Tỷ lệ thiếu vitamin D và một số yếu tố liên quan ở trẻ em 1 đến 6 tháng tuổi tại Hà Nội
Nghiên cứu cắt ngang đã
được tiến hành tại một địa điểm nông thôn thuộc Hà Nội vào năm 2010 để
xác định tỷ lệ thiếu vitamin D và những yếu tố liên quan ở trẻ 1-6 tháng
tuổi. Tổng số 186 trẻ từ 1-6 tháng đang được bú mẹ, và các bà mẹ của bé
đã được chọn ngẫu nhiên và mời tham gia nghiên cứu. Hàm lượng 25 (OH) D
trong huyết thanh của trẻ đã được...
Tóm tắt tiếng Việt: Nghiên cứu cắt ngang đã
được tiến hành tại một địa điểm nông thôn thuộc Hà Nội vào năm 2010 để
xác định tỷ lệ thiếu vitamin D và những yếu tố liên quan ở trẻ 1-6 tháng
tuổi. Tổng số 186 trẻ từ 1-6 tháng đang được bú mẹ, và các bà mẹ của bé
đã được chọn ngẫu nhiên và mời tham gia nghiên cứu. Hàm lượng 25 (OH) D
trong huyết thanh của trẻ đã được phân tích bằng phương pháp miễn dịch.
Trẻ được phân loại là không đủ vitamin D huyết thanh (hay vitamin D
huyết thanh thấp) khi hàm lượng 25 (OH) D ≤ 75nmol/L, là thiếu vitamin
D khi hàm lượng 25 (OH) D ≤ 50 nmol/L. Sữa của các bà mẹ được thu thập
để phân tích hàm lượng vitamin D3 bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp
(HPLC). Tình trạng tiếp xúc với ánh nắng của trẻ được đánh giá bằng
phương pháp phỏng vấn các bà mẹ. Kết quả cho thấy: tỷ lệ thiếu vitamin D
ở đối tượng nghiên cứu là 23,6%, tỷ lệ trẻ có hàm lượng vitamin D huyết
thanh thấp là 40,7%. Những yếu tố liên quan đến thiếu vitamin D ở trẻ
là: thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hàm lượng vitamin D3 trong sữa
mẹ thấp. Hàm lượng vitamin D huyết thanh có liên quan tỷ lệ thuận với
hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ (r2 =0,43, p< 0,001). Trẻ
không tắm nắng có nguy cơ bị còi xương cao gấp 2,3 lần so với trẻ được
tắm nắng đúng cách (p< 0,05). Như vậy, thiếu vitamin D là vấn đề đáng
chú ý ở trẻ đang được bú mẹ, cần có những nghiên cứu can thiệp để dự
phòng.
English summary: A population-based,
cross-sectional survey was done in a rural area of Hanoi in 2010 to
determine the prevalence of Vitamin D deficiency (VDD) and related
factors in Vietnamese infants aged 1-6 months. A total of 186 infants
aged 1-6 months and who were breast fed, and their mothers were randomly
selected and invited to participate. Serum 25 (OH) D concentration of
infants was analyzed by immunoassay kits. An infant was classified as
having VDD if her/ his25 (OH) D concentration was ≤50nmol/L, and vitamin D
insufficiency if ≤75 nmol/L. Mother’s breast milk was collected for
analyzing vitamin D3 concentration by high-performance liquid
chromatography (HPLC) method. Sun exposure of the infants aged 1-6
months in studied area was 23.6%, and the prevalence of vitamin D
insufficiency was 40.7%. Factors associated with VDD were lack of sun
exposure and low vitamin D concentration in breast milk. Serum vitamin D
concentration was positively associated to vitamin D level in breast
milk (r2 = 0.43, p<0.001). Infants who received sun
exposure for 30 minutes per day had a VDD prevalence 2.3 times lower
than those were not (p<0.05). Our findings suggest that NIN is
noteworthy problem in Vietnamese breastfed infants, and intervention
strategies should be considered to control it.
English summary: A population-based,
cross-sectional survey was done in a rural area of Hanoi in 2010 to
determine the prevalence of Vitamin D deficiency (VDD) and related
factors in Vietnamese infants aged 1-6 months. A total of 186 infants
aged 1-6 months and who were breast fed, and their mothers were randomly
selected and invited to participate. Serum 25 (OH) D concentration of
infants was analyzed by immunoassay kits. An infant was classified as
having VDD if her/ his25 (OH) D concentration was ≤50nmol/L, and vitamin D
insufficiency if ≤75 nmol/L. Mother’s breast milk was collected for
analyzing vitamin D3 concentration by high-performance liquid
chromatography (HPLC) method. Sun exposure of the infants aged 1-6
months in studied area was 23.6%, and the prevalence of vitamin D
insufficiency was 40.7%. Factors associated with VDD were lack of sun
exposure and low vitamin D concentration in breast milk. Serum vitamin D
concentration was positively associated to vitamin D level in breast
milk (r2 = 0.43, p<0.001). Infants who received sun
exposure for 30 minutes per day had a VDD prevalence 2.3 times lower
than those were not (p<0.05). Our findings suggest that NIN is
noteworthy problem in Vietnamese breastfed infants, and intervention
strategies should be considered to control it.