Luận án tiến sĩ của NCS Phan Thị Kim Dung

Cập nhật: 5/16/2023 - Lượt xem: 654

Họ và tên NCS: Phan Thị Kim Dung

Tên đề tài: “Tình trạng thiếu vi chất kẽm, một số yếu tố liên quan và hiệu quả bổ sung kẽm ở bệnh nhi từ 2-36 tháng tuổi mắc viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (2017-2021)”

Chuyên ngành: Dinh Dưỡng

Mã số: 9720401

Hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

    2. PGS.TS Nguyễn Thị Yến

Cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng

NỘI DUNG

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm phổi cùng với vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng đặc biệt tình trạng thiếu kẽm là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống, các cơ quan trong cơ thể và nó bao gồm một số thay đổi sinh hóa đa dạng dẫn đến rối loạn chức năng trao đổi chất với các dấu hiệu điển hình là chậm phát triển/tăng trưởng, biếng ăn, giảm trí thông minh, thay đổi thần kinh cảm giác bất thường, chậm lành vết thương, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hô hấp... Trong đó, ở trẻ em tình trạng thiếu kẽm liên quan nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn, bệnh nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn. Tỷ lệ trẻ viêm phổi có thiếu kẽm rất cao. Một số thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy tác động của việc bổ sung kẽm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi và như một phương pháp điều trị bổ trợ cho bệnh viêm phổi... Chính vì vậy, đề tài tình trạng thiếu vi chất kẽm, một số yếu tố liên quan và hiệu quả bổ sung kẽm ở bệnh nhi từ 2-36 tháng tuổi mắc viêm phổi, là bằng chứng khoa học để bổ sung kẽm hỗ trợ điều trị viêm phổi trẻ em, giảm tỷ lệ thiếu kẽm, cải thiện triệu chứng lâm sàng và rút ngắn thời gian điều trị với các mục tiêu nghiên cứu sau:

1.   Mô tả tình trạng thiếu vi chất kẽm và một số yếu tố liên quan ở trẻ từ 2-36 tháng tuổi mắc viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, năm 2017-2019.

2.   Đánh giá hiệu quả bổ sung vi chất kẽm trong hỗ trợ điều trị cho trẻ từ 2-36 tháng tuổi mắc viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

Những đóng góp mới của luận án

Kết quả đề tài lần đầu ứng dụng bổ sung kẽm trong điều trị viêm phổi tại bệnh viện Xanh Pôn đã cho thấy chỉ số thiếu kẽm có giá trị cao trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị viêm phổi. Số liệu của đề tài là hết sức giá trị, là cơ sở khoa học để đề xuất xây dựng phác đồ bổ sung kẽm trong điều trị viêm phổi trẻ em trong thời gian tới - thêm một giải pháp can thiệp hiệu quả bên cạnh giải pháp hiện hành với tình trạng kháng kháng sinh ngày càng cao.

2.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhi được chẩn đoán viêm phổi có độ tuổi từ 2-36 tháng, vào điều trị tại khoa Hô hấp nhi, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nhi Hô Hấp, Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pon.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2019.

Cỡ mẫu:

- Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang là 394 đối tượng.

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp: 122 đối tượng một nhóm, hai nhóm là 244 đối tượng.

Thiết kế nghiên cứu:

- Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu kẽm và một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu kẽm ở trẻ viêm phổi.

- Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng. Nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: nhóm can thiệp và nhóm đối chứng, để đánh giá hiệu quả của biện pháp bổ sung vi chất kẽm cùng với phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y Tế. Nhóm can thiệp: bệnh nhi đủ điều kiện tham gia nghiên cứu được nhận kẽm cùng với phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y Tế trong suốt thời gian điều trị. Nhóm chứng: bệnh nhi đủ điều kiện tham gia nghiên cứu được nhận phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y Tế. 

