Luận án tiến sĩ của NCS Phan Tiến Hoàng

Cập nhật: 11/3/2023 - Lượt xem: 191

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Họ và tên NCS: Phan Tiến Hoàng

Tên đề tài: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và kết quả bổ sung vi chất sắt, kẽm ở trẻ em 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại một số tỉnh phía Bắc (2017- 2020)”

Chuyên ngành: Dinh dưỡng

Mã số: 9720401

Hướng dẫn khoa học:            

1. PGS.TS. Nguyễn Quang Dũng

2. PGS.TS.Trần Thúy Nga

Cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng

NỘI DUNG

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng đang là vấn đề phổ biến trong các nước đang phát triển. Sự tăng trưởng kém ở trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi, đang đặt ra một trong những thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Thiếu vi chất dinh dưỡng được xem là một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hơn 50% tổng số trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Khoảng 12% trong số những trường hợp tử vong này xuất phát từ thiếu hụt bốn loại vi chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm sắt, iốt, vitamin A và kẽm. Thiếu sắt và kẽm là hai trong số những vấn đề thiếu hụt vi chất dinh dưỡng phổ biến trên toàn thế giới, và phụ nữ cũng như trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, đang đối diện với nguy cơ nghiêm trọng về thiếu vi chất dinh dưỡng.

Với việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp bổ sung vi chất dinh dưỡng phù hợp, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng sắt và kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là rất cần thiết. Đề tài: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và kết quả bổ sung vi chất sắt, kẽm ở trẻ em 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại một số tỉnh phía Bắc (2017- 2020)”. Tìm hiểu, bổ sung thêm một số kiến thức liên quan đến 2 vi chất sắt và kẽm. cung cấp thêm bằng chứng về việc bổ sung riêng rẽ vi chất Kẽm hay Sắt - Kẽm phối hợp lên tình trạng dinh dưỡng, tình trạng vi chất vi chât dinh dưỡng ở trẻ 1- 3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi với mục tiêu nghiên cứu sau:

1. Mô tả tỷ lệ nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi ở một số xã của tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ năm 2017.

2. Đánh giá kết quả giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm bổ sung vi chất kẽm hoặc nhóm phối hợp vi chất sắt và kẽm sau 6 tháng can thiệp.

Những đóng góp mới của luận án

Số liệu từ nghiên cứu về tình trạng nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, và thiếu kẽm ở trẻ suy dinh dưỡng trong độ tuổi từ 1 đến 3 năm tại các xã nông thôn và khu vực miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn trong đề tài này đóng vai trò quan trọng. Chúng là cơ sở dựa trên khoa học để đề xuất và triển khai các biện pháp can thiệp nhằm đối phó với tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng chung cho trẻ suy dinh dưỡng và trẻ suy dinh dưỡng thấp còi trong độ tuổi từ 1 đến 3 năm.

Kết quả bổ sung vi chất kẽm độc lập hoặc phối hợp với vi chất sắt, với tỷ lệ 1:1 và hàm lượng 15 mg sắt và 15 mg kẽm, cũng được xem xét trong việc đánh giá tình hình. Dữ liệu thu thập từ đề tài cung cấp một cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh hàm lượng vi chất sắt và kẽm khi can thiệp vào tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, đặc biệt tại những xã nông thôn và vùng miền núi.

Số liệu từ đề tài này cũng mang ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất phương án cụ thể cho việc bổ sung vi chất kẽm độc lập hoặc phối hợp với vi chất sắt, trong các chương trình can thiệp cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi. Hơn nữa, thông tin thu thập từ đề tài này có thể được sử dụng như là cơ sở cho các nghiên cứu tương tự với các đối tượng có độ tuổi lớn hơn, nhằm tạo ra bằng chứng để cải thiện biện pháp can thiệp bổ sung vi chất sắt và kẽm trong các chương trình phòng ngừa suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Trẻ em 1-3 tuổi.

Bà mẹ (hoặc người nuôi dưỡng) trẻ em 1-3 tuổi.

Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm triển khai nghiên cứu, tại một số xã thuộc tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nam cụ thể.

- Tỉnh Phú thọ: Huyện Tam Nông gồm các xã: Hương Nha, Thanh Uyên, Hiền Quan, Xuân Quang

- Tỉnh Vĩnh Phúc: Huyện Lập Thạch gồm các xã: Bắc Bình, Đồng Ích, Liễn Sơn, Triệu Đề

- Tỉnh Hà Nam: huyện Bình Lục gồm các xã: An Lão, An Ninh, Bình Nghĩa, Đồng Du.

Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020.

Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng là 340 đối tượng.

Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp: 340 đối tượng ở nhóm chứng 114 đối tượng, nhóm bổ sung sắt + kẽm 112 đối tượng, nhóm bổ sung kẽm 114 đối tượng.

Thiết kế nghiên cứu

Can thiệp cộng đồng có đối chứng để so sánh hiệu quả giữa các hình thức bổ sung vi chất dinh dưỡng khác nhau.

Đánh giá trước can thiệp: Tiến hành đánh giá tình trạng dinh dưỡng của đối tượng được chọn vào nghiên cứu về cân, đo nhân trắc, lấy máu xét nghiệm nồng độ Hb, Ferritin huyết thanh, kẽm huyết thanh.

Hoạt động can thiệp: Triển khai trong 6 tháng, có 3 nhóm tham gia nghiên cứu, trong đó nhóm 1 được sử dụng chế phẩm bổ sung chứa 15 mg kẽm/ngày, nhóm 2 sử dụng chế phẩm bổ sung chứa 15 mg sắt/ngày + 15 mg kẽm/ngày, nhóm 3 là nhóm chứng chỉ dùng hàng ngày chế phẩm thông thường không chứa sắt, kẽm. Đánh giá sau can thiệp: Đối tượng nghiên cứu của 3 nhóm được cân, đo nhân trắc, lấy máu xét nghiệm nồng độ Hb, Ferritin huyết thanh, kẽm huyết thanh nhằm đánh giá kết quả can thiệp.

3. KẾT LUẬN

3.1. Tình trạng nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 1-3 tuổi

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của đối tượng nghiên cứu là 50,6%, trong đó mức nặng là 6,8%, mức vừa là 43,8%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng gày còm của đối tượng nghiên cứu là 8,5%, trong đó mức nặng là 0%, mức vừa là 8,5%; Tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu là 31,8%; Tỷ lệ thiếu sắt của đối tượng nghiên cứu là 24,4%; Tỷ lệ thiếu kẽm của đối tượng nghiên cứu là 65,3%.

3.2. Kết quả của sử dụng sắt - kẽm phối hợp với sử dụng kẽm riêng rẽ ở của trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi sau 6 tháng can thiệp.

Đối với cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi

Kết quả can thiệp thay đổi chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi ở cả 3 nhóm đều giảm so với trước can thiệp; Bổ sung kẽm hoặc bổ sung sắt + kẽm cải thiện  tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi tốt hơn so với không bổ sung vi chất săt kẽm: tỷ lệ SDD thấp còi ở nhóm chứng giảm là 91,9%; ở nhóm bổ sung kẽm riêng rẽ là 84%, và nhóm bổ sung sắt - kẽm là 89,9%.

Đối với cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Kết quả can thiệp thay đổi chỉ số z-score cân nặng theo tuổi nhóm bổ sung kẽm giảm - 0,42 ± 0,37; nhóm bổ sung sắt - kẽm giảm - 0,36 ± 0,30. Cao hơn nhóm chứng (giảm -0,32 ± 0,33); Thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở nhóm bổ sung kẽm giảm tốt hơn so với bổ sung sắt + kẽm và không bổ sung vi chất sắt, kẽm (nhóm bổ sung kẽm giảm 21,3% cao hơn so với nhóm chứng giảm 19,2%.

Đối với cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thể gầy còm.

Sau 6 tháng can thiệp, chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi trung bình ở cả 3 nhóm đều giảm so với trước can thiệp; Kết quả có sự thay đổi tỷ lệ SDD thể gầy còm ở cả 3 nhóm cho thấy: Nhóm bổ sung kẽm có tỷ lệ giảm nhiều hơn so với nhóm chứng (tương ứng 7,4% so với 5%).

Đối với cải thiện tình trạng thiếu máu.

Sau can thiệp, nồng độ Hb tăng lên ở cả 3 nhóm so với trước can thiệp. Nồng độ Hb ở nhóm bổ sung kẽm tăng trung bình 3,4 ± 13,6 g/L, cao hơn nhóm chứng: 3,2 ± 12,7 g/L (p<0,05). Nồng độ Hb ở nhóm bổ sung sắt-kẽm tăng trung bình 2,6 ± 14,9 g/L; Bổ sung kẽm hặc bổ sung sắt + kẽm tỷ lệ thiếu máu giảm hơn nhóm không bổ sung vi chất sắt, kẽm (nhóm bổ sung kẽm giảm 5,4%, nhóm bổ sung sắt-kẽm giảm 6,2%. Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm chứng tăng 3%).

