Luận án tiến sĩ của NCS Hoàng Thu Nga

Cập nhật: 1/27/2018 - Lượt xem: 637

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Họ tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thu Nga

Tên đề tài luận án: Hiệu quả bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi.

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 62.72.03.03

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm (Viện Dinh dưỡng), TS. Từ Ngữ (Hội Dinh dưỡng Việt Nam)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

NỘI DUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ: Dinh dưỡng kém ở phụ nữ trước và trong khi có thai gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai cũng như kết quả thai nghén và sự tăng trưởng của trẻ sau này. Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ trước và trong khi có thai giúp tích lũy chất dinh dưỡng và mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng bền vững. Hai loại hình can thiệp chính trên phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai để cải thiện kết quả thai nghén là bổ sung thực phẩm và bổ sung vi chất dinh dưỡng. Hầu hết các nghiên cứu can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng đã thực hiện cho tác dụng cải thiện tình trạng của loại vi chất được bổ sung nhưng tác động đến tình trạng dinh dưỡng và sự tăng trưởng của trẻ sau sinh chưa thực sự rõ rệt. Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Mức tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc động vật có thể dự đoán được mức tăng cân khi có thai, kết quả thai nghén và sự phát triển của trẻ em.  

Hầu hết các nghiên cứu đã thực hiện đều sử dụng vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm đã qua chế biến và can thiệp trên phụ nữ có thai. Có rất ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả của bổ sung thực phẩm tự nhiên, can thiệp kéo dài từ trước khi có thai cho đến khi sinh. Do vậy, nghiên cứu đánh giá hiệu quả của bổ sung thực phẩm tự nhiên, giàu dinh dưỡng trước và trong khi có thai tới tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi là cần thiết.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1. Đánh giá hiệu quả của bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới một số chỉ số nhân trắc của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. 2. Đánh giá hiệu quả của bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi huyện Cẩm Khê, Phú Thọ.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu được tiến hành trên 144 phụ nữ 18-30 tuổi mới kết hôn, chưa có thai, dự định có thai ngay và con của các bà mẹ này cho đến 24 tại 29 xã thuộc huyện Cẩm Khê, Phú Thọ.

Loại thiết kế nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu can thiệp có đối chứng trên cộng đồng, các đối tượng được chia ngẫu nhiên vào hai nhóm:

- Nhóm can thiệp (69 đối tượng): Nhóm phụ nữ được ăn bổ sung thực phẩm tự nhiên, giàu dinh dưỡng 5 ngày/tuần từ khi đăng ký tham gia nghiên cứu cho đến khi sinh.

- Nhóm chứng (75 đối tượng): Nhóm phụ nữ không được ăn bổ sung thực phẩm.

KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN

Nghiên cứu can thiệp bổ sung thực phẩm tự nhiên giàu sắt, kẽm, vitamin A, folate và vitamin B12 cho phụ nữ 5 ngày/tuần từ trước khi có thai cho đến khi sinh cho một số kết luận sau:

1.    Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới một số chỉ số nhân trắc của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi

Nghiên cứu can thiệp bổ sung thực phẩm không cải thiện cân nặng trung bình, mức tăng cân và tỉ lệ SDD cấp của phụ nữ khi có thai. Trung bình phụ nữ tăng được 1,3 kg khi thai được 16 tuần và 7,2 kg khi thai được 32 tuần, tỉ lệ suy dinh dưỡng khi thai được 16 tuần và 32 tuần lần lượt là 10,9% và 12,2%, sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu về cân nặng, mức tăng cân và tỉ lệ suy dinh dưỡng của phụ nữ khi có thai không khác nhau có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Can thiệp bổ sung thực phẩm trước và trong khi có thai có tác dụng cải thiện mức tăng cân của trẻ khi được 24 tuần tuổi. Trẻ thuộc nhóm can thiệp có cân nặng trung bình cao hơn 275 g so với cân nặng trung bình của trẻ thuộc nhóm chứng (p < 0,05). Can thiệp chưa cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh, cân nặng, chiều dài nằm, z-score trung bình cũng như tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm ở trẻ 24 tuần tuổi.

Với các đối tượng bị thiếu năng lượng trường diễn ở thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu (chưa có thai), can thiệp bổ sung thực phẩm có hiệu quả cải thiện z-score cân nặng theo tuổi (-0,05 ± 0,71 so với -0,61 ± 0,84, p < 0,05). Sự khác biệt không xảy ra trên toàn bộ 144 đối tượng cũng như ở nhóm đối tượng có tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI > 18,5) trước khi có thai.

2.    Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi

Can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ từ trước khi có thai đến khi sinh có tác động lên tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ khi thai 32 tuần, chỉ số hiệu quả can thiệp là 29,6%. Can thiệp cũng cho thấy hiệu quả cải thiện nồng độ cobalamin huyết thanh ở thời điểm thai 32 tuần [(439,8 (330,1; 538,2) pmol/l so với 382,4 (303,6; 477,3) pmol/l, p < 0,05). Không có đối tượng nào bị thiếu folate và cobalamin huyết thanh khi có thai, can thiệp chưa cho thấy hiệu quả cải thiện nồng độ hemoglobin và nồng độ folate huyết thanh trung bình ở phụ nữ khi có thai.

Can thiệp không cải thiện nồng độ hemoglobin trung bình và tỉ lệ thiếu máu ở toàn bộ trẻ 24 tuần tuổi. Tuy nhiên, can thiệp cho thấy hiệu quả cải thiện tỉ lệ thiếu máu (33,6% so với 70,6%, p < 0,05) ở trẻ 24 tuần tuổi có mẹ bị CED ở thời điểm trước khi có thai, khi bắt đầu tham gia nghiên cứu.

KHUYẾN NGHỊ

1.    Các chương trình, kế hoạch truyền thông cần đưa ra thông điệp rõ ràng về loại thực phẩm cụ thể, sẵn có để khuyến khích phụ nữ có thai, đặc biệt phụ nữ có thai ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn sử dụng, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bản thân người phụ nữ cũng như tình trạng đinh ưỡng và thiếu máu của trẻ sau này.

2.    Cần nghiên cứu thêm để giải thích hiện tượng nồng độ folate huyết thanh tăng lên ở phụ nữ có thai so với thời điểm trước khi có thai ngay cả khi khẩu phần ăn chưa đáp ứng đủ nhu cầu folate khuyến nghị cho phụ nữ có thai.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng khoa học về việc bổ sung thực phẩm giàu vi chất, tự nhiên, sẵn có tại địa phương cho phụ nữ trước và trong khi có thai là can thiệp bền vững, có thể ứng dụng tại gia đình và cộng đồng, đặc biệt trên đối tượng là phụ nữ bị thiếu năng lượng trường diễn giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm          

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

TS. Từ Ngữ

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Hoàng Thu Nga




ABTRACT

Name of PhD candidate: Hoang Thu Nga

Title of dissertation: Effect of food-based supplement prior to and during pregnancy on nutrition and anemia status of pregnant women and infant 24 weeks of age

Specialization: Nutrition - Code: 62.72.03.03

Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Lam (National Institute of Nutrition), PhD. Tu Ngu (Vietnam Nutrition Association)

Training Center: National Institute of Nutrition

INTRODUCTION: Poor maternal nutrition both before and during pregnancy adversely affects the nutritional status of pregnant women as well as birth outcomes and infant growth. Better maternal and health care during this time assists in nutrient accumulation and results to the stable improvement of nutritional status. The two main kinds of interventions in women of reproductive age and pregnant women are food-based and micronutrient supplementations. Most of micronutrient supplement interventions have been done showed the effectiveness on improving the status of the micronutrient, which was used to supplement, but the effect on birth outcomes was not clear. Food is the source of essential nutrients for humans. The consumption of animal source food can predict gestational weight gain, birth outcomes, and the development of children.

Most of studies have been done using micronutrients or processed foods to supplement and intervening during pregnancy. There were very few studies evaluating the effects of natural food supplements, which lasted long from pre-conception to term. Therefore, the study evaluating the effect of nutrient-rich food-based supplement prior to and during pregnancy on nutrition and anemia status of pregnant women and infant 24 weeks of age is needed.

