Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Văn Nguyên

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 1785

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài: Hiệu quả bổ sung bột cải xoăn đối với tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực và nhiễm khuẩn của học sinh tiểu học tại Hà Nội.

Mã số: 9720401; Chuyên ngành: Dinh dưỡng

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Nguyên

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Trần Đắc Phu 

2. PGS.TS. Bùi Thị Nhung

Cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng

NỘI DUNG

 I.  MỞ ĐẦU

Trẻ em tuổi học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối ưu các tiềm năng di truyền liên quan tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Một số nghiên cứu và khuyến nghị của các tổ chức Quốc tế cho thấy chế độ dinh dưỡng của học sinh tiểu học có vai trò quan trọng trong kết quả học tập, tăng trưởng và phát triển của trẻ. Dinh dưỡng hợp lý giúp cho kiểm soát các bệnh nhiễm trùng, nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng thể lực và trí lực của học sinh.

Một số nghiên cứu về tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em tiểu học cho thấy tình trạng thiếu vi chất của trẻ em tiểu học vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng của trẻ em Việt Nam, khẩu phần vi chất chưa đáp ứng nhu cầu đề nghị. Nguyên nhân là do chế độ ăn chưa cân đối, đa dạng, tiêu thụ rau củ quả chưa đáp ứng nhu cầu khuyến nghị.

Cải xoăn chứa nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa và các chất khoáng hơn các loại rau khác. Cải xoăn chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng như β-carotene, vitamin C, Vitamin K, vitamin E, acid folic và các vi chất như sắt, magiê, canxi và  kali. Đặc biệt có hàm lượng β-carotene, vitamin C, vitamin K, acid folic và canxi khá cao, các vi chất này đều có ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và sức đề kháng với bệnh tật ở trẻ em. Cải xoăn đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới từ những nghiên cứu cơ bản đến can thiệp cho nhiều đối tượng và có kết quả tốt.  Do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của bổ sung bột lá rau cải xoăn đối với cải thiện thể lực, trí lực và tình trạng nhiễm khuẩn của học sinh của một số trường tiểu học của Hà Nội. Nghiên cứu: “Hiệu quả bổ sung bột cải xoăn đối với tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực và nhiễm khuẩn của học sinh tiểu học tại Hà Nội” được tiến hành với hai mục tiêu sau:

1. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực và khẩu phần của học sinh tiểu học ở khu vực ngoại thành Hà Nội.

 2. Đánh giá sự thay đổi về tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực và nhiễm khuẩn sau 8 tháng uống bột cải xoăn trên học sinh tiểu học tại Hà Nội.

 II.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 1.  Đối tượng nghiên cứu: Học sinh từ 7 đến 9 tuổi (đang học các khối lớp 2, 3 và 4) thuộc trường tiểu học hai xã Ninh Sở và Duyên Thái..

2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Thời gian: 06/2016 đến 10/2021 tại Trường tiểu học xã Ninh Sở và Duyên Thái, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

3. Thiết kế nghiên cứu chia làm 2 giai đoạn:

-  Giai đoạn 1 (nghiên cứu cắt ngang): Đáp ứng Mục tiêu 1, theo đó cỡ mẫu tính được là 608 và thự tế khảo sát 602 học sinh tiểu học đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn.

Giai đoạn 2 (nghiên cứu can thiệp): Đáp ứng Mục tiêu 2, theo đó cỡ mẫu tính được cần cho mỗi nhóm là 292 học sinh. Thực tế nghiên cứu đã chọn được 302 học sinh nhóm can thiệp bổ sung uống bột cải xoăn (kale juice) và 300 học sinh trong nhóm đối chứng trong tổng số 602 học sinh 7-9 tuổi tại 2 trường

III.  KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả bổ sung bột cải xoăn trên 602 học sinh 7-9 tuổi với chỉ số nhân trắc, lực bóp tay, thị lực, trí lực, tình trạng nhiễm khuẩn và táo bón của học sinh tại 2 trường tiểu học Ninh Sở và Duyên Thái huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, cho một số kết luận sau:

1.  Tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, khẩu phần của học sinh 7-9 tuổi

Tình trạng dinh dưỡng: Cân nặng trung bình của học sinh nam (25,9 ± 5,9 kg) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cân nặng trung bình của học sinh nữ (24,8 ± 5,3 kg); Chỉ số Z-score cân nặng theo tuổi (WAZ) và BAZ trung bình của học sinh nam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với học sinh nữ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm của học sinh tiểu học lần lượt là 8,5%, 3,5% và 6,3%; không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và nữ ở cả 3 thể suy dinh dưỡng. Tỷ lệ thừa cân-béo phì ở mức cao (20,1%); tỷ lệ thừa cân-béo phì ở học sinh nam cao gấp 2 lần học sinh nữ.

Thực trạng lực bóp tay của học sinh: Lực bóp tay trung bình của học sinh đều nằm trong giá trị trung bình theo tuổi và lực bóp tay ở mỗi lứa tuổi của học sinh nam đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với học sinh nữ. Nhóm học sinh bị SDD thể nhẹ cân, SDD thể thấp còi và gầy còm có lực bóp tay trung bình thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường.