Đối với cải thiện tình trạng thiếu sắt sau can thiệp

Kết quả thay đổi nồng độ Ferritin huyết thanh trung bình của đối tượng nghiên cứu ở cả 3 nhóm đều tăng cao hơn so với trước can thiệp: nhóm bổ sung sắt - kẽm tăng 24,5 ± 37,9 μg/L, cao hơn so với nhóm chứng 16,1 ± 31,3 μg/L; nhóm bổ sung kẽm tăng 9,4 ± 24,6 μg/L; Sau can thiệp bổ sung sắt + kẽm tỷ lệ thiếu sắt giảm tốt hơn so với không bổ sung sắt, kẽm hoặc chỉ bổ sung kẽm (nhóm chứng  giảm 16,2%, mức giảm ở nhóm bổ sung kẽm là 9,7%, và nhóm bổ sung sắt-kẽm giảm 16,4%).

Đối với cải thiện tình trạng tình trạng thiếu kẽm sau can thiệp:

Sau can thiệp kết quả thay đổi nồng độ kẽm huyết thanh của đối tượng nghiên cứu đều tăng; nhóm bổ sung kẽm (tăng 1,38 ± 2,88) cao hơn nhóm bổ sung sắt - kẽm (tăng 1,31 ± 3,30) và cao hơn nhóm chứng (tăng 0,32 ± 2,52); Kết quả thay đổi tỷ lệ thiếu kẽm sau can thiệp của đối tượng nghiên cứu: ở nhóm bổ sung sắt-kẽm giảm 21,7% nhiều hơn so với nhóm chứng (giảm 1,0%) và nhóm bổ sung kẽm (giảm 20,4%); Chỉ số hiệu quả cho thấy, can thiệp bổ sung sắt + kẽm phối hợp giảm nguy cơ tuyệt đối với thiếu kẽm là 18,3% và can thiệp bổ sung sắt+kẽm cho 5 trẻ em thiếu kẽm sẻ giảm một trẻ thiếu kẽm (NNT = 5,46).

4. KHUYẾN NGHỊ

Nên bổ sung sắt - kẽm trên của trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi trên địa bàn các xã khó khăn có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao ở các tỉnh Hà Nam, Phú Thọ và Vĩnh Phúc với mục tiêu cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm.

Cần có thêm các nghiên cứu trên địa bàn rộng, trên trẻ SDD thấp còi ở lứa tuổi lớn hơn để có thể đánh giá kết quả bổ sung phối hợp sắt - kẽm hay kẽm riêng rẽ, nhằm đưa ra được các bằng chứng khoa học, góp phần đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp.

Cần có thêm các nghiên cứu theo dõi, đánh giá hiệu quả trong thời gian 6, 12 và 24 tháng can thiệp, để có thể đánh giá đầy đủ hơn về kết quả tác động của bổ sung sắt + kẽm và bổ sung kẽm sau can thiệp trên của trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Hướng dẫn khoa học 1

 


PGS.TS. Nguyễn Quang Dũng

Hướng dẫn khoa học 2

 


PGS.TS. Trần Thúy Nga

Nghiên cứu sinh

 


Ths. Phan Tiến Hoàng


Ph.D. Dissertation Summary

Full name of PhD student: PHAN TIEN HOANG

Project title: “Assessment of the nutritional status and the outcomes of iron and zinc supplementation in malnutrition stunted children aged 1-3 in some northern provinces (2017- 2020)”

Field of study: Nutrition

Code: 9720401

Scientific instructions:           

1. PGS.TS. Nguyễn Quang Dũng

2. PGS.TS.Trần Thúy Nga

Training facility: Nutrition Institute

CONTENT

1. Raise an issue

Malnutrition and nutrient deficiency are prevalent issues in developing countries. Poor growth in children, particularly stunted growth, presents a significant global public health challenge.Nutrient deficiency is considered a direct or indirect cause of over 50% of all child deaths worldwide, with approximately 12% of child deaths attributed to the lack of four key essential nutrients: iron, iodine, vitamin A, and zinc.Iron and zinc deficiencies are among the most common forms of nutrient deficiencies globally, and women and children, especially those under the age of 5, are at significant risk of malnutrition.

