CỔNG THÔNG TIN DINH DƯỠNG QUỐC GIA

VIETNAM NUTRITIONAL PORTAL

Khảo sát tình hình chăm sóc dinh dưỡng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi đến khám tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng II, 2008-2009
17 lượt xem
chia sẻ
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ học, phương pháp chăm sóc, mức độ phát triển thể chất của trẻ <= 6 tháng đến khám tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng II. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả . Kết quả: Trong số 262 trẻ đến khám: đa số các trẻ là con đầu lòng đựơc sinh thường tại các bệnh viên sản nội thành , phần lớn đủ...
Tóm tắt tiếng Việt: Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ học, phương pháp chăm sóc, mức độ phát triển thể chất của trẻ <= 6 tháng đến khám tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng II. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả . Kết quả: Trong số 262 trẻ đến khám: đa số các trẻ là con đầu lòng đựơc sinh thường tại các bệnh viên sản nội thành , phần lớn đủ cân lúc sinh. Các trẻ được đưa đi khám phần lớn vì lý do dinh dưỡng (biếng ăn, chậm lên cân) hoặc vì mắc bệnh cấp tính (hô hấp, tiêu hóa …). Tỷ lệ các phương pháp nuôi dưỡng trẻ: Trong 262 trẻ trong nhóm nghiên cứu có độ tuổi từ 0-6 tháng chỉ có 17,9% trẻ được bú mẹ hòan tòan đến 6 tháng tuổi, đối với những trường hợp sử dụng sữa công thức hoặc ăn bổ sung kèm theo (191 trẻ) đa phần vì lý do mẹ cho rằng mình không đủ sữa (44%), mẹ phải đi làm sớm (19%), các lý do khác: mẹ sợ sữa mình bị nóng, sữa mẹ không đủ chất bằng sữa bột, mẹ sinh mổ, bệnh lý mẹ, biến dạng vú chiếm khoảng 36%. Trong nhóm 197 trẻ có được cho bú mẹ, chỉ có 25% trẻ được cho bú trong vòng ½ h sau sinh, 43% bà mẹ biết cách cho bú đúng (bú cạn sữa cuối). Các trẻ đựợc ăn sữa công thức từ thời điểm khá sớm (72% trong tháng tuổi  đầu tiên, 25% trong độ tuổi từ 1-4 tháng ). Có 32% trẻ được cho ăn bổ sung quá sớm (trước 4 tháng tuổi ) và chỉ có 2% trẻ được cho ăn bổ sung vào đúng thời điểm theo khuyến cáo hiện nay (> 6 tháng tuổi ). Thức ăn bổ sung cho trẻ đa phần do mẹ hoặc bà trực tiếp chế biến (90%), có 62,1% chưa biết cách chế biến thức ăn bổ sung  đúng cách (không đủ 4 nhóm thực phẩm, tỷ lệ các nhóm chất không cân đối, chỉ cho ăn nước không ăn cái) hoặc mua thức ăn chế biến sẵn. Kết luận: 75% trường hợp trẻ được bú sữa mẹ nhưng bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi khá thấp (17,9%) vì nhiều lý do: kiến thức bà mẹ, hoàn cảnh kinh tế xã hội, bệnh lý mẹ kèm theo, núm vú khó ngậm bắt… >70% bà mẹ cho trẻ bú  ăn thêm sữa công thức từ khá sớm, 32,1% trẻ ăn bổ sung khá sớm (< 4 tháng) và 62,1% bà mẹ không biết cách chế biến thức ăn bổ sung. Điều này đã góp phần làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng trong nhóm không được bú mẹ hoàn toàn ngày càng cao .
English summary: Objective: To describe the epidemiological  characteristics, feeding techniques, physical developmental ratio for infant under 6 months old who were at first visit the nutritional department of the No2 Children’s Hospital from 2008-2009. Methods: Descriptive study. Results: Only 17.9% were exclusively breastfed until 6 months old because off poor maternal knowledge (44%), maternal diseases (36%), social reasons (early coming back work…) (19%)…Only 25% initiated breastfeeding within 30 minutes after delivery. 43% of the mothers knew the right techniques to feed the baby. In group who have used formula milk (192 cases), 72% were given the formula when they were in the first month, 25% in the age of 1-4 months old. In group who have had complementary food: 32% were introduced at the early age (<4 months old), only 2 % at the right time (>=6 months old).  62.1% were fed with poor complementary food. Conclusions: 75% of the infants have been breastfed but only 17.9% have been exclusively breastfed until 6 months because of the constrains of mother’s knowledge, maternal diseases, large nipples, and social reasons; over 70% were given formula milk when they were in the first month, 32% were given complementary foods at the early age (<4 months old), 62.1% were fed with poor complementary food. All these reasons lead to the condition that the malnutrition rate in group who was not exclusively breastfed is higher than the others.
English summary: Objective: To describe the epidemiological  characteristics, feeding techniques, physical developmental ratio for infant under 6 months old who were at first visit the nutritional department of the No2 Children’s Hospital from 2008-2009. Methods: Descriptive study. Results: Only 17.9% were exclusively breastfed until 6 months old because off poor maternal knowledge (44%), maternal diseases (36%), social reasons (early coming back work…) (19%)…Only 25% initiated breastfeeding within 30 minutes after delivery. 43% of the mothers knew the right techniques to feed the baby. In group who have used formula milk (192 cases), 72% were given the formula when they were in the first month, 25% in the age of 1-4 months old. In group who have had complementary food: 32% were introduced at the early age (<4 months old), only 2 % at the right time (>=6 months old).  62.1% were fed with poor complementary food. Conclusions: 75% of the infants have been breastfed but only 17.9% have been exclusively breastfed until 6 months because of the constrains of mother’s knowledge, maternal diseases, large nipples, and social reasons; over 70% were given formula milk when they were in the first month, 32% were given complementary foods at the early age (<4 months old), 62.1% were fed with poor complementary food. All these reasons lead to the condition that the malnutrition rate in group who was not exclusively breastfed is higher than the others.