OBJECTIVES: 1. To evaluate the effects of food supplementation from pre-conception to term on some anthropometric indexes of pregnant women and infant 24 weeks of age in Cam Khe district, Phu Tho province. 2. To evaluate the effects of food supplementation from pre-conception to term on anemia status of pregnant women and infant 24 weeks of age in Cam Khe district, Phu Tho province.

SUBJECTS AND METHODS OF THE STUDY:

Subjects: 144 just married women 18-30 years of age, who were non-pregnant, intended to have baby soon and their infants up to 24 weeks postpartum at 29 communes of Cam Khe district, Phu Tho province.

Study design:

The design of this study was unmasked, randomized control trial. Subjects were randomized assigned into one of the two following groups:

-          Intervention group (69 subjects): Group of women who got nutrient-rich food-based supplementation 5 days a week from preconception to term.

-          Control group (75 subjects): Group of women who did not get food supplements.

RESULTS AND CONCLUSION

       The study of the food-based supplement rich in iron, zinc, vitamin A, folate and vitamin B12 for women 5 days a week from preconception to term gave some of the following conclusions:

1.      Effect of food-based supplementation on some anthropometric indexes of pregnant women and infants 24 weeks postpartum

Natural food-based supplements did not improve in mean weight, gestational weight gain and the undernourished prevalence women during pregnancy. Gestational weight gains were 1.3 kg and 7.2 kg on average and the undernourished prevalence were 10.9% and 12.2% at 16 weeks and 32 weeks of pregnancy, respectively. There were no differences in average weight, gestational weight gain, and the undernourished prevalence by treatment group (p> 0. 05).

Food-based supplementation improved infants’ weight gain at 24 weeks postpartum. Infants of the intervention group had an average weight gain of 275 g compared to those the control group (p <0.05). However, the intervention did not improve birth outcomes as well as the weight, length, z-scores and the prevalence malnutrition of infants 24 weeks postpartum.

In the group of women with chronic energy deficiency before conception, food-based supplements improved weight for age z-score (-0.05 ± 0 71 vs. -0.61 ± 0.84, p <0.05). The difference was not observed in all 144 subjects as well as in those with normal nutritional status (BMI > 18.5) before conception.

2.      Effect of food-based supplementation on anemia status of pregnant women and their infant at 24 weeks postpartum

Natural food-based supplements improved the prevalence of anemia of the women at 32 weeks of pregnancy, the coefficient of effectiveness was 29.6%. The intervention also showed an improvement in serum cobalamin levels at 32 weeks of gestation [439.8 (330.1; 538.2) pmol/L vs 382.4 (303.6; 477.3) pmol/L, p <0.05). There were no subjects with folate and cobalamin deficiencies during pregnancy, and the intervention did not improve hemoglobin and serum folate levels in women during pregnancy.

Food-based supplementation did not improve the hemoglobin level and the prevalence of anemia in all infants at 24 weeks postpartum. However, the intervention improved the prevalence of anemia in infants at 24 weeks postpartum (33.6% vs 70.6%, p<0.05), whose mothers were with chronic energy deficiency before conception.

RECOMMENDATIONS

The following projects, communications programs should provide clear, specific information of nutrient-rich and available foods to encourage pregnant women to consume, especially who are with chronic energy deficiency before conception to improve their own nutritional status and their infants’ nutrition and anemia status later.

More research is needed to explain why the serum folate levels increase during pregnancy compared with pre-conception even their diets did not meet the recommended dietary allowances of folate for pregnant women.

NEW CONTRIBUTIONS OF THE STUDY

The study provided scientific evidences that a nutrient-rich food-based supplementation for women prior to and during pregnancy was sustainable and could apply at home and community, especially for women with chronic energy deficiency, to improve nutrition and anemia status of infants 24 weeks postpartum.

Supervisor 1

(Signature)

 

Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Lam

Supervisor 2

(Signature)

 

 

Dr. Tu Ngu

PhD Candidate

(Signature)

 

 

Hoang Thu Nga