The paragraph emphasizes the critical need to research and discover suitable nutritional solutions to combat iron and zinc deficiencies in undernourished stunted children under 5 years old. The research project, titled "Assessment of Nutritional Status and the Outcomes of Iron and Zinc Supplementation in Undernourished Stunted Children Aged 1-3 in Some Northern Provinces (2017-2020)," aims to expand our understanding of these two vital nutrients, iron and zinc. It also seeks to provide additional evidence on the separate or combined supplementation of zinc and iron and their impact on the nutritional status of undernourished children aged 1-3, with the following research objective.

1. Describing the prevalence of underweight, wasting, anemia, iron deficiency, and zinc deficiency among undernourished stunted children aged 1-3 in selected communes of Hà Nam, Vĩnh Phúc, and Phú Thọ provinces in 2017.

2. Assessing the outcomes in terms of reduced rates of undernutrition, anemia, iron deficiency, and zinc deficiency among undernourished stunted children aged 1-3 in the group receiving zinc supplementation or the group receiving combined iron and zinc supplementation after a 6-month intervention period.

The new contributions of the dissertation include:

Data from this study on the prevalence of underweight, wasting, anemia, iron deficiency, and zinc deficiency in undernourished stunted children aged 1-3 in economically challenged rural and mountainous areas of Hà Nam, Vĩnh Phúc, and Phú Thọ provinces in 2017 plays a pivotal role. It serves as a scientific foundation for proposing and implementing interventions to address undernutrition and general nutrient deficiencies in undernourished and stunted children within the 1-3 age group.

The results of supplementing zinc independently or in combination with iron, in a 1:1 ratio with 15 mg of both iron and zinc, are also considered in this assessment. Data collected from the study provides a scientific basis for adjusting iron and zinc supplementation when intervening in the nutritional status of undernourished stunted children aged 1-3, particularly in rural and mountainous communes.

The data from this study also holds significant implications for proposing specific strategies for supplementing zinc independently or in combination with iron in intervention programs targeting undernourished stunted children aged 1-3. Furthermore, the information gathered from this study can be used as a basis for similar research on older age groups, offering evidence to improve iron and zinc supplementation interventions in malnutrition and nutrient deficiency prevention programs.

2. Research Methods

Research Subjects

Children aged 1-3 years

Mothers (or caregivers) of children aged 1-3 years

Research Location

The research was conducted in specific locations in the provinces of Phu Thọ, Vinh Phuc, and Ha Nam, as follows:

Phu Tho Province: Tam Nong District, including the following communes: Huong Nha, Thanh Uyen, Hien Quan, Xuan Quang.

Vinh Phuc Province: Lap Thach District, including the following communes: Bac Binh, Đong Ich, Lien Sơn, Trieu De.

Ha Nam Province: Binh Luc District, including the following communes: An Lao, An Ninh, Binh Nghia, Đong Du.

Research Period

The research period was from June 2017 to December 2020.

Sample Size:

The sample size for the nutritional status study was 340 subjects.

For the intervention study:

Control group: 114 subjects.

Iron and zinc supplementation group: 112 subjects.

Zinc supplementation group: 114 subjects.

Study Design

The study design involves a community-based intervention with a control group to compare the effectiveness of different forms of nutritional supplementation.

Pre-Intervention Assessment: Prior to the intervention, an assessment was conducted on the selected subjects to evaluate their nutritional status. This included weight measurements, anthropometric assessments, and blood tests to determine hemoglobin (Hb) concentration, serum ferritin levels, and serum zinc levels.

Intervention Activities: The intervention spanned six months and involved three research groups. These groups are as follows:

Group 1: Received a daily nutritional supplement containing 15 mg of zinc.

Group 2: Received a daily nutritional supplement containing 15 mg of iron and 15 mg of zinc.

Group 3: The control group, received a daily regular nutritional supplement without iron or zinc.

Post-Intervention Evaluation: After the intervention period, the study subjects from all three groups were reassessed. This assessment included weight measurements, anthropometric assessments, and blood tests to measure hemoglobin concentration, serum ferritin levels, and serum zinc levels. This evaluation was performed to determine the outcomes of the intervention.

3. Conclusion

3.1.The prevalence of underweight, wasting, anemia, iron deficiency, and zinc deficiency in undernourished stunted children aged 1-3 years

The prevalence of underweight among the study subjects is 50.6%, with 6.8% classified as severe and 43.8% as moderate. The prevalence of wasting is 8.5%, with no severe cases and 8.5% classified as moderate. The prevalence of anemia is 31.8%, iron deficiency is 24.4%, and zinc deficiency is 65.3% among the study subjects.

