Luận án tiến sĩ của NCS Trần Việt Nga

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 4901

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Họ và tên NCS: Trần Việt Nga

Tên đề tài: “Hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm tới tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ 20-49 tuổi vùng nông thôn tỉnh Thái Bình”

Chuyên ngành: Dinh Dưỡng

Mã số: 9720401

Hướng dẫn khoa học:     

1. GS.TS. Lê Danh Tuyên

2. PGS.TS. Phạm Vân Thúy

Cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng

NỘI DUNG

 I.  ĐẶT VẤN ĐỀ

Thiếu năng lượng trường diễn (NLTD), thiếu vi chất dinh dưỡng đặc biệt thiếu sắt, thiếu kẽm là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nó ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực, trí lực, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tăng tỷ lệ tử vong, nhất là ở phụ nữ tuổi sinh đẻ (PNTSĐ). Hiện nay giải pháp tăng cường vi chất vào thực phẩm có tác động rộng rãi và bền vững, để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Trong đó việc tăng cường sắt và các vi chất dinh dưỡng khác trong gạo là một biện pháp can thiệp sức khỏe cộng đồng.

Chính vì vậy, đề tài hiệu quả tăng cường sắt, kẽm vào gạo, bằng cách tạo hạt premix, trộn với gạo thường để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày cho phụ nữ ở vùng nông thôn, là bằng chứng khoa học để giảm tỷ lệ thiếu NLTD, giảm tỉ lệ thiếu máu, thiếu vi chất ở PNTSĐ với các mục tiêu nghiên cứu sau:

1. Đánh giá tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ 20-49 tuổi tại 2 xã Minh Khai và Nguyên Xã thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm sau 12 tháng can thiệp lên một số chỉ số nhân trắc của phụ nữ 20-49 tuổi.

3. Đánh giá hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm sau 12 tháng can thiệp lên tình trạng vi chất của phụ nữ 20-49 tuổi.

Những đóng góp mới của luận án

Kết quả của chúng tôi, thực hiện trên nhóm đối tượng PNTSĐ ở nông thôn, cho kết quả thay đổi rõ rệt về tình trạng nhân trắc và thay đổi các chỉ số vi chất một cách tích cực, từ đó góp phần trong việc xây dựng kế hoạch can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vi chất cho PNTSĐ tại vùng nguy cơ cao. Số liệu của đề tài là hết sức giá trị để chúng tôi có thể kiến nghị trong dự thảo Chiến lược dinh dưỡng Quốc gia giai đoạn 2021 đến 2030 và là cơ sở khoa học để Chính phủ căn cứ và xem xét quyết định đưa ra chính sách bắt buộc tăng cường sắt, kẽm vào gạo, thêm một giải pháp can thiệp hiệu quả bên cạnh giải pháp hiện hành là bắt buộc tăng cường sắt, kẽm vào bột mì – một loại thực phẩm không được sử dụng phổ biến ở Việt Nam như gạo, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và ở các đối tượng thu nhập thấp và trung bình.

 II.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 1. Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ từ 20 đến 49 tuổi.

2. Địa điểm nghiên cứu: xã Minh Khai là xã can thiệp và xã Nguyên Xá là xã đối chứng của huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.

3. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2015. Nghiên cứu can thiệp là 12 tháng, từ tháng 3/2016 đến tháng 3/2017. Phân tích số liệu hoàn thành luận án từ tháng 3/2018 đến tháng 12/2021

4. Cỡ mẫu:

 Cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang là 548 đối tượng, mỗi xã là 274 đối tượng.

Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp: 175 đối tượng một nhóm, hai nhóm là 350 đối tượng.

5. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu NLTD và thiếu máu.

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng ngẫu nhiên có đối chứng. Nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: nhóm can thiệp và nhóm đối chứng, để kiểm tra giả thuyết sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm đến cải thiện chỉ số nhân trắc và các chỉ số hemoglobin, ferritin, kẽm huyết thanh, vitamin A, ở phụ nữ từ 20 đến 49 tuổi. Nhóm can thiệp: Sử dụng loại gạo tăng cường sắt, kẽm trong 12 tháng. Nhóm chứng: sử dụng gạo thường. Các cộng tác viên ghi chép đầy đủ việc giám sát cấp đổi gạo miễn phí, giám sát đối tượng ăn hàng ngày, phản ảnh từ các đối tượng. 

III. KẾT LUẬN

1. Đánh giá tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ 20-49 tuổi tại 2 xã Minh Khai và Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

- Tỷ lệ thiếu NLTD là 20,4%; tỷ lệ thiếu máu là 21,4%.

Thu nhập trên tháng của đối tượng, tổng số con của đối tượng, tình trạng tiêu chảy trong tháng qua, tình trạng thiếu máu của đối tượng có liên quan đến tình trạng thiếu NLTD (p < 0,05); Yếu tố học vấn của đối tượng, nghề nghiệp của đối tượng, tình trạng tiêu chảy trong tháng qua, tình trạng thiếu NLTD của đối tượng có liên quan đến tình trạng thiếu máu (p < 0,05).

2. Hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm sau 12 tháng can thiệp lên chỉ số nhân trắc của phụ nữ 20-49 tuổi

Sau 12 tháng can thiệp cân nặng trung bình, BMI trung bình của nhóm can thiệp cải thiện hơn nhóm chứng (p < 0,05). Hiệu quả dự phòng thiếu NLTD là 4,3 % (p > 0,05), hiệu quả hỗ trợ điều trị thiếu NLTD là 43,9 % (p < 0,05).

3. Hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm sau 12 tháng can thiệp lên tình trạng vi chất của phụ nữ 20-49 tuổi

Trung bình nồng độ hemoglobin của nhóm can thiệp cải thiện hơn nhóm chứng (p < 0,05). Hiệu quả phòng bệnh thiếu máu là 13,2% (p < 0,001). Hiệu quả hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu là 53,3% (p < 0,001).

Nồng độ ferritin của nhóm can thiệp cải thiện hơn nhóm chứng (p > 0,05). Hiệu quả phòng bệnh thiếu sắt 7,5% (p < 0,01) và hiệu quả hỗ trợ điều trị thiếu sắt 69,2% (p < 0,001).

Nồng độ sTfR trung vị của nhóm can thiệp cải thiện hơn nhóm chứng (p > 0,05). Hiệu quả phòng bệnh 2,9 % và hiệu quả hỗ trợ điều trị là 33,6% (p > 0,05).

Nồng độ trung bình kẽm của nhóm can thiệp cải thiện hơn nhóm chứng (p < 0,01). Hiệu quả phòng bệnh thiếu kẽm là 38,8% và hiệu quả hỗ trợ điều trị thiếu kẽm là 64,3% (p < 0,001).

Nồng độ trung bình vitamin A của nhóm can thiệp cải thiện hơn nhóm chứng (p < 0,05). Hiệu quả phòng bệnh thiếu vitamin A là 1,4% và hiệu quả hỗ trợ điều trị thiếu vitamin A là 40% (p > 0,05).

 IV. KHUYẾN NGHỊ

1. Đề tài tăng cường sắt, kẽm vào gạo đã được chứng minh có hiệu quả trên cộng đồng, có thể coi là một giải pháp tương đối hiệu quả làm giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm cho phụ nữ trong độ tuổi 20 – 49. Giải pháp can thiệp này nên được nhân rộng ở những nơi người dân sinh sống có cùng điều kiện kinh tế - xã hội, địa dư với địa phương được nghiên cứu.

2. Cần tập trung truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân tại địa phường về sử dụng các nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa dạng hóa khẩu phần ăn trong gia đình, phát triển vườn ao chuồng, sử dụng các nguồn thực phẩm có sẵn tại địa phương.

3. Theo lộ trình, Chính phủ cần có biện pháp bắt buộc tăng cường sắt, kẽm vào gạo vì sức khỏe người dân. Đồng thời, Chính phủ cần có biện pháp vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện việc tăng cường vi chất vào thực phẩm thông qua 1 số chính sách về thuế để giảm giá thành, hướng dẫn chuyển giao công nghệ sản xuất vi chất và các hạt gạo vi chất để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn cung.

 

ABSTRACT OF THE DOCTORAL DISSERTATION

Name of student: Tran Viet Nga

Name of dissertation: “The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional status of women at the age of 20 to 49 in rural area, Thai Binh province”

Major: Nutrition

Code: 9720401

Academic advisors:         

1. Prof. Dr. Le Danh Tuyen

2. Assoc.Prof. Dr. Pham Van Thuy

Institution: National Institute of Nutrition

CONTENT

I.  OVERVIEW

Chronic energy deficiency (CED), micronutrient deficiency, especially iron and zinc are public health issues in developing country, including Viet Nam. They affect to the development of physical, cognitive as well as increase the morbidity and mortality in women at childbearing age. Food fortification is one of the measures with slow but wide and enduring effects to prevent or mitigate vitamin and mineral efficiency.  Therein, fortified rice with iron and other micronutrients is one of the intervention measures for public health.

Study on the effects of fortified rice with iron and zinc by mixing premix and conventional rice for daily consumption by women in rural area is a scientific envidence to reduce the chronic energy malnutrition, anemia, micronutritient deficiency in women at childbearing age with the objectives as below:

1. Evaluate the prevalence of chronic energy deficiency, anemia, iron deficiency, zinc deficiency and related factors in women at the age of 20 to 49 at Minh Khai commune and Nguyen Xa commune of Vu Thu district, Thai Binh province.

2. Evaluate the effects of the consumption of fortified rice with iron and zinc after 12 months of intervention on anthropometrical status of women at the age of 20 to 49.

