Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Đăng Trường

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 4069
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU:

Họ tên NCS: Nguyễn Đăng Trường

Tên đề tài luận án: Hiệu quả bổ sung HEBI MAM  hoặc bổ sung đa vi chất dinh dưỡng để cải thiện tình trang thiếu máu của phụ nữ có thai

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 62.72.03.03

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy, TS. Trần Thúy Nga (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc Gia

PHẦN NỘI DUNG

Mục đích và đối tượng nghiên cứu: Tại Việt Nam, thiếu máu ở bà mẹ và tăng cân không đầy đủ trong thời gian mang thai rất phổ biến ở phụ nữ nông thôn. Theo công bố mới nhất của Viện Dinh Dưỡng, tỷ lệ thiếu máu ở PNCT trên toàn quốc là 32,8 % (năm 2014 - 2015). Bên cạnh giải pháp bổ sung sắt và acid folic truyền thống, giải pháp bổ sung VCDD  bằng chế phẩm đa vi chất - Davin mama - đáp ứng khoảng 100 % nhu cầu khuyến nghị của WHO cho PNCT hoặc kết hợp bổ sung sản phẩm cao năng lượng  là một trong những ưu tiên của các hoạt động dinh dưỡng trong giai đoạn tới. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành trên PNCT nhằm cung cấp bằng chứng khoa học về hiệu quả phòng chống thiếu máu của sản phẩm bổ sung năng lượng và VCDD đồng thời so sánh hiệu quả của sản phẩm thực phẩm bổ sung năng lượng và VCDD với uống bổ sung đa vi chất dinh dưỡng hoặc sắt acid folic theo hướng dẫn phòng chống thiếu máu hiện hành cho PNCT.

Các phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Được tiến hành song song, đồng thời phụ thuộc vào tuần  thai của đối tượng nghiên cứu bao gồm: Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang (điều tra sàng lọc) được tiến hành để tuyển chọn đối tượng vào nhóm nghiên cứu, đồng thời đánh giá tình trạng thiếu thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin A và tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ có tuổi thai từ 6 – 16 tuần. Giai đoạn 2: Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng (thử nghiệm can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng) dựa trên số phụ nữ đã được sàng lọc tuyển chọn của giai đoạn 1, sau đó được can thiệp từ giai đoạn 6-16 tuần thai cho đến khi sinh. Giai đoạn 2 thực hiện song song với giai đoạn 1 của việc tuyển chọn. Có 504 phụ nữ có thai được tuyển chọn vào thử nghiệm can thiệp để so sánh hiệu quả của bổ sung viên đa vi chất hoặc thực phẩm ăn liền bổ sung đa vi chất với bổ sung viên sắt acid folic (theo hướng dẫn hiện hành). Điều tra tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng: Số lượng đối tượng hoàn thành điều tra sàng lọc là 504 đối tượng điều tra thiếu máu và đánh giá tình trạng dinh dưỡng.  Có 504 bà mẹ đáp ứng đủ tiêu chí phân tích mục tiêu 1 và 398 bà mẹ đáp ứng đủ tiêu chí để phân tích mục tiêu 2 và 3.

 Các kỹ thuật và phương pháp thu thập số liệu, đánh giá kết quả: Phụ nữ mang thai được phỏng vấn mẫu phiếu với câu hỏi thiết kế sẵn. Sử dụng phương pháp hỏi ghi 24 giờ qua và tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm trong 1 tháng qua, đo nhân trắc bà mẹ và trẻ sơ sinh, đo chu vi vòng cánh tay, thu thập mẫu máu xét nghiệm, phân tích và đánh giá các chỉ số huyết học và hóa sinh.

Để đảm bảo chất lượng triển khai nghiên cứu, nghiên cứu sinh và cán bộ nhóm nghiên cứu Viện Dinh dưỡng thường xuyên giám sát việc triển khai tại xã (nghiên cứu sinh và cán bộ VDD: 1 tuần/1 lần trong 2 tuần đầu và sau đó là 1 tháng 1 lần; Cán bộ y tế huyện giám sát hàng tháng để giải quyết các vướng mắc, tránh nhầm lẫn và sai sót  trong quá trình triển khai nghiên cứu. Số liệu được làm sạch trước và sau khi nhập số liệu. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0 (SPSS Inc, Chicago).  Các đối tượng uống đủ liều quy định  được đưa vào phân tích số liệu (>70% liều quy định).  Số liệu khẩu phần được nhập và phân tích bằng chương trình ACCESS. 

