Mục tiêu: Mô tả kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú trong các trường học của thành phố Thanh Hóa năm 2020. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang điều tra trên 400 người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú tất cả các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 17 - Số 2 - Tháng 5/ Vol.17 - No.2 - May - Năm 2021/ Year 2021
Tóm tắt tiếng Việt: Mục tiêu: Mô tả kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú trong các trường học của thành phố Thanh Hóa năm 2020. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang điều tra trên 400 người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú tất cả các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Người chế biến thực phẩm được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định lượng. Kết quả: Tỷ lệ người chế biến thực phẩm đạt yêu cầu kiến thức chung về ATVSTP là 73,4%. Cụ thể, tỉ lệ người trả lời đúng về triệu chứng ngộ độc thực phẩm rét run, sốt; hôn mê, co giật lần lượt là 19% và 21,4%. Về nguyên nhân ngộ độc thực phẩm: 66,2% người trả lời biết một trong nguyên nhân là do thực phẩm có sẵn chất độc, 49,2 % người trả lời là do sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục. Về xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm: tỉ lệ người trả lời là đình chỉ thực phẩm nghi ngờ; lưu giữ thực phẩm nghi ngờ, chất nôn, phân; gọi cấp cứu lần lượt chiếm tỉ lệ 56,9%; 50,5%; 33,8%. Kết luận: Tỷ lệ người chế biến thực phẩm đạt yêu cầu kiến thức chung về ATVSTP là 73,4%
Objective: To describe knowledge on food safety and hygiene of food handlers working in kitchens of semi-boarding schools in Thanh Hoa city in 2020.
Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 17 - Số 2 - Tháng 5/ Vol.17 - No.2 - May - Năm 2021/ Year 2021
English summary: Objective: To describe knowledge on food safety and hygiene of food handlers working in kitchens of semi-boarding schools in Thanh Hoa city in 2020. Method: The design was cross-sectional descriptive study in over 400 people processing food in kitchens of all semi-boarding schools in Thanh Hoa city. Food handlers were interviewed using quantitative questionnaires. Results: The percentage of food handlers meeting the requirements of general knowledge about food safety and hygiene was 73.4%. Specifically, the percentage of people who correctly answered food poisoning symptoms, chills, fever; coma and convulsions were 19% and 21.4% respectively. Regarding the cause of food poisoning: 66.2% of the respondents knew that one of the reasons was due to the availability of toxins in food, 49.2% of the respondents knew that it was due to the use of food additives outside the list. Regarding management when food poisoning occurs: proportion of respondents who had suspended the food; stored suspected food, vomits and feces; called for emergency services, accounted for 56.9%; 50.5%; 33.8%, respectively. Conclusion: The rate of food handlers meeting the requirements of general knowledge about food safety and hygiene was 73.4%.