Dinh dưỡng hợp lý - yếu tố quan trọng nâng cao sức khoẻ và chất lượng nguồn nhân lực

Cập nhật: 5/16/2010 - Lượt xem: 18346
Chúng ta đang bước vào những năm đầu tiên của Thế kỷ 21. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra những yêu cầu hết sức to lớn và cấp bách về xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu đó. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước các cấp đã có nhiều nỗ lực, quan tâm ngày càng sâu rộng hơn tới công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trong đó chăm sóc dinh dưỡng luôn được coi là nền tảng.

Chăm sóc dinh dưỡng là nội dung đầu tiên và quan trọng trong tuyên ngôn Alma-ata về Chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Nghị Quyết 15 NQ/TƯ của Bộ Chính trị về công tác thủ đô và pháp lệnh Thủ đô đã đề cập đến chiến lược phát triển toàn diện đến năm 2020 của thủ đô Hà nội - trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước - trong đó yếu tố con người cũng được đặc biệt chú trọng. Việc quan tâm một cách toàn diện tới dinh dưỡng và sức khoẻ của mọi người dân thủ đô cũng đã được thể hiện trong các Nghị quyết và sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền thành phố Hà nội. Chính vì thế, những năm qua Hà nội đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là chăm sóc dinh dưỡng.

Ngày 22 tháng 2 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng (CLQGDD) giai đoạn 2001-2010. Bản Chiến lược đã đề ra mục tiêu tổng quát là "Đảm bảo đến năm 2010, tình trạng dinh dưỡng của nhân dân được cải thiện rõ rệt, các gia đình trước hết là trẻ em và bà mẹ được nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý, bữa ăn của người dân ở tất cả các vùng đủ hơn về số lượng, cải thiện hơn về chất lượng, đảm bảo về an toàn vệ sinh; Hạn chế các vấn đề sức khỏe mới nảy sinh có liên quan tới dinh dưỡng".

Ngày 26 tháng 11 năm 2002, UBND thành phố Hà nội đã phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng của thành phố Hà nội. Có thể nói, đây là một chủ trương hết sức quan trọng, khảng định sự cam kết cao của Cấp uỷ Đảng và chính quyền thành phố trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của nhân dân Hànội trong thời gian tới. Các định hướng chính của Bản kế hoạch này bao gồm các điểm chủ yếu sau: Một là tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ.

Năm 2001, tỷ lệ suy dinh dưỡng bình quân chung toàn thành phố khoảng 16%. Tại các xã thuộc huyện ngoại thành và vùng ven đô, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn khá cao, chẳng hạn tại một số xã của huyện Sóc sơn, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức trên 30% (được coi là mức rất cao), tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân dao động 12-15%, tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thiếu năng lượng trường diễn còn ở mức 30%.

Như vậy, có một sự chênh lệch rõ rệt về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và bà mẹ giữa nội thành và ngoại thành. Điều quan trọng đối với các xã ngoại thành và khu vực ven đô là phải đẩy mạnh công tác chăm sóc dinh dưỡng, đẩy mạnh hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho từng gia đình đi đôi với việc kết hợp chặt chẽ với các dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Chúng tôi cho rằng, chương trình xoá đói, giảm nghèo cần có chỉ số đánh giá đầu ra là tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và ở bà mẹ. Muốn giảm suy dinh dưỡng trẻ em một cách bền vững cần ưu tiên cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ. Như vậy, lợi ích của một dự án hỗ trợ phát triển phải thể hiện lợi ích về con người, trong đó ta biết rằng suy dinh dưỡng là một rào cản lớn của phát triển nên lợi ích về dinh dưỡng chính là một nhân tố thúc đẩy phát triển.

Hai là Tiếp tục quan tâm tới phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Mặc dù đời sống, thu nhập và bữa ăn của nhân dân Hà nội đã có sự cải thiện đáng kể, song thiếu vi chất dinh dưỡng (thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu íôt) vẫn còn là những vấn đề sức khoẻ đáng quan tâm).

Trong thời gian tới, ngành y tế sẽ triển khai mạnh mẽ và tập trung ưu tiên cho các xã nghèo, các xã khó khăn ở ngoại thành và khu vực ven đô với các giải pháp đồng bộ (bổ sung vi chất, cải thiện bữa ăn, giáo dục dinh dưỡng). Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng ở người mẹ là một hướng quan trọng. Ba là Kiểm soát và khống chế sự gia tăng của các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, trước hết là béo phì. Trong khi suy dinh dưỡng còn cao ở ngoại thành thì hiện tại có trên 10% học sinh tại khu vực nội thành Hà nội bị thừa cân và béo phì; 15% phụ nữ tuổi 40-44 bị thừa cân và béo phì. Thừa cân và béo phì là cửa ngõ cho các bệnh mạn tính ùa vào. Điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở người trưởng thành là 4,9%, tỷ lệ tăng huyết áp tăng gần 20 lần so với những năm 60.

Như vậy, những vấn đề dinh dưỡng mới nảy sinh đang đặt ra hết sức thách thức, biểu hiện tính phức tạp đan xen của thời kỳ chuyển tiếp về dinh dưỡng. Người ta cho rằng, việc kiểm soát các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng thậm chí không kém phần khó khăn so với việc giải quyết các vấn đề thiếu dinh dưỡng. Điều này có liên quan tới lối sống, liên quan tới các yếu tố xã hội và nhận thức.