Các kết quả chính và kết luận: Nghiên cứu trên 504 phụ nữ có thai tại 10 xã thuộc huyện An Lão cho thấy:

1. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai tại địa bàn nghiên cứu: Tỷ lệ PNCT bị thiếu máu là 22,8 %, xếp ở mức vừa về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO. Một số yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến nồng độ hemoglobin tại thời điểm trước can thiệp là nồng độ TfR (p<0,05), RBP (p<0,01), dự trữ sắt cạn kiệt (p<0,05), tuần thai khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (p<0,001) và tình trạng nhiễm trùng mãn tính (p<0,01). Tỷ lệ PNCT thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 4,0%. 7,1% PNCT mắc các nhiễm trùng cấp tính và 22,8% PNCT mắc các bệnh nhiễm trùng mạn tính.

2. Đánh giá hiệu quả bổ sung hàng ngày Hebi Mam và viên đa vi chất đến cải thiện tình trạng thiếu máu và một số vi chất của bà mẹ trong thời gian mang thai: Đa vi chất và Hebi-Mam đã có hiệu quả trong việc cải thiện nồng độ hemoglobin tại thời điểm đánh giá kết thúc nghiên cứu (thai 36 tuần), với mức tăng trung bình 3,3 g/l ở nhóm sắt acid folic, 2,7g/ l ở nhóm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và 3,1 g/l ở nhóm sử dụng thực phẩm bổ sung Hebi-Mam (p <0,01). Tỷ lệ thiếu máu tại thời điểm kết thúc nghiên cứu ở 3 nhóm tương ứng là 26,1%, 24,8% và 24,5%. Hebi-Mam có hiệu quả tương tự bổ sung sắt acid folic và đa vi chất trong việc duy trì tình trạng Hb trong khi mang thai.  Một số yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự cải thiện nồng độ Hb tại thời điểm kết thúc là nồng độ Hb trước can thiệp (p<0,001), dự trữ sắt cạn kiệt (p<0,01), tuần thai khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (p<0,001) có mối tương quan nghịch với nồng độ Hb kết thúc nghiên cứu.

3. Đánh giá hiệu quả bổ sung hàng ngày Hebi mam và viên đa vi chất đến cải thiện cân nặng phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh: PNCT bị CED trước can thiệp có mức tăng cân nặng cao hơn so với nhóm PNCT không bị CED ở cả ba nhóm (nhóm sắt acid folic là 9,6±3,4 kg và 10,1±3,4 kg, nhóm UNIMMAP là 10,0±3,7 kg và 10,9±2,9 kg, nhóm Hebi-Mam là 10,2±3,0 kg và 11,2±3,0 kg). Nhóm bổ sung Hebi-Mam bị CED trước can thiệp có mức tăng cân nặng cao hơn so với nhóm đối chứng (p<0,05). CNSS của trẻ được sinh ra ở bà mẹ sử dụng Hebi-Mam (3164,9±272,6 g) và đa vi chất (3131,4±355,3 g) có  xu hướng nặng  hơn so với nhóm sắt acid folic (3101,5±328,9 g) (p>0,05). Hebi-Mam giúp cải thiện CNSS của trẻ là con của PNCT bị CED trước khi mang thai (3115,8±265,8 g) cao hơn so với nhóm sắt acid folic (2962.5±281,8 g) (p<0,05).
 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Nguyễn Đỗ Huy

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Trần Thúy Nga

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Nguyễn Đăng Trường



ABSTRACT
 
Name: Nguyen Dang Truong

Thesis title: Effect complement or supplement Hebi MAM multi micronutrients to improve anemia of pregnant women

Major: Nutrition - Code: 62.72.03.03

Instructor: Assoc Nguyen Huy, Ts. Tran Thuy Nga (National Institute of Nutrition)

Training Facility Name: National Institute of Nutrition

CONTENT

The purpose and object of study: In Vietnam, anemia and maternal weight gain incomplete in pregnancy is very common in rural women. According to the latest publication of the Institute of Nutrition (NIN), the rate of anemia in pregnant women (PW) in nationwide is 32.8% (in 2014-2015). Besides solution iron and folic acid supplements traditional, the solution complementary multiple micronutrient or combination with hight energy product is one of the priorities of the nutrition activities in the coming period. Therefore, this study was conducted on the PW to provide scientific evidence of the effectiveness of anti-anemia products and multi micronutrient and energy supplements and compared the effectiveness of food products and energy supplements multi micronutrient supplementation with multiple micronutrients or iron folic acid under the guidance current anemia prevention for PW.

