Hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống thừa cân béo phì cho học sinh tiểu học tại quận 10 TP Hồ Chí Minh năm học 2008-2009
Đây
là một nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Nghiên cứu được
thực hiện trong một năm học 2008-2009 tại 2 trường tiểu học bán trú tại
quận 10 với số học sinh 2500. Các đo lường được đánh giá vào đầu và cuối
nghiên cứu bao gồm cân nặng, chiều cao, vòng eo, phỏng vấn kiến thức về
dinh dưỡng của học sinh, thầy cô và phụ huynh, phỏng vấn...
Tóm tắt tiếng Việt: Đây
là một nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Nghiên cứu được
thực hiện trong một năm học 2008-2009 tại 2 trường tiểu học bán trú tại
quận 10 với số học sinh 2500. Các đo lường được đánh giá vào đầu và cuối
nghiên cứu bao gồm cân nặng, chiều cao, vòng eo, phỏng vấn kiến thức về
dinh dưỡng của học sinh, thầy cô và phụ huynh, phỏng vấn phụ huynh về
thói quen ăn uống và vận động của học sinh. Ghi nhận chế độ ăn và thực
phẩm bán tại căn tin trường. Các biện pháp can thiệp bao gồm cung cấp
kiến thức về dinh dưỡng phòng chống béo phì, trang bị dụng cụ thể dụng
thể thao và vẽ hình trên sân cho học sinh tăng vận động, tổ chức khám và
tư vấn thừa cân béo phì tại trường. Kết quả: Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thiếu cân và thể còi cọc đều rất thấp
ở hai trường (1.4% và 0.9% tương ứng), trong khi đó tỉ lệ thừa cân và
béo phì khá cao (20.8% và 7.7% tương ứng). Đa số học sinh thừa cân hay
béo phì đều là nam giới (67.1% và 91.7% tương ứng). Sau một năm học can
thiệp, tỉ lệ béo phì ở trường can thiệp giảm với biên độ gấp đôi ở so
với trường làm chứng (ở trường can thiệp, tỉ lệ béo phì giảm từ 8% xuống
còn 3.9%). Sau can thiệp các thói quen sau đây đã được cải thiện ở
trường can thiệp so với trường chứng: tỉ lệ sử dụng sữa, cách chọn loại
sữa, giảm thói quen ăn kem, ăn bánh ngọt, cải thiện thói quen sử dụng xe
đạp, tập thể dục và giảm thói quen sử dụng máy vi tính giải trí. Kết luận:
Với thời lượng can thiệp ngắn, đã có cải thiện về tỉ lệ cũng như một số
thói quen về ăn uống và vận động. Tuy nhiên các giải pháp can thiệp
trong thời gian tới cần thiết kế để có sự tham gia tích cực hơn của địa
phương cũng như lồng ghép vào các hoạt động thường quy của trường để các
giải pháp trên mang tính bền vững hơn.
English summary: A
community-based controlled intervention study was conducted in school
year of 2008-2009 in 2 semi-boarding primary schools in District 10 with
total children of 2,500. Indicators collected at the baseline and
endline included weight, height, waist, interviewing of nutrition
knowledge of students, teachers and parents, interviewing parents on
dietary and exercise habits of their children. Diets and food sold at
the school canteens were also recorded. Interventions include provision
of nutrition knowledge on weight control, of sport and physical exercise
equipments, of medical examination and counseling on weight control at
the schools. The results showed that underweight and stunting rate in
the 2 schools was very low (1.4 and 0.9%, respectively), while
overweight and obesity rate was very high (20.8% and 7.7%,
respectively). Most of overweight and obese students were male (67.1%
and 91.7%, respectively). After one year of intervention, obesity rate
in intervention school reduced twice than the control (from 8% to 3.9%).
A number of habits have been improved compared to control school, such
as proportion of dairy use, selection of milk, reduced ice-cream and
sweet consumption, increased bicycle use and physical exercise and
reduced use of computers for entertainment. Conclusion: After a short
duration of intervention, there has been improvement in rates and diet
and physical habits. However, the future interventions should be
designed to attract more involvement of the schools as well to integrate
in routine activities of the schools for their sustainability
English summary: A
community-based controlled intervention study was conducted in school
year of 2008-2009 in 2 semi-boarding primary schools in District 10 with
total children of 2,500. Indicators collected at the baseline and
endline included weight, height, waist, interviewing of nutrition
knowledge of students, teachers and parents, interviewing parents on
dietary and exercise habits of their children. Diets and food sold at
the school canteens were also recorded. Interventions include provision
of nutrition knowledge on weight control, of sport and physical exercise
equipments, of medical examination and counseling on weight control at
the schools. The results showed that underweight and stunting rate in
the 2 schools was very low (1.4 and 0.9%, respectively), while
overweight and obesity rate was very high (20.8% and 7.7%,
respectively). Most of overweight and obese students were male (67.1%
and 91.7%, respectively). After one year of intervention, obesity rate
in intervention school reduced twice than the control (from 8% to 3.9%).
A number of habits have been improved compared to control school, such
as proportion of dairy use, selection of milk, reduced ice-cream and
sweet consumption, increased bicycle use and physical exercise and
reduced use of computers for entertainment. Conclusion: After a short
duration of intervention, there has been improvement in rates and diet
and physical habits. However, the future interventions should be
designed to attract more involvement of the schools as well to integrate
in routine activities of the schools for their sustainability