Liệu có sự thay đổi về xu hướng suy dinh dưỡng tại Việt Nam hay không?
Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em vẫn là vấn đề có ý
nghĩa sức khoẻ cộng đồng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu này được tiến hành trong khuôn khổ thiết kế của nghiên cứu SEANUTS nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Đông Nam Á. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên
3600 trẻ từ 6 tháng đến 11...
Tóm tắt tiếng Việt: Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em vẫn là vấn đề có ý
nghĩa sức khoẻ cộng đồng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu này được tiến hành trong khuôn khổ thiết kế của nghiên cứu SEANUTS nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Đông Nam Á. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên
3600 trẻ từ 6 tháng đến 11 tuổi. Trẻ em được cân, đo, điều tra
khẩu phần, và hoạt động thể lực. Xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa vào
phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng chuẩn tăng trưởng WHO 2007. Kết quả: Tỷ lệ trẻ em SDD nhẹ cân vùng thành thị là 10,8%, vùng nông thôn là 20,8%. Bên cạnh đó,
xu hướng thừa cân, béo phì (TCBP) cũng cho thấy gia tăng đáng báo động, có đến
29% trẻ TCBP ở thành thị và 5,6% trẻ TCBP ở vùng nông thôn. Kết luận: Có sự tồn tại đồng thời cả
hai vấn đề suy dinh dưỡng và TCBP ở trẻ em, khác biệt theo vùng, với tỷ lệ SDD
cao ở vùng nông thôn và TCBP tập trung chủ yếu ở vùng thành thị. Cần định hướng
các chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở vùng nông
thôn và phòng chống TCBP cho trẻ em, đặc biệt ở khu vực thành thị. Sự gia tăng
nhanh TCBP ở vùng thành thị là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng cần được
can thiệp sớm.
English summary: Under nutrition in children remains a public health issue in many
countries worldwide, including Vietnam. The research is performed under SEANUTS
aiming to evaluate nutrition status of Southeast Asian children. Method: Cross-sectional
study was performed in 3,600 children aged 6 months to 11 years from 6
provinces and cities of Vietnam (Ha Noi, Ha Nam, Quang Binh, Hue City, and Ho
Chi Minh City & Ben Tre). All the children participating were weighed,
measured and examined of their diet and physical activity. The nutrition
classification is based on WHO 2007. Results: As of SEANUTS results,
the rate of child underweight in urban areas was 10.8%, in rural was 20.8%.
Besides, the trend of overweight and obesity also shows an alarming increase,
to approximately 1/3 in urban areas. Conclusions:
Both under nutrition and obesity simultaneously exist in Vietnamese
children: high rates of malnutrition in rural areas and overweight and obesity
concentrate mainly in urban areas. Programs against child under nutrition in
rural areas and programs on preventing obesity for children especially in urban
areas should be oriented. Obesity proliferation in urban areas is an urgent
public health issue that should be intervened at early phase.
English summary: Under nutrition in children remains a public health issue in many
countries worldwide, including Vietnam. The research is performed under SEANUTS
aiming to evaluate nutrition status of Southeast Asian children. Method: Cross-sectional
study was performed in 3,600 children aged 6 months to 11 years from 6
provinces and cities of Vietnam (Ha Noi, Ha Nam, Quang Binh, Hue City, and Ho
Chi Minh City & Ben Tre). All the children participating were weighed,
measured and examined of their diet and physical activity. The nutrition
classification is based on WHO 2007. Results: As of SEANUTS results,
the rate of child underweight in urban areas was 10.8%, in rural was 20.8%.
Besides, the trend of overweight and obesity also shows an alarming increase,
to approximately 1/3 in urban areas. Conclusions:
Both under nutrition and obesity simultaneously exist in Vietnamese
children: high rates of malnutrition in rural areas and overweight and obesity
concentrate mainly in urban areas. Programs against child under nutrition in
rural areas and programs on preventing obesity for children especially in urban
areas should be oriented. Obesity proliferation in urban areas is an urgent
public health issue that should be intervened at early phase.