3.2. The results of using combined iron and zinc supplementation compared to zinc supplementation alone in undernourished stunted children aged 1-3 years after a 6-month intervention..

For improving the condition of undernourished stunted children

The intervention resulted in a decrease in height-for-age Z-scores for all three groups compared to pre-intervention. However, both zinc supplementation and iron + zinc supplementation improved the condition of undernourished stunted children more effectively than not supplementing iron and zinc. The prevalence of severe stunting in the control group decreased by 91.9%, in the zinc supplementation group by 84%, and in the iron + zinc supplementation group by 89.9%.

For improving the condition of malnutrition  underweight children

The intervention results in changes in weight-for-age Z-scores: the zinc supplementation group decreased by -0.42 ± 0.37, and the iron + zinc supplementation group decreased by -0.36 ± 0.30. These changes are greater than the control group (-0.32 ± 0.33).

Regarding the changes in the prevalence of underweight, the zinc supplementation group showed better results compared to the iron + zinc supplementation and non-supplementation groups. The zinc supplementation group had a reduction of 21.3%, which is higher than the control group's reduction of 19.2%..

For improving the condition of malnutrition stunted children.

After 6 months of intervention, the average height-for-age Z-scores for all three groups decreased compared to pre-intervention.

The results show changes in the prevalence of underweight: the zinc supplementation group had a greater reduction in underweight prevalence compared to the control group (corresponding to 7.4% versus 5%).

For improving the anemia status:

After the intervention, hemoglobin (Hb) concentrations increased in all three groups compared to pre-intervention. The zinc supplementation group showed an average increase of 3.4 ± 13.6 g/L, which was higher than the control group with an increase of 3.2 ± 12.7 g/L (p<0.05). The iron + zinc supplementation group showed an average increase of 2.6 ± 14.9 g/L. Both zinc supplementation and iron + zinc supplementation resulted in a greater reduction in anemia compared to the non-supplementation group. The zinc supplementation group had a 5.4% reduction, the iron + zinc supplementation group had a 6.2% reduction, while the anemia rate in the control group increased by 3%.

For improving the iron deficiency status:

The results showed an increase in the average serum ferritin concentration of the study subjects in all three groups compared to pre-intervention. The iron + zinc supplementation group had the highest increase at 24.5 ± 37.9 μg/L, which was higher than the control group's increase of 16.1 ± 31.3 μg/L. The zinc supplementation group had an increase of 9.4 ± 24.6 μg/L. After iron + zinc supplementation, the reduction in iron deficiency was more effective compared to not supplementing iron and zinc or supplementing zinc alone. The control group showed a 16.2% reduction, the zinc supplementation group showed a 9.7% reduction, and the iron + zinc supplementation group showed a 16.4% reduction.

For improving the zinc deficiency status after the intervention:

After the intervention, the serum zinc concentration of the study subjects increased in all three groups. The zinc supplementation group had the highest increase (1.38 ± 2.88), followed by the iron + zinc supplementation group (1.31 ± 3.30), and the control group had the lowest increase (0.32 ± 2.52).

The results showed a reduction in zinc deficiency prevalence after the intervention: the iron + zinc supplementation group had a 21.7% reduction, which was greater than the control group (1.0%) and the zinc supplementation group (20.4%). The efficacy index demonstrates that the iron + zinc supplementation intervention reduced the absolute risk of zinc deficiency by 18.3%, and for every 5 children supplemented with iron + zinc, one child with zinc deficiency would be reduced (Number Needed to Treat, NNT = 5.46).

4. Recommendations

It is recommended to supplement iron and zinc for undernourished stunted children aged 1-3 years in the disadvantaged areas with a high prevalence of stunting in Hà Nam, Phú Thọ, and Vĩnh Phúc provinces with the aim of improving the nutritional status and addressing anemia, iron deficiency, and zinc deficiency.

Further research is needed on a broader scale, particularly on older age groups of undernourished stunted children, to evaluate the outcomes of combined iron-zinc supplementation or zinc supplementation alone and to provide scientific evidence for more appropriate intervention strategies.

Additionally, longitudinal studies with assessments at 6, 12, and 24 months after the intervention are required to comprehensively evaluate the impact of iron-zinc supplementation and zinc supplementation on undernourished stunted children aged 1-3 years.

Science instructor 1

 

PGS.TS. Nguyen Quang Dung

Science instructor 2

 

PGS.TS. Tran Thuy Nga

PhD student

 

Ths. Phan Tien Hoang

Tải về: