CỔNG THÔNG TIN DINH DƯỠNG QUỐC GIA

VIETNAM NUTRITIONAL PORTAL

Tình trạng dinh dưỡng và phát triển thể lực của học sinh phổ thông khu vực thành thị, nông thôn và miền núi tại 3 tỉnh/thành phía Bắc
23 lượt xem
chia sẻ
Điều tra về tình trạng dinh dưỡng và phát triển thể lực của học sinh phổ thông được triển khai tại 3 vùng thành thị (TT), nông thôn (NT) và miền núi (MN) của 3 tỉnh thành phía Bắc (Hà Nội, Hải Dương và Bắc Giang) với tổng số 21.626 học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Kết quả cho thấy học sinh TT cả nam và nữ đều cao hơn học sinh NT và MN một cách có ý...
Tóm tắt tiếng Việt: Điều tra về tình trạng dinh dưỡng và phát triển thể lực của học sinh phổ thông được triển khai tại 3 vùng thành thị (TT), nông thôn (NT) và miền núi (MN) của 3 tỉnh thành phía Bắc (Hà Nội, Hải Dương và Bắc Giang) với tổng số 21.626 học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Kết quả cho thấy học sinh TT cả nam và nữ đều cao hơn học sinh NT và MN một cách có ý nghĩa (p<0, 001) ở tất các cả các lớp tuổi; ở tuổi 17: Học sinh MN cả nam và nữ thấp hơn học sinh TT khoảng 3cm. Tuy nhiên, chiều cao của các nam và nữ ở cả 3 vùng thành thị, nông thôn và miền núi đã điều tra đều thấp hơn chuẩn của WHO 2007. Nhìn chung tình trạng dinh dưỡng của học sinh TT tốt hơn so với NT và MN: Tỷ lệ gầy (BMI <-2SD) của học sinh TT khá thấp (3,9%) trong khi tỷ lệ này của học sinh NT cao hơn (17,5%) và của học sinh MN là 16,8%. Tỷ lệ thừa cân – béo phì (BMI>+2SD) trung bình của học sinh TT khá cao 7%, tỷ lệ này của học sinh NT và MN thấp dưới 1% (NT-0,6% và học sinh MN là 0,4%). Trong 3 vùng nghiên cứu tỷ lệ thấp còi của học sinh TT thấp nhất (6,1%) so với 2  vùng NT và MN; Tỷ lệ thấp còi học sinh NT là 20,7% và tỷ lệ học sinh thấp còi cao nhất ở MN là 23,9%.
English summary: A survey on nutritional status and physical growth of school students was conducted in 3 areas: urban – rural – mountains of 3 Northern provinces (Hanoi, Hai Duong and Bac Giang, respectively) with the total of 21,626 students from grade 1 to grade 12. The results showed that urban students (both boy and girls) were significantly taller than those living in rural and mountainous area (p<0.001) in all age groups. At 17 years old, boy and girls living in mountainous area were 3 cm shorter that their urban peers. However, the height of both genders in all 3 areas was less than WHO standards 2007. In general, nutritional status of urban students was better than that of rural and mountainous students: underweight rate (BMI<-2SD) of urban students (16.8%). Overweight rate (BMI>+2SD) of urban students was quite high (7%) while it was under 1% in rural and mountainous students (0.6% in rural and 0.4% in mountain). In the 3 areas, stunting rate of urban students was the lowest (6.1%) compared to the other 2 areas (20.7% in rural and 23.9% in mountain).
English summary: A survey on nutritional status and physical growth of school students was conducted in 3 areas: urban – rural – mountains of 3 Northern provinces (Hanoi, Hai Duong and Bac Giang, respectively) with the total of 21,626 students from grade 1 to grade 12. The results showed that urban students (both boy and girls) were significantly taller than those living in rural and mountainous area (p<0.001) in all age groups. At 17 years old, boy and girls living in mountainous area were 3 cm shorter that their urban peers. However, the height of both genders in all 3 areas was less than WHO standards 2007. In general, nutritional status of urban students was better than that of rural and mountainous students: underweight rate (BMI<-2SD) of urban students (16.8%). Overweight rate (BMI>+2SD) of urban students was quite high (7%) while it was under 1% in rural and mountainous students (0.6% in rural and 0.4% in mountain). In the 3 areas, stunting rate of urban students was the lowest (6.1%) compared to the other 2 areas (20.7% in rural and 23.9% in mountain).