Luận án tiến sĩ của NCS Phạm Thị Thư

Cập nhật: 9/8/2022 - Lượt xem: 2509

THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI

CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài: “Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirota lên tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 3-5 tuổi tại 4 xã tỉnh Thanh Hóa

Mã số: 9720401;                          Chuyên ngành: Dinh dưỡng

Nghiên cứu sinh:    Phạm Thị Thư

Người hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng

                   2. PGS.TS. Trương Tuyết Mai

Cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng

Những kết luận mới của luận án:

Suy dinh dưỡng là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu, chủ yếu xảy ra ở châu Phi và châu Á. Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi không những làm trẻ chậm phát triển thể chất, trí tuệ mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, tạo thành vòng xoắn bệnh lý, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng phát triển của trẻ, thậm chí dẫn đến tử vong.

Một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị táo bón, tiêu chảy, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và mang lại hiệu quả kéo dài là sử dụng probiotic. Lactobacillus casei Shirota là một chủng vi khuẩn có lợi được nghiên cứu và được sử dụng tại Nhật Bản từ năm 1935. Lactobacillus casei Shirota đã được nghiên cứu về hiệu quả liên quan đến tới tình trạng dinh dưỡng, tiêu hoá, táo bón và nhiễm khuẩn hô hấp cấp nhằm đưa ra các cơ sở khoa học, thực tiễn để đóng góp vào nâng cao sức khoẻ, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng, với sự giám sát chặt chẽ của giám sát viên, cùng với việc khuyến khích các gia đình có trẻ trong nhóm can thiệp ngoài ăn uống bình thường tại gia đình và nhà trẻ sử dụng mỗi ngày 1 hộp sản phẩm chứa 6,5 tỷ Lactobacillus casei Shirota (65ml/hộp) trong 12 tuần.

Đây là công trình đầu tiên trong nước đã xác định được tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 3-5 tuổi tại 4 xã tỉnh Thanh Hóa năm 2017 với tỷ lệ SDD nhẹ cân, thấp còi và gầy còm lần lượt là 11,2%; 15,7% và 2,0%. Đề tài đã chứng minh được hiệu quả của Lactobacillus casei Shirota lên tỷ lệ mắc mới táo bón ở trẻ 3-5 tuổi sau 12 tuần can thiệp, ở nhóm can thiệp tỷ lệ mắc mới táo bón thấp hơn rõ rệt so với nhóm chứng (1,3% so với 10,4%). Kết quả của công trình nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả của Lactobacillus casei Shirota trong cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ 3 đến 5 tuổi bị mắc táo bón chức năng.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 


 

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC SÁNG

 

 

 

 


PGS.TS. TRƯƠNG TUYẾT MAI

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký, ghi rõ họ tên)

 


 

PHẠM THỊ THƯ

 

 

Download Luận án (Toàn văn) và Luận án (Tóm tắt) theo đường links sau:

Luận án (Toàn văn)

Luận án (Tóm tắt)