Trí lực của học sinh 7-9 tuổi: Chỉ số tốc độ xử lý và chỉ số nhớ làm việc không có sự khác biệt theo giới. Chỉ số tốc độ xử lý: mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 34,9%, trung bình dưới là 29,9%; mức độ ranh giới là 21,9%. Chỉ số trí nhớ làm việc: trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,5%; trung bình dưới là 20,7%, mức độ ranh giới là 8,0%.

Khẩu phần của học sinh: Khẩu phần glucid chưa hợp lý theo khuyến nghị; khẩu phần canxi đáp ứng 55%, khẩu phần kẽm đáp ứng ...% và khẩu phần chất xơ đáp ứng 15% nhu cầu khuyến nghị. Mất cân đối về tỷ lệ lipid thực vật/lipid tổng số và tỷ lệ Ca/Mg, so với nhu cầu khuyến nghị

2. Sự thay đổi về chỉ số nhân trắc, lực bóp tay, trí lực, trình trạng táo bón và nhiễm khuẩn sau 8 tháng can thiệp

Về các chỉ số nhân tắc và tình trạng dinh dưỡng: Sự cải thiện của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê về mức tăng cân nặng (2,27 kg so với 1,9kg), chiều cao (3,56 cm so với 3,46 cm), chỉ số WAZ (0,09 so với 0,014), chỉ số HAZ (0,013 so với -0,015) và BAZ (0,132 so với 0,049). Không có hiệu quả làm giảm tỷ lệ thừa cân-béo phì và không làm tăng nguy cơ thừa cân-béo phì ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng.

Thay đổi lực bóp tay của học sinh 7-9 tuổi sau can thiệp: Sau can thiệp lực bóp của tay trái và tay phải của cả hai nhóm đều tăng lên có ý nghĩa thống kê so với ban đầu và nhóm can thiệp có mức tăng cao hơn so với nhóm đối chứng, sự cải thiện có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.

Thay đổi tình trạng thị lực sau can thiệp: Mức cải thiện tình trạng thị lực mắt phải của nhóm can thiệp cao hơn 23,6%, chỉ số NNT = 4,3 so với nhóm đối chứng sau can thiệp. Mức cải thiện dự phòng giảm thị lực mắt phải (7,3%, chỉ số NNT = 13,7) và mắt trái ((13,9%, chỉ số NNT = 7,2) của nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng sau can thiệp.

Thay đổi trí lực sau can thiệp: Chưa thấy có sự cải thiện có ý nghĩa về trí lực giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng.

Thay đổi tình trạng nhiễm khuẩn và táo bón của học sinh 7-9 tuổi: Thời gian xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở nhóm can thiệp muộn hơn nhóm đối chứng là 62,5 ngày; Nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở nhóm can thiệp giảm 63% so với nhóm đối chứng; Thời gian trung bình bị nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em của một đợt bệnh ở nhóm can thiệp ít hơn 1 ngày so với nhóm đối chứng (p < 0,01). Hiệu quả can thiệp giúp nhóm can thiệp giảm 39,2% tình trạng táo bón so với nhóm chứng (p < 0,01).

IV.  KHUYẾN NGHỊ

Cần mở rộng nghiên cứu trên quy mô lớn hơn để đánh giá về sự biến động của tình trạng dinh dưỡng trong giai đoạn hiện nay, cũng như lực bóp tay, thị lực và tính cân đối trong khẩu phần của học sinh tiểu học để từ đó xây dựng các chiến lược can thiệp phù hợp.

Có thể sử dụng bột cải xoăn là thức uống tốt bổ sung cho học sinh tiểu học.

Cần có nghiên cứu tiếp theo về hiệu quả bổ sung bột cải xoăn với cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng, tình trạng chống oxy hoá của cơ thể.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Trần Đắc Phu

PGS.TS. Bùi Thị Nhung

NGHIÊN CỨU SINH

 

Nguyễn Văn Nguyên

 DOCTORAL DISSERTATION ABSTRACT

Title: The effectiveness of kale powder supplementation on nutritional condition, grip strength, intelligence, vision, and infection of primary school students in Hanoi

Code: 9720401; Specialty: Nutrition

Postgraduate: Nguyen Van Nguyen

Scientific Supervisors:

1. A/Prof. Tran Dac Phu

2. A/Prof. Bui Thi Nhung

Training institute: National Institute of Nutrition

CONTENT

 I.   INTRODUCTION

School – age children are at a turning point and decisive stage for optimal development of genetic potentials related to stature, physical health and intelligence. Some studies and recommendations of international organizations have shown that nutrition plays an important role in children’s learning outcomes, growth and development. Proper and reasonable nutrition helps to control infection, improve physical and mental health for students.

Some studies on micronutrient deficiency showed that this issue was still a serious problem in Vietnamese children, in which micronutrient supplement has not met the proposed requirement. This is caused by unbalanced and unvaried diet.

