1. Tên gọi đơn vị: Khoa Dinh dưỡng cộng đồng (Department Of Community Nutrition)
Điện thoại: (84-4) 39715127
Địa chỉ: Viện Dinh dưỡng - 48B - Tăng Bạt Hổ - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
2. Chức năng: Là khoa nghiên cứu ứng dụng về dinh dưỡng cộng đồng, triển khai hoạt động ở cộng đồng góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe nhân dân trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
3. Nhiệm vụ:
3.1. Nghiên cứu dịch tễ học dinh
dưỡng:
- Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, tiêu thụ thực
phẩm, tập quán dinh dưỡng, lối sống và các yếu tố liên quan của nhân dân Việt Nam theo từng
giai đoạn.
- Nghiên cứu gia tăng tăng trưởng, biến đổi về tình
trạng thể lực ở người trưởng thành, chế độ dinh dưỡng và một số yếu tố kinh tế
- xã hội nhằm đưa ra nhận định về ảnh hưởng của sự thay đổi dinh dưỡng trong
các thập kỷ qua đối với tình trạng dinh dưỡng và thể lực của người Việt Nam.
3.2. Nghiên cứu thừa cân-béo phì, hội chứng chuyển hóa: các yếu tố nguy
cơ và giải pháp phòng chống
- Nghiên cứu thực trạng thừa cân-béo phì, hội chứng chuyển hóa và các giải pháp can thiệp dựa vào chế độ ăn, hoạt động thể lực, lối
sống tích cực và giáo dục truyền thông dinh dưỡng.
- Tham gia thử nghiệm các sản phẩm đặc hiệu phòng
chống thừa cân-béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.
3.3. Nghiên cứu
dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em:
- Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố liên quan và các
giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ có thai và nuôi
con bú.
- Thử nghiệm một số giải pháp can thiệp nhằm cải thiện
tình trạng dinh dưỡng đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ, bà mẹ và trẻ em.
3.4.
Xây dựng điểm theo dõi cộng đồng và phát triển một số kỹ thuật phục vụ công tác
dinh dưỡng cộng đồng
- Phương pháp và các kỹ thuật điều tra khẩu phần và công
cụ điều tra cộng đồng.
- Triển khai một số kỹ thuật xét nghiệm nhanh tại cộng
đồng như định lượng Hb, Glucose, Cholesterol máu, Na nước tiểu, đo cấu trúc cơ
thể…
- Xây dựng mô hình điểm để theo dõi xác định tỷ lệ mới
mắc và thí điểm các giải pháp phòng chống thừa cân-béo phì, hội chứng chuyển
hóa và kiểm soát các yếu tố nguy cơ của một số bệnh không lây liên quan tới
dinh dưỡng; cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.
- Tham gia công tác đào tạo, truyền thông giáo dục và chỉ đạo tuyến thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách. Tăng cường hợp tác trong và ngoài
nước để phát triển chuyên môn./.