CỔNG THÔNG TIN DINH DƯỠNG QUỐC GIA

VIETNAM NUTRITIONAL PORTAL

Vitamin và hệ thống bảo vệ cơ thể vật chủ
14 lượt xem
chia sẻ
Các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin D, sắt, kẽm và selen đóng vai trò cần thiết trong bảo vệ cơ thể vật chủ. Ở nhiều quần thể dân cư, trẻ em và phụ nữ có thai thường tiêu thụ môt lượng các vi chất dinh dưỡng cần thiết ít hơn so với nhu cầu khuyến nghị, điều này có thể gây ra những hậu quả nặng hơn hoặc có thể gây chết do mắc các bệnh...
Tóm tắt tiếng Việt: Các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin D, sắt, kẽm và selen đóng vai trò cần thiết trong bảo vệ cơ thể vật chủ. Ở nhiều quần thể dân cư, trẻ em và phụ nữ có thai thường tiêu thụ môt lượng các vi chất dinh dưỡng cần thiết ít hơn so với nhu cầu khuyến nghị, điều này có thể gây ra những hậu quả nặng hơn hoặc có thể gây chết do mắc các bệnh nhiễm khuẩn thông thường như sởi, tiêu chảy, viêm phổi hay viêm đường hô hấp khác. Nói chung, các vi chất dinh dưỡng không ngăn ngừa được nhiễm khuẩn, nhưng tình trạng đủ vi chất làm cho cơ thể thuận lợi để hồi phục và sống sót. Việc bổ sung kẽm cho những quần thể có lượng kẽm thấp đã làm giảm mức độ nặng của bệnh tiêu chảy. Việc bổ sung vitamin A ở trẻ em có nguy cơ thiếu vitamin A đã làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ tử vong chung và tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan tới sởi. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bổ sung vitamin A cho trẻ bị sởi ở những nơi thiếu vitamin A vẫn còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng, và Học viện Hàn lâm Nhi Khoa Mỹ cũng khuyến cáo như vậy đối với trẻ có nguy cơ mắc sởi. Vấn  đề vitamin A có hiệu quả hay không trong giảm viêm phổi vẫn đang được tranh cãi. Đề cập đến vitamin A như một ví dụ, tôi sẽ thảo luận về các lợi ích đối với hệ thống bảo vệ cơ thể vật chủ, những lợi ích này xảy ra như thế nào, và một vài ý kiến tranh luận hiện nay về phương thức tối ưu đối với bổ sung vitamin A. Hiện nay, việc phân phối vitamin A cho trẻ thường thông qua đầu mối tiêm chủng. Tuy nhiên, có những số liệu cho thấy cần nên tránh các tương tác có thể xảy ra giữa vitamin A và vacxin. Tóm lại, những nghiên cứu thí nghiệm và dịch tễ đã chứng minh cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng là một phần quyết định trong chương trình chung để nâng cao sức khỏe cộng đồng.
English summary: Micronutrients including vitamin A, vitamin D, iron, zinc and selenium play essential roles in host defense. In many populations, children and often pregnant women consume lower amounts of es-sential micronutrients than are recommended, and this may result in more severe of fatal outcomes from common infectious diseases such as measles, diarrhea, and pneumonia and other respiratory diseases. Generally, micronutrients do not prevent infection, but an adequate micronutrient status can provide the host with an advantage for recovery and survival. Supplementation with zinc in populations with low zinc status has been shown to reduce the severity of diarrheal disease. Supplemention with vitamin A in children at risk of vitamin A deficiency has been shown to significantly reduce all-cause mortality and measles-related morbidity and mortality. WHO recommends vitamin A for children with measles wherever vitamin A deficiency is a public health proplem, and the American Acedemy of  Pediatricts has adopted a similar position for at-risk children with measles. Whether vitamin A is effective in reducing pneumonia is controversial. Using vitamin A as a main example, I will discuss the benefits to host defense, how they may occur, and some cur-rent controversies regarding the optimal approach to vitamin A supplementation. At present, vitamin A is often administered to children at immunization contacts. However, emerging data suggests there may be interactions between vitamin A and vaccines that should be avoided. Overall, experimental and epidemiological studies support the conclusion that improving micronutrient status is a critical part of an overall program for improving public health.
English summary: Micronutrients including vitamin A, vitamin D, iron, zinc and selenium play essential roles in host defense. In many populations, children and often pregnant women consume lower amounts of es-sential micronutrients than are recommended, and this may result in more severe of fatal outcomes from common infectious diseases such as measles, diarrhea, and pneumonia and other respiratory diseases. Generally, micronutrients do not prevent infection, but an adequate micronutrient status can provide the host with an advantage for recovery and survival. Supplementation with zinc in populations with low zinc status has been shown to reduce the severity of diarrheal disease. Supplemention with vitamin A in children at risk of vitamin A deficiency has been shown to significantly reduce all-cause mortality and measles-related morbidity and mortality. WHO recommends vitamin A for children with measles wherever vitamin A deficiency is a public health proplem, and the American Acedemy of  Pediatricts has adopted a similar position for at-risk children with measles. Whether vitamin A is effective in reducing pneumonia is controversial. Using vitamin A as a main example, I will discuss the benefits to host defense, how they may occur, and some cur-rent controversies regarding the optimal approach to vitamin A supplementation. At present, vitamin A is often administered to children at immunization contacts. However, emerging data suggests there may be interactions between vitamin A and vaccines that should be avoided. Overall, experimental and epidemiological studies support the conclusion that improving micronutrient status is a critical part of an overall program for improving public health.