3. KẾT LUẬN

3.1. Thực trạng thiếu kẽm và một số yếu tố liên quan ở trẻ viêm phổi lứa tuổi từ 2-36 tháng:

- Tỷ lệ trẻ bị viêm phổi có thiếu kẽm rất cao (57,6%). Mức độ thiếu kẽm nhẹ, thiếu vừa và thiếu nặng tương ứng là 23,1%; 33,2%; và 1,3%. Nồng độ kẽm huyết thanh trung bình của trẻ viêm phổi từ 2-36 tháng là 10,4 ±2,5 µmol/l. Nồng độ kẽm huyết thanh thấp hơn ở các trường hợp viêm phổi có yếu tố nguy cơ như tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, sinh non dưới 37 tuần, tiền sử mắc viêm phổi nhiều lần. Có mối liên quan giữa nồng độ kẽm huyết thanh với mức độ viêm phổi và mức độ SHH: viêm phổi nặng thì có nồng độ kẽm huyết thanh thấp. Nồng độ kẽm càng giảm thì mức độ suy hô hấp càng nặng. Tuổi của trẻ có liên quan có ý nghĩa thống kê với OR=0,5 (0,31 –  0,84), nhóm tuổi càng nhỏ càng ít khả năng bị thiếu kẽm.

3.2. Hiệu quả của bổ sung kẽm trong điều trị viêm phổi trẻ em:

Bổ sung kẽm làm cải thiện nhanh các triệu chứng viêm phổi: giảm thời gian ho; thời gian phục hồi lâm sàng và giảm số ngày điều trị. Bổ sung kẽm không làm thay đổi phác đồ đổi kháng sinh, chưa thấy thay đổi tình trạng dinh dưỡng và chưa thấy cải thiện tình trạng thiếu máu của trẻ.

4. KHUYẾN NGHỊ

Nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ trẻ viêm phổi có tỷ lệ thiếu kẽm cao, do đó các bác sỹ lâm sàng cần quan tâm đến tình trạng thiếu kẽm ở trẻ viêm phổi, nhất là trẻ viêm phổi có nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng và mắc viêm phổi nặng.

Trong quá trình điều trị viêm phổi, bên cạnh phác đồ điều trị thông thường cần chú ý bổ sung kẽm cho trẻ sớm và kéo dài trong suốt thời gian điều trị bệnh.

Cần bổ sung thêm hướng dẫn bổ sung kẽm vào phác đồ điều trị viêm phổi cho các cơ sở thực hành lâm sàng.

Cần triển khai nghiên cứu và đánh giá mô hình trên quy mô lớn hơn, số lượng bệnh nhân nhiều hơn, đa dạng hơn và theo dõi sau điều trị.

ớng dẫn khoa học 1

 


PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm

Hướng dẫn khoa học 2

 


PGS.TS. Nguyên Thị Yến

Nghiên cứu sinh

 


Phan Thị Kim Dung

ABSTRACT OF THE DOCTORAL DISSERTATION

Name of student: Phan Thi Kim Dung

Name of dissertation: " Zinc micronutrient deficiency, some related factors and the effectiveness of zinc supplementation in children aged 2-36 months with pneumonia at Xanh Pon General Hospital (2017-2021)"

Major: Nutrition

Code: 9720401

Academic advisors:  1. Assoc.Prof. Nguyen Thi Lam

2. Assoc.Prof . Nguyen Thi Yen

Institution: National Institute of Nutrition

CONTENT

1. OVERVIEW

Pneumonia, along with micronutrient deficiencies, especially zinc deficiency, is a public health problem in many developing countries, including Vietnam. Zinc deficiency affects all systems and organs in the body and it consists of a number of diverse biochemical changes that lead to metabolic dysfunction with typical signs of developmental/growth retardation, anorexia, decreased intelligence, abnormal sensory neurological changes, etc slow wound healing, increasing the risk of bacterial infections, especially gastrointestinal and respiratory infections... In particular, in children, zinc deficiency is associated with a higher risk of pneumonia, more severe disease and a higher risk of death. The percentage of pneumonia children with zinc deficiency is very high. Several clinical trials have shown the impact of zinc supplementation on reducing the incidence of pneumonia and as an adjunct treatment for pneumonia... Therefore, the topic t Zinc micronutrient deficiency, some of the factors involved, and the efficacy of zinc supplementation in pediatric patients aged 2-36 months, with pneumonia, are scientific evidence for zinc supplementation to support the treatment of pediatric pneumonia, reduce the incidence of zinc deficiency, improve clinical symptoms, and shorten treatment duration with the following research objectives :

1. Describe zinc micronutrient deficiency and some related factors in children aged 2-36 months with pneumonia at Xanh Pon General Hospital, 2017-2019.

