HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA DINH DƯỠNG 2001-2010
( theo Công văn số: 9101/YT-BMTE, Ngày 6 tháng 11 năm 2001 của BYT)
Ngày 22 tháng 2 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 21/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010. Bản Chiến lược đã đề ra mục tiêu tổng quát là "Đảm bảo đến năm 2010, tình trạng dinh dưỡng của nhân dân được cải thiện rõ rệt, các gia đình trước hết là trẻ em và bà mẹ được nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý, bữa ăn của người dân ở tất cả các vùng đủ hơn về số lượng, cải thiện hơn về chất lượng, đảm bảo về an toàn vệ sinh; Hạn chế các vấn đề sức khoẻ mới nảy sinh có liên quan tới dinh dưỡng".
Để giúp các địa phương triển khai tốt các nội dung của CLQGDD, Ban Chỉ đạo thực hiện CLQGDD TW hướng dẫn một số nội dung sau:
1. Về mặt tổ chức điều hành
- Trung tâm Y học dự phòng tỉnh là cơ quan thường trực giúp Sở Y tế thực hiện triển khai về chuyên môn kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, giám sát, định kỳ đánh giá việc thực hiện chiến lược. Sở Y tế chỉ định một cán bộ thuộc trung tâm Y học dự phòng làm thư ký cho Ban chỉ đạo.
- UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Ban Chỉ đạo thực hiện CLQGDD của tỉnh thống nhất chỉ đạo Sở Y tế thiết lập mạng lưới triển khai xuống huyện/quận và các xã/phường.
2. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thực hiện CLQGDD
Ở Trung ương:
- Chỉ đạo phương hướng thực hiện các nội dung của CLQGDD giai đoạn 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 21/2001/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2001.
- Thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch theo các mục tiêu của CLQGDD giai đoạn 2001-2010.
- Thực hiện phối hợp liên ngành, đề xuất những vấn đề dinh dưỡng cần ưu tiên giải quyết theo từng giai đoạn.
Ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TW:
- Tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động thuộc Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng. Xây dựng kế hoạch, thông qua và tổ chức triển khai các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm đạt được các mục tiêu về dinh dưỡng đã đề ra theo từng năm, từng giai đoạn.
- Đưa mục tiêu dinh dưỡng vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương cũng như của các ngành.
- Thống nhất, điều phối mọi hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng và các lĩnh vực khác có liên quan trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm BMTE/KHHGĐ triển khai có hiệu quả các hoạt động: Giáo dục và tư vấn dinh dưỡng, Phối hợp trong ngành y tế và phối hợp liên ngành về các chương trình có liên quan đến dinh dưỡng. Ngoài ra, còn triển khai một số hoạt động mang tính đặc thù của từng ngành như:
- Trung tâm y tế dự phòng triển khai các chương trình: Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, Dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng (người lớn, học sinh, các đối tượng lao động...); Vệ sinh an toàn thực phẩm; Giám sát dinh dưỡng.
- Trung tâm BMTE/KHHGĐ triển khai: Mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Triển khai các hoạt động khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ; Chăm sóc dinh dưỡng và sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí, huy động đóng góp của địa phương và huy động cộng đồng trong việc thực hiện Chiến lược.
- Đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành ở các địa phương, đồng thời có liên hệ chặt chẽ với Ban chỉ đạo/Ban Điều hành thực hiện CLQGDD ở Trung ương.
- Định kỳ 6 tháng một lần, các địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện với Bộ Y tế. Bộ Y tế tổng hợp báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tiến độ và kết quả thực hiện.
- Sở Y tế là cơ quan chủ trì thực hiện triển khai, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan xây dựng kế hoạch, hướng dẫn kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược hàng năm để báo cáo UBND tỉnh; tổ chức sơ kết thực hiện Chiến lược vào năm 2005 và tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2010.
Ở cấp huyện/quận:
- Ban Chỉ đạo thực hiện CLQGDD của Huyện/Quận có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc thực hiện CLQGDD trong phạm vi Huyện/Quận, đề xuất với ban chỉ đạo tỉnh/thành và ban chỉ đạo trung ương những giải pháp thực hiện các mục tiêu của CLQGDD phù hợp với tình hình của địa phương. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm đạt được các mục tiêu về dinh dưỡng đã đề ra theo từng năm, từng giai đoạn. Tổ chức giám sát và đề xuất các giải pháp cụ thể, thực hiện báo cáo định kỳ lên Ban chỉ đạo cấp trên theo quy định.
Ở cấp xã/phường:
- Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu của xã/phường có nhiệm vụ chỉ đạo việc thực thi các chỉ tiêu dinh dưỡng. Huy động các nguồn lực. Đưa các chỉ tiêu dinh dưỡng vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tăng cường công tác giáo dục truyền thông dinh dưỡng bằng các hình thức thích hợp.
- Các hoạt động dinh dưỡng được thực hiện thông qua mạng lưới y tế thôn bản, cộng tác viên, hội viên các đoàn thể (như Hội phụ nữ...)
- Trạm Y tế xã làm thường trực và tổng hợp báo cáo các hoạt động theo quy định.
3. Xây dựng kế hoạch dinh dưỡng
- Ban Chỉ đạo của tỉnh: chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng của tỉnh cho từng năm, từng giai đoạn (2001-2005 và 2006-2010). Có sự tham gia đóng góp ý kiến của các Sở, Ban, Ngành liên quan của tỉnh sau đó thống nhất trình lên UBND tỉnh phê duyệt.
- Sau khi kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt: Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức triển khai việc thực hiện bản Kế hoạch này, cơ quan tham mưu chỉ đạo là Sở Y tế, cơ quan thường trực là Trung tâm Y tế dự phòng.
- Hằng năm, Ban chỉ đạo các xã/phường; quận/huyện xây dựng kế hoạch dinh dưỡng gửi lên Ban chỉ đạo cấp trên theo quy định về quản lý hành chính. Ban chỉ đạo cấp trên có trách nhiệm giúp đỡ cấp dưới về chuyên môn kỹ thuật để xây dựng kế hoạch dinh dưỡng hằng năm.
(Mẫu báo cáo 6 tháng)
Mẫu M-01/CLQGDD
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
BÁO CÁO 6 THÁNG THỰC HIỆN CLQGDD NĂM
TỈNH:...........................................
Thời gian từ ngày.......tháng.......đến ngày......tháng......năm..........
I. NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRONG 6 THÁNG QUA
- Báo cáo tóm tắt những hoạt động đã được triển khai trong thời gian qua, bao gồm tên hoạt động, mục tiêu, đối tượng, diện triển khai, cơ quan thực hiện, kết quả đạt được so với kế hoạch (kèm bảng số liệu cụ thể theo mẫu)
- Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, biện pháp khắc phục.
II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI
- Nêu những hoạt động sẽ được tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ
- Nêu những kiến nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương để tạo điều kiện cho địa phương hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra, bao gồm những hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật, môi trường chính sách, đào tạo nguồn nhân lực...
Trưởng ban điều hành |
|
| Người làm báo cáo |
(Mẫu báo cáo 1 năm)
Mẫu M-02/CLQGDD
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CLQGDD
TỈNH:...........................................NĂM.....................
I. NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRONG NĂM
- Báo cáo tóm tắt những hoạt động đã được triển khai trong thời gian qua, bao gồm tên hoạt động, mục tiêu, đối tượng, diện triển khai, cơ quan thực hiện, kết quả đạt được so với kế hoạch ((kèm bảng số liệu cụ thể theo mẫu).
- Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, biện pháp khắc phục.
II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM TỚI
- Nêu những hoạt động sẽ được tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ
- Nêu những kiến nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương để tạo điều kiện cho địa phương hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra, bao gồm những hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật, môi trường chính sách, đào tạo nguồn nhân lực...
Trưởng ban điều hành |
|
| Người làm báo cáo |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH......................*
BAN CHỈ ĐẠO CLDD TỈNH..........................................
Ngày gửi báo cáo: .............................................................
Tên hoạt động/chương trình/dự án | Mục tiêu | Khung thời gian | Đối tượng | Địa điểm triển khai | Kinh phí | Nguồn kinh phí | Kết quả đạt được |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
| | | | | | | |
| | | | | | | |
| | | | | | | |
| | | | | | | |
| | | | | | | |
| | | | | | | |
| | | | | | | |
| | | | | | | |
| | | | | | | |
| | | | | | | |
Cộng (6): | | | | | | | |
Trưởng ban Chỉ đạo |
| Người tổng hợp báo cáo |
Ghi chú:
(1) Tên hoạt động/chương trình/dự án: Liệt kê các chương trình/dự án/hoạt động trong khuôn khổ kế hoạch triển khai CLQGDD tại địa phương (ví dụ: dự án Phòng chống SDD trẻ em, Hoạt động truyền thông Ngày Vi chất Dinh dưỡng, Hoạt động truyền thông Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển, Chương trình Giáo dục Dinh dưỡng phổ cập cho học sinh cấp 2...)
(2) Mục tiêu: Ghi rõ các mục tiêu cụ thể của chương trình/ dự án / hoạt động đó. Ghi rõ những chỉ tiêu cụ thể (nếu có) để đánh giá.
(3) Khung thời gian: Ghi rõ khoảng thời gian định ra để hoàn thành chương trình/ dự án / hoạt động đó (ví dụ từ tháng 8/2001-12/2001)
(4) Đối tượng: Ghi rõ nhóm đối tượng được hưởng lợi từ chương trình/ dự án / hoạt động trên (ví dụ: 350 trẻ em<5 tuổi)
(5) Địa điểm triển khai: là địa điểm cũng như múc độ bao phủ của chương trình/ dự án / hoạt động đó (ví dụ: Huyện Phú lương và Huyện Gia phong)
(6) Kinh phí: Tổng kinh phí đầu tư cho chương trình/ dự án / hoạt động trên.
(7) Nguồn kinh phí: Ghi rõ nguồn kinh phí, ví dụ từ TƯ, tỉnh, huyện, xã, hoặc của công ty X. Đối với một chương trình/ dự án / hoạt động do nhiều nguồn kinh phí tài trợ thì cũng ghi tách các nguồn ra.
(8) Kết quả đạt được: Bằng các số liệu cụ thể, hoặc bằng tỷ lệ phần trăm đạt được so với mục tiêu đặt ra ban đầu hoặc tỷ lệ % công việc đạt được tại thời điểm làm báo cáo.
(*) Ghi rõ đây là số liệu báo cáo của tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng hay 1 năm của năm nào?
Link download:
Toàn văn: Hướng dẫn tổ chức triển khai Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2001-2010
Toàn văn: Chiến lược quốc gia dinh dưỡng, 2001-2010
Toàn văn: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng, giai đoạn 2001-2010