The research methodology: Design Research: Conducted in parallel, at the same time depending on the gestational weeks of research subjects include: Stage 1: cross-sectional descriptive study (screening survey) was carried operator to select objects on the team, and evaluate deficiency anemia, iron deficiency, vitamin A deficiency and nutritional status in women with a gestational age from 6-16 weeks. Stage 2: Research community intervention trial (randomized intervention trials have control) based on the number of women had been screened for the selection of the phase 1, then intervention from the period 6-16 weeks of pregnancy until birth. Stage 2 implementation in parallel with Stage 1 of the selection. There are 504 pregnant women were recruited into an intervention trial to compare the effectiveness of multi-micronutrient supplementation or instant food multi-micronutrient supplementation with folic acid, iron supplementation (according to current guidelines) . Investigate the state of vitamin A preclinical: Number of subjects completed the screening survey was 504 respondents assess anemia and nutritional status. There are 504 women met the criteria for analysis objectives the first and 398 mothers meet the criteria to analyze the objectives the second and objectives 3.

 The techniques and methods for collecting data, evaluating the results: Pregnant women interviewed form with pre-designed questions. Using the method of the previous 24 hours and frequency of food consumption in the last 1 month, anthropometric measurements of mothers and infants, measuring arm circumference, blood sample collection, analysis and evaluation of hematologic indices and biochemistry.

To ensure the quality of implementation research, graduate students and staff NIN team regularly monitors the implementation of the commune (research students and NIN staff: 1 week / 1 times in the first 2 weeks and then January 1 times; the district health officer monthly monitoring to solve problems, avoid mistakes and errors in the process of implementing the study. data were cleaned before and after entering data . Processing data using SPSS 15.0 software (SPSS Inc, Chicago). The subjects drank enough doses prescribed are included in data analysis (> 70% of the prescribed dose). The data is entered and diet analysis by ACCESS program.

The main results and conclusions: The study on 504 pregnant women in 10 communes of An Lao district shows:

1. Nutritional status of pregnant women in the study area: Percentage of PW anemia is 22.8%, . Several factors can influence significantly to the hemoglobin level at the study area  is the concentration of TFR (p <0.05), RBP (p <0.01), depleted iron stores (p < 0.05), weeks of pregnancy (p <0.001) and chronic infection (p <0.01).  The rate of preclinical VAD is 4.0%. The prevalence of acute infection in PW was 7.1 % and 22.8% PW disease chronic infection.

2. Evaluate the effectiveness supplement Hebi - Mam daily on anemia and some micronutrient  of the mothers during pregnancy: Multi micronutrients and Hebi – Mam has been effective to improvement hemoglobin level at the time final pregnant, average hemoglobin in group acid folic was 3.3 g/L, average hemoglobin in group supplement Multi micronutrient was 2.7 g/L, average hemoglobin in group supplement Hebi – Mam was 3.1. g/L (p < 0.05).

The rate of general anemia at the end of the study in three groups respectively 26.1%, 24.8% and 24.5%. Hebi-Mam has the same effect of folic acid and iron supplements multiple micronutrients in maintaining Hb status during pregnancy. Several factors can influence significantly to the improved Hb concentration at the time of ending pregnancy was the Hb concentration before intervention (p <0.001), depleted iron stores (p <0.01), week pregnancy begins when the study participants (p <0.001) correlated inversely with the concentration of hemoglobin end of the study. This show Hebi – Man and Multi micronutrients has been possitive effectiveness to improvement status anemia and some micronutrient of the mothers during pregnancy.

3. Evaluate the effectiveness Hebi daily supplementation of multiple micro mam and substances to improve body weight of pregnant women and infants: PW with CED prior intervention high weight gains than not PW CED in all three groups (iron group folic acid is 9.6 ± 3.4 and 10.1 ± 3.4 kg kg, 10.0 ± 3.7 is UNIMMAP group and 10.9 ± 2.9 kg kg, Hebi-Mam group ± 3.0 kg and 10.2 ± 3.0 kg to 11.2). Hebi-Mam additional groups before intervention was CED increased weight compared with the control group (p <0.05). Low birth weight in mothers using Hebi-Mam (3164.9 ± 272.6 g) and multi-micronutrient (3131.4 ± 355.3 g) tend to be heavier than iron folic acid group ( 3101.5 ± 328.9 g) (p> 0.05). Low birth weight of Hebi-Mam group help improve children's children PW with CED before pregnancy (3115.8 ± 265.8 g) higher than iron folic acid group (2962.5 ± 281.8 g) (p <0, 05).

Luận án (toàn văn)
Luận án (tóm tắt)