Những điều cần lưu ý khi sử dụng cao xương động vật

Cập nhật: 5/26/2017 - Lượt xem: 114132
Những năm gần đây do kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được cải thiện nhiều nên các sản phẩm có tác dụng bồi bổ, nâng cao sức khỏe hết sức được chú ý. Bên cạnh các sản phẩm của y học hiện đại thì cuộc săn tìm và sử dụng các sản phẩm theo kiểu truyền thống đó lan rộng trong thời gian qua. Một trong những loại sản phẩm như vậy là các loại cao xương động vật.

Không thể phủ nhận rằng, các loại sản phẩm này đó mang lại những tác dụng nhất định cho sức khỏe. Trong dân gian từ xa xưa, xương của nhiều loài vật được nấu cao làm thuốc bổ như khỉ, sơn dương, báo, gấu, ngựa… Tính chất và công dụng của chúng được coi gần như nhau và được coi là những thuốc bổ toàn thân. Riêng cao khỉ hay dùng cho phụ nữ và cao hổ cốt được coi là có công dụng đặc biệt với chứng bệnh tê thấp, đau xương.

Trong thực tế sử dụng, tác dụng bổ dưỡng được thấy rõ nhất. Một vài nghiên cứu cho thấy thành phần của các loại cao nói chung đều chứa nhiều canxi và có hàm lượng đạm cao. Điều này phần nào giải thích được cho ứng dụng thực tế trên. Cao đó cung cấp những loại acid amin quan trọng cho cơ thể, giúp duy trì và phát triển tế bào, kích thích quá trình tăng trưởng của cơ thể cũng như giúp cơ thể hồi phục sau những biến động.

Tuy nhiên, tác dụng thực sự của chúng vẫn bị thổi phồng khi được truyền miệng từ người này qua người khác. Các nghiên cứu khoa học vẫn còn thưa thớt để có thể đưa ra những kết luận rõ ràng hơn về các sản phẩm này. Bên cạnh đó, đa số các sản phẩm, được sản xuất theo phương pháp truyền thống, không được quản lý chặt chẽ về mặt chất lượng và vệ sinh. Trong quá trình chế biến cao, nếu không tuân thủ các quy tắc nhất định, các loại acid amin sẽ bị phân hủy và không thể mang lại hiệu quả được.

Chưa nói tới những người không có lương tâm còn làm giả để kiếm tiền. Các sản phẩm cao xương hiện nay trên thị trường vẫn không được kiểm nghiệm. Thị trường cao ngựa gần đây của một công ty ở phía nam là một ví dụ. Tác dụng của cao ngựa được một số nhà khoa học có tên tuổi công nhận, chủ yếu là về mặt dinh dưỡng như đã phân tích ở trên. Nhưng những kiểm tra thực tế cho thấy quá trình sản xuất hết sức tùy tiện, không thể đảm bảo được chất lượng và vệ sinh.

Riêng đối với cao hổ cốt, sách Dược tính bản thảo viết: “Trị gân cốt co rút do phong độc, co ruỗi khó, đau di động, ôn ngược”. Như vậy thuốc chỉ được mô tả là có tác dụng trên những triệu chứng bên ngoài như đau nhức chung chung mà không rõ nguyên nhân. Hoặc những nguyên nhân mà chỉ những nhà chuyên môn về y khoa cổ truyền mới có thể hiểu và diễn giải như “phong độc”, “ôn ngược”… Những kiến giải đó cũng phải kết hợp với y học hiện đại mới làm sáng tỏ ý nghĩa đích thực của chúng.

Chứng đau nhức xương khớp là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý vì vậy tác dụng thực sự của cao xương trong trường hợp bệnh lý nào vẫn còn là câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học. Cao có chứa nhiều canxi, nên giúp củng cố và phát triển hệ xương. Bởi vậy, đối với người cao tuổi, cao xương rất có ý nghĩa nhằm bổ xung canci, phòng và điều trị bệnh loãng xương. Nhưng quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi trong cơ thể phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của các thành phần khác nữa.

Mặt khác, trong những nghiên cứu khoa học gần đây, các loại thuốc để điều trị bệnh loãng xương bao gồm: liệu pháp hormon thay thế (đặc biệt cho đối tượng là phụ nữ mãn kinh), vitamin D, các thuốc bisphosphonates và canxi cho thấy việc dùng canxi đơn thuần không làm tăng mật độ xương cũng như làm giảm nguy cơ gãy xương. Do đó, các yếu tố hỗ trợ hấp thu canxi trong cao xương chưa rõ ràng nên hiệu quả của cao xương cũng không thể xác định.

Các tác dụng khác như chống viêm, giảm đau và an thần cũng đã được đề cập đến trong một vài nghiên cứu. Nhưng các nghiên cứu này mới chỉ dừng ở chỗ công nhận là có tác dụng, còn mức độ tác dụng thì chưa rõ.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh lý, người bệnh không nên sử dụng cao xương. Đó là: bệnh cao huyết áp, bệnh Gout (đặc biệt bệnh này dễ gây nhầm lẫn vì cũng có biểu hiện sưng và đau nhức các khớp). Như vậy người sử dụng cần cân nhắc giữa ích lợi thu được chưa rừ ràng với một khoản tiền khỏ lớn phải bỏ ra (từ vài trăm nghìn tới cả chục triệu đồng) trong lúc chờ các nhà khoa học và các nhà quản lý dược phẩm đưa ra những thông tin chắc chắn hơn.