinh mẫu giáo và tiểu học góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng của học sinh lứa tuổi học đường.

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Nghiên cứu đóng góp những bằng chứng khoa học về việc bổ sung VCDD vào sữa, giúp cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo để xây dựng các tiêu chuẩn VCDD bổ sung vào sữa trong Chương trình Sữa học đường cải thiện TTDD góp phần nâng cao tầm vóc TE mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 thực hiện theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

GS.TS Lê Thị Hợp

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

PGS.TS Bùi Thị Nhung

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

Nguyễn Đức Vinh

 

PhD THESIS ABSTRACT

Full name of PhD student: Nguyen Duc Vinh

Thesis title: The effect of food with micronutrients fortified to the nutritional status of primary school pupils in Nghia Dan district

Major: Nutrition - ID: 9720401

Instructor: Prof. PhD Le Thi Hop (Vietnam Nutrition Association), Assoc. Prof PhD Bui Thi Nhung (National Institute of Nutrition)

Name of training institution: National Institute of Nutrition

CONTENT

     INTRODUCTION:

Malnutrition in children has been a public health problem in developing countries, especially Asian countries, including Vietnam. In Vietnam, during the past 2 decades, nutrition policies and programs have contributed to a significant improvement in nutritional status of children under 5: The prevalence of underweight malnutrition has decreased from 19.9% in 2008 to 14.1% in 2015. The prevalence of stunting malnutrition has decreased from 32.6% in 2008 to 24.6% in 2015. However, stunting prevalence in Viet Nam is still quite high compared to some countries in the region. Stunting malnutrition is closely related to micronutrient deficiency. Results of SEANUTS survey on micronutrient deficiency of Vietnamese children show: The prevalence of anemia in children ages 6 to 59 months is quite high (23%) and primary school age (11.8%); The prevalence of children with low iron reserves (Ferritin <30 µg/L) is high (28,8%). Vitamin A deficiency is 7,7% and almost half (48,9%) of the children have limited vitamin A deficiency. The main cause of micronutrient deficiency is that the diet does not meet the recommended needs. Some recent studies show that children's diets, especially those of school age in rural, mountainous, and economic areas are not only lack of nutrients such as protein and fat but also lack of essential vitamins and minerals for the body development. Nghia Dan district is one of the poor mountainous districts with a high prevalence of malnutrition in Nghe An province. In order to overcome stunting and lack of micronutrients of kindergarten and primary school students, the use of milk with micronutrients fortified is one of the best solutions.

OBJECTIVES OF THE STUDY:

1.     Describe the nutritional status of kindergarten and primary students in 6 communes of Nghia Dan district.

2.     Evaluate the effectiveness of using food with micronutrients fortified to improve nutritional status, anemia, zinc deficiency and vitamin A deficiency of primary pupils in Nghia Dan district after 5 months of intervention.

SUBJECTS AND STUDY DESIGN:

Phase 1: Cross-sectional study, assessing the nutritional status of 951 kindergarten students and 2,425 primary students studying at preschools and primary schools in 6 communes of Nghia Dan district. Based on the nutritional status evaluated, 910 primary school students participated in the intervention study

Phase 2: Randomized Controlled Trials, pre-and post-intervention evaluation: Based on the number of subjects selected from phase 1, the intervention group of 455 students is allowed to drink 180 ml of milk with micronutrients fortified 5 day/week, for 5 months. The control group consists of 455 students with normal diets.

 

RESULTS AND CONCLUSIONS

Research on the effectiveness of micronutrients fortified in food to the nutritional status of Nghia Dan primary school students has made the following conclusions:

1. Nutritional status of kindergarten students and primary school students in 6 communes of Nghia Dan district

- Malnutrition prevalence of kindergarten students is quite high (prevalence of underweight malnutrition is 12.3%, prevalence of high stunting malnutrition: 21.5% and prevalence of wasting malnutrition is 2.8%), besides the lack of nutrition, the prevalences of overweight and obesity children are 1.4%, and 1.1% respectively.

- The malnutrition prevalences of primary school students are also quite high: the prevalence of underweight malnutrition is the highest  (21.5%), then stunting prevalence is 17.8%, and the prevalence of malnutrition in wasting children is also very high at 10.1%; the prevalence of overweight and obese primary school pupils are higher than that of kindergarten students (overweight prevalence is 3.4% and obesity is 1.7%).

2. Effect of using food with micronutrients fortified to improve the nutritional status, anemia, zinc deficiency and vitamin A deficiency of the pupils of Nghia Dan district after 5 months of intervention

2.1. Effect of using micronutrient supplement to improve the nutritional status of elementary students after 5 months of intervention

- The rate of underweight malnutrition in the intervention group decreased by 3.1%, more than that of the control group (p <0.05), the stunting rate also decreased by 1.5% and wasting malnutrition reduced by 1% while the stunting rate in the control group not only did not decrease but also increased by 0.9%.

- After 5 months of intervention, the weight / age Z-Score, Z-Score height / age were significantly improved in the intervention group compared to the control group (p <0.05).

2.2. Effectiveness of using food with micronutrients fortified to the nutritional status of elementary students after 5 months of intervention

- Effectiveness of reducing anemia: After 5 months of using food with micronutrients fortified, the prevalence of anemia in the intervention group decreased ramarkably and statistical significantly (p <0.05) compared to control group (intervention group decreased 7.6%, control group increased 0.9%).

- Effectiveness of decreasing the prevalence of vitamin A deficiency: After 5 months of taking food with micronutrients fortified, the prevalence of vitamin A deficiency of the intervention group has reduced more and statistical significantly (p <0.05) compared to control group (intervention group decreased 4.7%, control group increased 0.9%).

- Effectiveness for zinc concentration level and zinc deficiency prevalence: After 5 months of intervention, zinc concentration level in the intervention group increased by 0.78 µmol /L and zinc deficiency prevalence decreased by 19, 4% (p <0.05) while zinc concentration levels in the control group decreased by -0.08 µmol/L and the zinc deficiency prevalence in this group increased by 11.2%.

RECOMMENDATIONS

It is possible to use food with micronutrients fortified for school meals of kindergarten and primary students that contributes to reducing malnutrition and micronutrient deficiency of school-aged students.

SUMMARY OF NEW POINTS OF THE THESIS

The study contributes scientific evidence to the addition of food with micronutrients fortified, suggests policy makers to formulate milk with micronutrients fortified in the School Milk Program to improve nutritional status, and contribute to improving the stature of preschool and primary school children by 2020 follow the Decision number 1340/QĐ-TTg  on July 8th 2016 of the Prime Minister.

INSTRUCTOR 1

 

 

Prof. Le Thi Hop

INSTRUCTOR 2

 

 

Assoc. Prof Bui Thị Nhung

PhD STUDENT

 

 

Nguyen Đuc Vinh