2. Evaluate the effectiveness of zinc micronutrient supplementation in supporting treatment for children aged 2-36 months with pneumonia at Xanh Pon General Hospital.

Contributions of the study:

The results of the first application of zinc supplements in the treatment of pneumonia at Xanh Pon hospital have shown that zinc deficiency index has high value in the diagnosis and treatment of pneumonia. The data of the project is very valuable, which is the scientific basis for proposing the development of zinc supplementation regimens in the treatment of pediatric pneumonia in the near future - adding an effective intervention solution in addition to the current solution with increasing antibiotic resistance.

2. METHODS

Subjects of study: Pediatric patients diagnosed with pneumonia aged 2-36 months, treated at the Department of Paediatric Respiratory Medicine, Xanh Pon General Hospital.

Place of study: Department of Respiratory Pediatrics, Green Pon General Hospital.

Time of sudy: from October 2017 to December 2019.

Sample size:

- The sample size of the cross-sectional description study was 394 subjects.

- Sample size for intervention study: 122 subjects per group, two groups of 244 subjects.

Study design:

- A descriptive cross-sectional study that analyzes and assesses nutritional status, zinc deficiency status, and a number of factors related to zinc deficiency in children with pneumonia.

- Controlled clinical intervention studies. The study was divided into 2 groups: the intervention group and the control group, to evaluate the effectiveness of zinc micronutrient supplementation along with the pneumonia treatment regimen of the Ministry of Health. Intervention group: pediatric patients eligible for the study received zinc along with the Ministry of Health's pneumonia treatment regimen for the duration of treatment. Control group: pediatric patients eligible for the study received pneumonia treatment regimens from the Ministry of Health.

3. CONCLUSION

3.1. Zinc deficiency and some related factors in children with pneumonia aged 2-36 months:

- The proportion of children with pneumonia with zinc deficiency is very high (57.6%). The level of mild zinc deficiency, moderate deficiency and severe deficiency was 23.1%, respectively; 33,2%; and 1.3%. The mean serum zinc concentration of children with pneumonia aged 2-36 months was 10.4 ±2.5 μmol/l. Serum zinc levels are lower in pneumonia with risk factors such as stunting malnutrition, preterm birth less than 37 weeks, history of repeated pneumonia. There is an association between serum zinc levels and pneumonia levels and SHH levels: severe pneumonia has low serum zinc levels. The lower the zinc levels, the more severe the degree of respiratory failure. Children's age was statistically significantly associated with OR=0.5 (0.31 – 0.84), the younger the age group, the less likely they were to be zinc deficient.

3.2. Effectiveness of zinc supplements in the treatment of pediatric pneumonia:

Zinc supplementation quickly improves pneumonia symptoms: reduces cough time; clinical recovery period and a decrease in the number of days of treatment. Zinc supplementation has not changed the antibiotic regimen, no change in nutritional status has been seen, and no improvement in children's anemia has been observed.

4. RECOMMENDATIONS

1. Research has shown that the rate of children with pneumonia has a high rate of zinc deficiency, so clinicians need to pay attention to zinc deficiency in children with pneumonia, especially pneumonia children who are at risk of premature birth, malnutrition and severe pneumonia.

During the treatment of pneumonia, in addition to the usual treatment regimen, attention should be paid to zinc supplementation for children early and prolonged throughout the treatment period.

Zinc addition guidelines should be added to pneumonia treatment regimens for clinical practice.

It is necessary to conduct research and evaluate the model on a larger scale, with a larger number of patients, more diversity, and post-treatment follow-up.

Academic advisor 1

 

 

Assoc.Prof.Nguyen Thi Lam

Academic advisor 2

 

 

Assoc.Prof.Nguyen Thi Yen

Student

 

 

Phan Thi Kim Dung

Tải về: