CỔNG THÔNG TIN DINH DƯỠNG QUỐC GIA

VIETNAM NUTRITIONAL PORTAL

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây của cán bộ viên chức trường Đại học Y Hà Nội.
20 lượt xem
chia sẻ
Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng, một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh và một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của cán bộ viên chức (CBVC) trường Đại học Y (ĐHY) Hà Nội năm 2014. Phương pháp: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 511 cán bộ viên chức của trường Đại học Y Hà Nội. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng...
Tóm tắt tiếng Việt: Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng, một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh và một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của cán bộ viên chức (CBVC) trường Đại học Y (ĐHY) Hà Nội năm 2014. Phương pháp: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 511 cán bộ viên chức của trường Đại học Y Hà Nội. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) bằng phương pháp nhân trắc học thông qua chỉ số BMI. Xét nghiệm các thành phần máu xác định sớm một số bệnh có liên quan đến ăn uống. Kết quả: Tỷ lệ thừa cân là 14,9% (24,2% đối với nam và 9,5%  đối với nữ). Tỷ lệ thiếu cân là 5,3% (nam là 3,2% và nữ là 6,5%). Theo nhóm tuổi, tỷ lệ thiếu cân có xu hướng giảm và thừa cân có xu hướng tăng dần. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ (tăng cholesterol, tăng triglycerid, tăng LDL, tăng acid uric máu) ở nhóm thừa cân béo phì cao hơn so với nhóm bình thường (p < 0,05). Các yếu tố nguy cơ gặp ở nam giới là tăng acid uric máu và triglycerid. Các yếu tố nguy cơ gặp ở nữ giới là tăng cholesterol, tăng triglyceride và acid uric máu. Ở nữ giới, tỷ lệ mắc các bệnh gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp ở nhóm thừa cân cao hơn so với nhóm bình thường (p < 0,05). Các bệnh mạn tính gặp nhiều hơn ở nam giới là gan nhiễm mỡ; nữ giới là tăng huyết áp và gan nhiễm mỡ. Kết luận: Các chỉ tiêu nhân trắc và hoá sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc phát hiện sớm và dự báo cộng đồng có nguy cơ cao về dinh dưỡng.
English summary: The study aimed to describe nutritional status, risk factors and some non-communicable diseases related to nutrition among staffs working at Hanoi Medical University in 2014. A cross sectional survey was conducted in 511 people. Nutritional status was assessed by BMI. Blood test was done for early detection of nutrition-related diseases. Results: Overweight prevalence was 14.9% (24.2% in males and 9.5% in females). Underweight rate was 5.3% (3.2% in males and 6.5% in females). Underweight tended to decrease and overweight tended to increase by age.  The proportion of risk factors (increased cholesterol, triglyceride, LDL, uric acid) in overweight group was higher than the normal group (p<0.05). Risk factors in males were increased blood uric acid and triglyceride. Those in females were increased cholesterol, triglyceride and uric acid in blood. In females, the prevalence of fatty liver, high blood pressure in overweight group was higher than the normal group (p<0.05). Common chronic diseases in males were fatty liver; in females were high blood pressure and fatty liver. Conclusion: Anthropometric and biochemical indices are significant for early detection and forecasting the at risk population
English summary: The study aimed to describe nutritional status, risk factors and some non-communicable diseases related to nutrition among staffs working at Hanoi Medical University in 2014. A cross sectional survey was conducted in 511 people. Nutritional status was assessed by BMI. Blood test was done for early detection of nutrition-related diseases. Results: Overweight prevalence was 14.9% (24.2% in males and 9.5% in females). Underweight rate was 5.3% (3.2% in males and 6.5% in females). Underweight tended to decrease and overweight tended to increase by age.  The proportion of risk factors (increased cholesterol, triglyceride, LDL, uric acid) in overweight group was higher than the normal group (p<0.05). Risk factors in males were increased blood uric acid and triglyceride. Those in females were increased cholesterol, triglyceride and uric acid in blood. In females, the prevalence of fatty liver, high blood pressure in overweight group was higher than the normal group (p<0.05). Common chronic diseases in males were fatty liver; in females were high blood pressure and fatty liver. Conclusion: Anthropometric and biochemical indices are significant for early detection and forecasting the at risk population