Kale contains more vitamins, antioxidants and minerals than other kinds of vegetables. Kale contains many vitamins and minerals such as β-carotene, vitamin C, vitamin K, vitamin E, acid folic and micronutrients such as iron, magnesium, calcium and potassium. Especially, the high amount of β-carotene, vitamin C, vitamin K, acid folic and calcium help to improve physical and mental health and resistance.  Kale has been studied in many countries around the world from basic researches to intervention studies on many kinds of subjects and have good results. Therefore, we conduct this study to evaluate the effectiveness of Kale powder supplementation in improving physical, mental health and infection of students at some primary schools in Hanoi. The study on “The effectiveness of Kale powder supplementation on nutritional condition, grip strength, intelligence, vision and infection of children at Hanoi primary schools” was conducted with the two purposes:

 1. Survey the nutritional condition, grip strength, intelligence and diet intake of primary school students in Hanoi suburbs.

 2. Evaluate the changes in nutritional condition, grip strength, intelligence, vision and infection after 8 months of Kale powder supplementation for primary school students in Hanoi.

 II.  RESEARCH METHODOLOGY

 1. Subject of the study: Students aged 7 – 9 years (class 2,3,4) at primary schools at Ninh So and Duyen Thai commune.

 2. Research time and site: The study was conducted from 06/2016 to 10/2021 at Ninh So primary school and Duyen Thai primary school in Thuong Tin district, Hanoi

 3.  Research design: The study was divided into two periods:

 -  1st period (cross-sectional study): in response to purpose 1; the calculated sample size was 608, in reality, 602 students met the selected requirement.

 2nd period (intervention study): in response to purpose 2; sample size needed for each group was 292 students. In reality, among 602 students aged 7 – 9 years at two schools, 302 students were selected to supplement with kale juice and 300 students in control group.

 III. CONCLUSIONS

After conducting the study on the effectiveness of kale juice supplementation on anthropometric indicators, grip strength, vision, intelligence, infection and constipation of 602 students aged 7 – 9 years at Ninh So and Duyen Thai primary schools in Thuong Tin district, Hanoi, we draw out some conclusions:

 1.  Nutritional condition, grip strength, intelligence, diet intake of students

Nutritional condition: Mean weight of male students was 25,9±5,9 kg, and mean weight of female students is 24,8±5,3, which has significant difference with p <0,05. Mean WAZ and BAZ of male is significantly higher than female. Prevalence of underweight, stunting and wasting is 8,5%, 3,5% và 6,3%, respectively; there is no significant difference in three malnutrition types between male and female. Overweight – obesity is at high rate (20,1%); Overweight – obesity rate in male is twice as much as in female.

Grip strength: Mean grip strength are all in age range and that in male is higher than in female. Group of chidren with underweight, stunting and wasting condition have lower mean grip strength than those with normal nutritional condition.

Intelligence: There is no difference in processing speed index and working memory index between two genders. Regarding processing speed index, rate of average level, below - average level and boundary level are 34,9%, 29,9%, 21,9%, respectively.  Regarding working memory index, rate of average level, below - average level and boundary level are 48,5%, 20,7%, 8,0%, respectively.

Diet intake: Glucide intake does not meet the requirement; calcium meets 55%, zinc meets ....% and fiber intake meets 15% of recommended requirement. There is an unbalance in vegetable lipid/total lipid and the rate of Ca/Mg.

 2. Changes in anthropometric indicators, grip strength, intelligence, constipation and infection after 8 months of intervention

In terms of anthropometric indicators and nutritional condition, there are improvements in weight (2,27 kg vs 1,9kg), height (3,56 cm vs 3,46 cm), WAZ (0,09 vs 0,014), HAZ (0,013 vs -0,015) and BAZ (0,132 vs 0,049). There is no improvement in reducing the rate of overweight – obesity and the product does not increase the risk of overweight-obesity.

In terms of change in grip strength after intervention, there is an increase in grip strength of both hands in two groups, this difference is significant with p<0,05; improvement level in intervention group is better than control group.

In terms of changes in vision after intervention, vision of right eye increased by 23,6%, NNT = 4,3. Prevention of vision impairment of right eye and left eye are 7,3%, NNT = 13,7 and 13,9%, NNT = 7,2, respectively.

In terms of changes in intelligence after intervention: There is no significant improvement in intelligence between intervention group and control group.

In terms of changes in infection and constipation: Intervention group have infection 62,5 days later than the control group (p<0,01). Risk of infection in intervention group decreased by 63% compared to control group (p<0,01). ARI episode in intervention group is 1 day less than control group (p<0,01). The intervention group decrease by 39,2% of constipation compared to control group (p<0,01).

 IV. RECOMMENDATIONS

The scope of study should be larger to evaluate the changes in nutritional condition, grip strength, vision and diet intake balance so that reasonable intervention strategies can be built.

Kale powder can be used to supplement for primary school students.

There should be further studies on the effectiveness of kale powder supplementation in improving nutritional condition and anti-oxidant condition.

SCIENTIFIC SUPERVISORS

 

A.Prof. Tran Dac Phu

A/Prof. Bui Thi Nhung

POSTGRADUATE

 

Nguyen Van Nguyen

 
TẢI VỀ:
 

1. Luận án tóm tắt