English summary: This
is literature review on the nutritional status and trends of growth
among school age children. The author analyzed data from different
studies to describe nutrition situation of this group, include-ing
anthropometric status and micronutrient deficiencies. From this analysis, secular trends in growth have been observed.
English summary: This
is literature review on the nutritional status and trends of growth
among school age children. The author analyzed data from different
studies to describe nutrition situation of this group, include-ing
anthropometric status and micronutrient deficiencies. From this analysis, secular trends in growth have been observed.
Tình trạng dinh dưỡng và xu hướng tăng trưởng của trẻ lứa tuổi học đường
Ba
mươi năm trước, thế giới đã chứng kiến cuộc vật lộn của hàng triệu trẻ
sơ sinh để được kỷ niệm sinh nhật đầu tiên trong cuộc đời của chúng. Lúc
đó chỉ khoảng 83% trẻ sơ sinh sống qua 12 tháng tuổi. Ngày nay, theo
thống kê của UNICEF trong một thập kỷ qua có tới trên 90% và trẻ em trên
thế giới đã sống qua 5 tuổi và đạt tới tuổi đến trường. Tỷ...
Tóm tắt tiếng Việt: Ba
mươi năm trước, thế giới đã chứng kiến cuộc vật lộn của hàng triệu trẻ
sơ sinh để được kỷ niệm sinh nhật đầu tiên trong cuộc đời của chúng. Lúc
đó chỉ khoảng 83% trẻ sơ sinh sống qua 12 tháng tuổi. Ngày nay, theo
thống kê của UNICEF trong một thập kỷ qua có tới trên 90% và trẻ em trên
thế giới đã sống qua 5 tuổi và đạt tới tuổi đến trường. Tỷ lệ trẻ được
đến trường tăng dần hàng năm, thậm chí cao hơn bất cứ giai đoạn nào
trong lịch sử nhân loại. Điều này phản ánh sự thành công của các chương
trình “vì sự sống của trẻ em”, đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ cấp
bách đối với công tác chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe đối với trẻ em lứa
tuổi học đường. Ở Việt Nam trẻ lứa tuổi học đường chiếm khoảng 1/3 dân
số. Trẻ lứa tuổi học đường (từ 16-17 tuổi) trải qua hai mốc quan trọng
trong quá trình tăng trưởng và phát triển thể lực, đó là giai đoạn tiền
dậy thì và vị thành niên. Trong giai đoạn tiền dậy thì (6-9 tuổi), cơ
thể cần nhiều chất dinh dưỡng để dự trữ chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng
tốc phát triển vị thành niên. Chậm khởi động quá trình tăng trưởng mạnh
trong giai đoạn này là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng kém phát
triển của trẻ xuất hiện sớm.
Theo
Tổ chức Y tế thế giới, vị thành niên là nhóm đối tượng từ 10-19 tuổi.
Đây là giai đoạn mở đầu cơ hội chuẩn bị về dinh dưỡng cho cuộc sống
trưởng thành khỏe mạnh. Thêm nữa, trong lúc giải quyết những vấn đề dinh
dưỡng vị thành niên, một số rối loạn dinh dưỡng khởi phát trong giai
đoạn đầu đời có khả năng cũng được khắc phục.