3. Evaluate the effects of the consumption of fortified rice with iron and zinc after 12 months of intervention on nutrition status of women at the age of 20 to 49.

Contribution of the study:

With the results of significant improvements of anthropometrical, micronutrient status, the study contribute to making plan of intervention to improve the nutritional, anemia, micronutrient deficiency for women at childbearing age living in high risk areas. The outputs of the study are helpful for us to make recommendations for the draft of National Nutrition Strategy in the period of 2021-2030 and are scientific foundation for the Government to decide the compulsory regulation of iron and zinc fortification into rice – supplemented for current effective interventions: fortification of iron and zinc into wheat – one of the less common food in Viet Nam especially in rural and low income areas.

II.  METHODS

1.  Subjects of study: women at the age of 20 to 49

2. Place of study: Minh Khai is intervention commune and Nguyen Xa is control commune of Vu Thu district, Thai Binh province.

3. Time of study: The cross-sectional descriptive study: from October 2015 to December 2015. The intervention study had been conducted for 12 months from March 2016 to March 2017. Data analysis and thesis completion was conducted from March 2018 to December 2021.

 4.  Sample size

-  Sample size for cross-sectional descriptive study: 548 women, 274 women per commune.

-  Sample size for intervention study: 350 women, 175 women per commune.

 5.  Design of study

Cross-sectional descriptive study: to evaluate the nutritional, anemia status and related factors.

Community intervention study with a control group: This study was conducted on two groups: intervention group and control group, to evaluate the effects of fortified rice with iron and zinc on anthropometrical, hemoglobin, ferritin, zinc, vitamin A of women at the age of 20 to 49.

Intervention group: Used the iron and zinc fortified rice for 12 months. Control group: Used the conventional rice. The coordinators had recorded and monitored the procedure of free-rice-exchange, the daily rice usage and noted comments from involved women. 

III.  CONCLUSION

1. Status of nutrition, anemia and some related factors of women from 20-49 of age in Minh Khai and Nguyen Xa commune, Vu Thu district, Thai Binh province

-  The prevalence of CED is 20.4%; the prevalence of anemia is 21.4%.

-  Low income, number of children, diarrhea in the last month, anemia are related to higher risk of CED than other group, the difference is statistic significant. (p<0.05); Low education (lower than middle school), diarrhea over the last month, CED has higher risk of anemia than other groups, the difference is statistically significant (p<0.05).

2.  The effect of intervention on Anthropometry index

After 12 months of intervention, the improvement of average BMI of the intervention group was higher than the control group (p < 0.05). The effectiveness in the prevention of CED was 4.3 % (p > 0.05), and the effectiveness in supporting the treatment of CED was 43.9% (p < 0.05).

3. The effect of using rice fortified with iron and zinc after 12 months of intervention on the micronutrient status of women at the age of 20 to 49

-  The improvement of average hemoglobin concentration of the intervention group was higher than of the control group (p < 0.05). The effectiveness of preventing anemia was 13.2% (p < 0.001). The effectiveness of supporting the treatment of anemia was 53.3% (p < 0.001).

-  The improvement of ferritin concentration of the intervention group was higher than of the control group (p > 0.05). The effectiveness of preventing iron deficiency is 7.5% (p < 0.01) and the effectiveness of supporting treatment of iron deficiency is 69.2% (p < 0.001).

-  The improvement of median sTfR concentration of the intervention group was higher than of the control group (p > 0.05). The effectiveness of prevention was 2.9% and the effectiveness of treatment support was 33.6% (p > 0.05).

- The improvement of average zinc concentration of the intervention group was higher than of the control group (p < 0.01). The effectiveness of zinc deficiency prevention was 38.8% and the supportive effect of zinc deficiency was 64.3% (p < 0.001).

The improvement of average vitamin A concentration of the intervention group was higher than of the control group (p < 0.05). The effectiveness of vitamin A deficiency prevention was 1.4% and the supportive effect of vitamin A deficiency was 40% (p > 0.05).

IV.  RECOMMENDATIONS

1. The study on iron and zinc fortification into rice shows the effectiveness on the community and it can be used as an important measure to reduce the prevalence of CED, anemia, iron deficiency, zinc deficiency of women at the age of 20 to 49. This measure should be expanded for other areas with similar condition.

2. Attention should be paid on communication, education and awareness raising for people of using nutritional food, diversification of household serving, self-cultivation and using the available food supply.

3. Step by step, the Government should consider of compulsory regulation for rice fortification with iron and zinc. In addition, the Government should have a plan to encourage; support businesses in food fortification by tax reduction, technology transfer the premix to facilitate the industry to approach the supply.

Academic advisor 1                       Academic advisor 2                           Student

 

Prof. Dr. Le Danh Tuyen                 Assoc. Prof. Dr. Pham Van Thuy                Tran Viet Nga

TẢI VỀ:
 

1. Luận án tóm tắt