Chính vì vậy, nội dung dinh dưỡng cần được kết hợp toàn diện hơn, đầy đủ hơn trong mọi hoạt động chăm sóc sức khoẻ. Bốn là Tổ chức có hiệu quả chương trình giáo dục toàn dân, tư vấn cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm. Song song với các hoạt động xây dựng các chính sách, quy định 16,6% (2002).  Nghiên cứu của Viện Nội tiết TW tại 4 thành phố lớn là Hà nội, Hải phòng, Tp HCM, Đà nẵng cũng chỉ ra rằng tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành là 13,6%, tỷ lệ đái tháo đường ở nhóm tuổi 30-64 tuổi là 4,9%. yếu tố nền tảng là cải thiện dinh dưỡng là cần thiết và cấp bách.

Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ “Thực hiện chương trình dinh dưỡng quốc gia, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 42% xuống dưới 30% năm 2000, không còn suy dinh dưỡng nặng, đưa tỷ lệ dân số có mức ăn dưới 2100 Kcal xuống dưới 10%...”. Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã khẳng định trách nhiệm của Nhà nước, của các cấp chính quyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, trong đó có chăm sóc dinh dưỡng.

Nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 của Chính phủ về Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã nêu ra các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ của nhân dân ta đến năm 2020 “Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 15% vào năm 2020 và chiều cao trung bình của thanh niên Việt nam đạt 1m65 vào năm 2020 ”. .

Năm 2001, tỷ lệ suy dinh dưỡng của Hà nội là 15,5% (năm 2000 tỷ lệ này dao động ở mức 16-18%), đạt ở mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người dân được nâng lên rõ rệt, trên 80% bà mẹ có hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý và nhận thức đúng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, có tới 90% bà mẹ có thai được khám thai đủ 3 lần và được tư vấn về kiến thức dinh dưỡng và kiến thức làm mẹ, 100% số trẻ 6-36 tháng tuổi được uống viên nang Vitamin A liều cao hằng năm và 99,6% hộ gia đình sử dụng muối Iốt.

Theo đánh giá của Trung tâm y tế dự phòng Hà nội, có 77% cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà nội đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, do những biến đổi về tình hình phát triển kinh tế xã hội mà trong những năm qua, thành phố Hà nội cùng một lúc phải đối đầu với 2 thách thức lớn về dinh dưỡng, một mặt đó là những biểu hiện của thiếu dinh dưỡng, một mặt là thừa dinh dưỡng, hay dinh dưỡng không hợp lý gây ra. Có thể nói, mặc dù trong những năm qua, thành phố Hà nội đã đạt được nhiều thành tích trong chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho toàn dân nhưng vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hoá, đời sống của nhân dân được cải thiện hơn, tình trạng thiếu ăn, nghèo đói đã và đang giảm đi, song nhiều thách thức mới về dinh dưỡng đã nảy sinh, một mô hình mới về dinh dưỡng và bệnh tật, xen kẽ giữa thiếu và thừa dinh dưỡng, dinh dưỡng không hợp lý…đòi hỏi phải có những giải pháp can thiệp toàn diện, đồng bộ. Hà nội cùng cả nước bước vào thiên niên kỷ mới với nhiều thách thức gay gắt, sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn tới đòi hỏi những phấn đấu cao hơn thông qua việc xây dựng và thực thi các chiến lược phát triển bền vững, trong đó chiến lược dinh dưỡng là một thành tố quan trọng.

Ngày 26 tháng 11 năm 2002, UBND thành phố Hà nội đã phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng của thành phố Hà nội, trong đó có đề ra những giải pháp cơ bản trong giai đoạn tới là nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho người dân thông qua việc phổ biến 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, tổ chức các điểm tư vấn dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn các quận/huyện và xã/phường, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ, trong đó tập trung đầu tư và hỗ trợ  các xã ngoại thành, nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trên 20%, chương trình xoá đói giảm nghèo phải gắn liền với giảm suy dinh dưỡng, hay nói khác đi, phải coi giảm suy dinh dưỡng là một trong những chỉ số để đánh giá chương trình xoá đói giảm nghèo. Phòng chống thiếu các vi chất dinh dưỡng như Vitamin A, Sắt, Iốt bằng các  biện pháp cụ thể như bổ sung Vitamin A liều cao cho trẻ, cho phụ nữ ngay sau đẻ, vận động và khuyến khích bà mẹ có thai uống viên sắt, vận động toàn dân sử dụng muối Iốt, bên cạnh việc tuyên truyền hướng dẫn cho người dân biết tổ chức tốt bữa ăn gia đình, ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm. Xây dựng mạng lưới thông tin giám sát các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, tăng huyết áp, tim mạch, một số loại ung thư, tiểu đường…Hà nội là một thành phố lớn đông dân (thống kê năm 2000 là 2,6 triệu dân), có tốc độ phát triển và đô thị hoá cao, nên công tác đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố cũng rất được quan tâm, thành phố sẽ chú trọng xây dựng mạng lưới thanh tra, kiểm tra giám sát về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở tất cả các các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, hoàn thiện hệ thống luật định, chính sách đi đôi với chú trọng nâng cấp các cơ sở kiểm nghiệm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước vào giai đoạn 2001 - 2010 hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều thuận lợi lớn. Đó là những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 1991- 2000, làm nền tảng cho sự phát triển. Cùng với sự quan tâm về mọi mặt một cách sát sao và đầu tư kinh phí thích đáng của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội, Bộ Y tế, Sở Y tế và đặc biệt là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của Thủ Đô Hà nội thông qua Nghị quyết 15 NQ/TƯ của Bộ Chính trị về công tác Thủ đô và Pháp lệnh Thủ Đô, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu mà bản kế hoạch tổng thể về dinh dưỡng của thành phố Hà nội đã đề ra.