Giới thiệu Nghị định 21/2006/NĐ-CP

Cập nhật: 7/7/2011 - Lượt xem: 11998

Nghị định 21/2006/NĐ-CP  gì?

Ra đời năm 2006, Nghị định 21/2006/NĐ-CP (‘Nghị định 21”) nhằm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ sinh trẻ nhỏ ưu việt thông qua việc hạn chế cách thức phạm vi các sản phẩm thay thế sữa mẹ được phép quảng  bá.

Nghị định 21 quy định rằng thông tin và truyền thông liên quan để nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải ghi nuôi con bằng  sữa mẹ lựa chọn ưu việt so với việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Nghị định chỉ ra các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ thể được quảng   như thế nào, được bày bán đâu,   vai trò của các nhóm đối tượng liên quan chính, bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh  sản phẩm; các sở y tế nhân viên y tế, cần phải thực thi nhằm tuân thủ tốt các quy định đó.

Nghị định 21 áp dụng cho:

  • Sữa và thực phẩm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Sữa cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi.
  • Bình bú
  • Núm vú giả.

 

Một trong những hậu quả của dinh dưỡng cho trẻ nhỏ kém có thể nhìn thấy ở Việt Nam là tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao. Có đến 33% trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi, một thể trạng không thể khắc phục dù rằng sức khỏe hay dinh dưỡng sau này có tốt đến đâu.


Tại sao Nghị định 21/NĐ-CP lại quan trọng đến vậy?

Giai đoạn  từ lúc lọt lòng đến 24 tháng tuổi với chế độ dinh dưỡng tốt là một cơ hội hết sức quan trọng cho sự phát triển thể chất tốt suốt đời. Chế độ dinh dưỡng thích hợp trong suốt thời gian này sẽ cải thiện sự tăng trưởng và phát triển thể chất, thành tích học tập và cả điều kiện kinh tế trong tương lai của trẻ. Ngược lại, dinh dưỡng kém trong những tháng đầu đời sẽ làm chậm sự phát triển thể chất của trẻ mà không thể cứu chữa nổi.

Nghiên cứu do Alive & Thrive tiến hành cho biết phần  lớn trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 0-24  tháng không nhận được dinh dưỡng mà chúng cần. Có nhiều yếu tố quyết định việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được ăn gì và ăn như thế nào, nhưng những thông tin sai lạc về nuôi con bằng  sữa mẹ cùng với sự có mặt và quảng  cáo tràn lan của các sản phẩm thay thế sữa mẹ được viện dẫn là có ảnh hưởng lớn đến quyết định của các gia đình liên quan đến dinh dưỡng.

Tuân thủ tốt Nghị định 21 sẽ góp phần  khuyến khích nuôi dưỡng trẻ nhỏ ưu việt ở Việt Nam. Việc này sẽ làm giảm tình trạng dinh dưỡng kém và thấp còi, từ đó gia tăng năng  suất lao động của quốc gia thông qua việc giảm gánh  nặng  do bệnh tật và góp phần  làm dồi dào thêm lực lượng lao động.


Trách nhiệm quản lý và thi hành

Trách nhiệm quản lý và thi hành Nghị định 21 do Bộ Y tế chủ trì, đồng thời Bộ Y tế phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em và Các bộ, ngành liên quan thực hiện công tác quản lý trong phạm vi quyền hạn của mỗi cơ quan.
  • Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm được giao trách nhiệm thẩm định và cấp phép các loại quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến sữa trẻ em và sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trước khi các quảng cáo này được phát song hoặc in.
  • Vụ Chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em có vai trò quan trọng vì Vụ là đầu mối của các chương trình hướng đến đối tượng bà mẹ có con nhỏ và trẻ em.
  • Thanh tra Y tế chịu trách nhiệm giám sát thực thi Nghị định. Hàng năm, Thanh tra Y tế phối hợp với các cơ quan khác thuộc Bộ Y tế thực hiện thanh tra, giám sát việc thi hành Nghị định trên phạm vi cả nước. (Ở cấp tỉnh, Sở Y tế là cơ quan thực hiện trách nhiệm này).  

Các hình thức xử phạt vi phạm được quy định trong Nghị định 45/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực y tế. Do Nghị định 45 được ban hành một năm trước khi Nghị định 21 ra đời, một số hành vi vi phạm và hình thức xử phạt trong hai văn bản này không tương thích. Chính phủ hiện đang xem xét, sửa đổi các văn bản này nhằm đảm bảo hiệu lực thi hành cao hơn.

 Toàn văn Nghị định số 21/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 27 tháng 02 năm 2006 về việc Kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