Con người ta cần ăn để sống. Ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Khoa học dinh dưỡng giúp chúng ta hiểu được con người cần ăn gì và từ đó tìm ra cách ăn hợp lý cho từng người theo lứa tuổi (trẻ em, người lớn, người già), theo hoạt động (phụ nữ có thai, cho con bú, công nhân, nông dân lao động nặng nhọc, người làm việc ở văn phòng, người ốm nằm ở bệnh viện).
Cháu bé sơ sinh đẻ ra đã biết sục tìm vú mẹ. Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và bổ dưỡng nhất đối với trẻ. Ngày nay người ta đã biết sữa mẹ có giá trị quý nhất so với các thức ăn khác. Mọi đứa trẻ đều cần được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và nếu có đủ sữa thì cho bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Sau 4 ðến 6 tháng bú hoàn toàn sữa mẹ, bắt ðầu cho trẻ ăn sam, có nơi gọi là ăn dặm. Sau đó trẻ lớn dần và nhu cầu ăn cũng tăng lên theo tuổi. Về già mắt mờ, chân chậm, miệng khô, răng yếu nhai kém, cần có cách ăn thích hợp để không bị thiếu dinh dưỡng.
Ăn uống kém, không hợp lý làm giảm sức chống bệnh của cơ thể. Những trẻ suy dinh dưỡng dễ bị sốt, bị ho, bị viêm phổi và nhiều bệnh khác, khi mắc bệnh lại thường nặng hơn, tỷ lệ chết cũng cao hơn.
Các bệnh do thiếu dinh dưỡng như: Thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà, bệnh khô mắt có thể dẫn tới mù lòa; thiếu vitamin B1 gây bệnh tê phù; thiếu vitamin D gây bệnh còi xương; thiếu i-ốt gây bệnh bướu cổ và đần độn; thiếu sắt gây bệnh thiếu máu; thiếu canxi gây bệnh xốp xương ở ngýời cao tuổi, dẫn đến dễ bị gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi rất nguy hiểm. Hàng năm vào ngày 1 và ngày 2 tháng 6, Viện Dinh dưỡng có tổ chức ngày vi chất để phòng chống các bệnh này. Trẻ em suy dinh dưỡng dễ chậm lớn, thấp bé, nhẹ cân, còi cọc, gầy còm, ốm yếu. Cho nên Nhà nước ta đã có chương trình phòng chống suy dinh dưỡng. Hàng năm nhân ngày “Lương thực thế giới” (16/10) và ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10) Viện Dinh dưỡng có tổ chức tuần lễ dinh dưỡng và phát triển (16 – 23 tháng 10) để phổ biến cho toàn dân kiến thức dinh dưỡng hợp lý, cải tạo nguồn bổ sung thực phẩm cho bữa ăn gia đình qua xây dựng ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC gia đình, thúc đẩy các hoạt ðộng liên ngành để xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng ðể phát triển kinh tế, đồng thời cũng giảm nhẹ lao động của nữ và để phụ nữ có thêm thời gian chăm sóc con, tổ chức tốt bữa ăn gia ðình đảm bảo tạo cơ sở bền vững cho phòng chống suy dinh dưỡng và hạnh phúc tương lai của gia đình.
Nhưng không phải chỉ cần ăn no đủ, thỏa thích là không còn vấn đề dinh dưỡng gì đáng lo nữa. Thực tế cho thấy thừa ăn cũng nguy hiểm không kém thiếu ăn. Thừa ăn nghĩa là ăn quá nhu cầu gây tăng cân dẫn tới béo phì. Trẻ em thừa cân khi lớn lên dễ trở thành người béo. Những người béo dễ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường và nhiều bệnh khác. Ở nước ta hiện nay bên cạnh các bệnh do thiếu dinh dưỡng còn phổ biến, đã bắt đầu có sự gia tăng các bệnh béo phì, tãng huyết áp, tiểu đường... Chăm sóc y tế cho các bệnh này rất tốn kém, do ðó cần thực hiện chiến lược dự phòng trước hết thông qua chế độ ăn hợp lý. Cần quan tâm chăm sóc ăn uống cho người đang ốm vì khi ốm thường kém ăn mà các chất dinh dưỡng phải được cung cấp đầy đủ.
Ngoài ra, ở một số loại bệnh cần có chế độ ăn đặc biệt. Ví dụ: người tăng huyết áp chế độ ăn cần ít muối, ở bệnh thận mạn tính chế độ ăn cần ít đạm, ở người xơ mỡ động mạch chế độ ăn cần ít các chất béo nguồn động vật... Ðối với nhiều loại bệnh, áp dụng một chế độ ăn hợp lý là điều bắt buộc để bệnh ít biến chứng, đỡ phải dùng thuốc.
Một mặt quan trọng khác của dinh dưỡng hợp lý là thức ăn cần ðảm bảo vệ sinh, thức ăn cần chế biến sạch sẽ, không bị ôi thiu, không chứa các chất có hại cho cơ thể.
Dinh dưỡng hợp lý, hợp vệ sinh cần được mọi người thực hiện, trước hết ở các hộ gia đình. Ðó là một trong các chiến lược dự phòng chủ động nhất nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ toàn dân. Ðây cũng là kế hoạch xây dựng thế hệ con người Việt Nam mới: khoẻ mạnh, bền bỉ, có đầu óc sáng tạo để xây dựng đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc.