Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Cập nhật: 1/19/2022 - Lượt xem: 3752

Ngày 18/01/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 90/QĐ -TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, một số nội dung chính như sau: 

 

1.     Mục tiêu tổng quát:

 

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

 

2.     Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:

 

-Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0-1,5%/năm;

 

-Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm;

 

-30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn;

 

-Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.

 

Trong đó, các mục tiêu về cải thiện dinh dưỡng nằm trong Dự án 3 “Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng” là một trong các dự án thành phần của chương trình, với những mục tiêu sau:

 

 Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

 

 - Mục tiêu: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bải ngang, ven biển và hải đảo.

 

 - Đối tượng:

 

 +Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biên và hải đào;

 

 + Phụ nữ mang thai và cho con bú, hộ gia đinh, cơ sở y tế, trường học trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

 

 - Nội dung hỗ trợ:

 

 + Hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

 

 + Tăng cường hoạt động cải thiện chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi).

 

 - Phân công thực hiện:

 

 + Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện;

 

 + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

 

 - Vốn và nguồn vốn:

 

 Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 2.000 tỷ đồng, trong đó:

 

+ Ngân sách trung ương: 1.000 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

 

+ Ngân sách địa phương: 500 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

 

+ Vốn huy động hợp pháp khác: 500 tỷ đồng.

 

Tải về toàn văn: Quyết định số 90/ QD-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025