Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Song Tú

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 3387
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU:

Họ tên NCS: Nguyễn Song Tú

Tên đề tài luận án: Hiệu quả bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ sau sinh đến tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của mẹ và trẻ tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 62.72.03.03

Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tuyên (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), TS. Frank Wieringa (Viện Nghiên cứu và phát triển – Pháp)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc Gia


PHẦN NỘI DUNG

Mục đích và đối tượng nghiên cứu: Thiếu vi chất dinh dưỡng là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng nhất trên thế giới. Từ năm 1997, Tổ chức Y tế thế giới đã triển khai một trong những giải pháp quan trọng là bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ 200.000 IU trong vòng 8 tuần đầu sau sinh, để cải thiện tình trạng vitamin A của bà mẹ và trẻ. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu từ năm 1998 đến năm 2010, thấy can thiệp vitamin A liều cao cho bà mẹ ngay sau sinh, không có hiệu quả cải thiện tình trạng vitamin A ở mẹ và trẻ 6 tháng tuổi. Sự khác biệt về kết quả giữa các nghiên cứu có thể do sự khác biệt về thời điểm bổ sung vitamin A, bổ sung trong 1 tuần sau sinh không ảnh hưởng tới tình trạng vitamin A. Trong khi những nghiên cứu khác bổ sung tại thời điểm từ 1-6 tuần sau đẻ. Vì vậy chúng tôi giả thuyết rằng, không hiệu quả trong can thiệp bổ sung vitamin A liều cao 1 tuần sau đẻ là do thời gian can thiệp và đáp ứng pha cấp tính, một phản ứng cơ thể chống lại viêm hoặc nhiễm trùng. Do vậy, nghiên cứu được tiến hành trên phụ nữ có thai từ 26-30 tuần huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên với các mục tiêu sau: Mô tả tình trạng dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu ở phụ nữ có thai thời điểm 26-30 tuần và so sánh hiệu quả của bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ trong tuần đầu hoặc 6 tuần sau sinh lên tình trạng Vitamin A, tình trạng thiếu máu, tình trạng dinh dưỡng của mẹ và trẻ 6 tháng tuổi.

Các phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu gồm 2 giai đoạn song song, phụ thuộc vào tuần thai của PNCT và thời điểm sinh của bà mẹ đó là  nghiên cứu mô tả cắt ngang và nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng (thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, mù kép), được tiến hành tại 8 xã của huyện Phú Bình, Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2015. Sử dụng phương pháp tính cỡ mẫu để xác định tình trạng thiếu vitamin A, thiếu máu; xác định sự khác biệt mong muốn về hàm lượng vitamin A sữa mẹ, vitamin A huyết thanh (SR) và chỉ số MRDR mẹ và trẻ của hai nhóm sau can thiệp và sự khác biệt mong muốn về tỷ lệ dự trữ vitamin A trong gan thấp ở trẻ của hai nhóm sau khi can thiệp. Điều tra sàng lọc toàn bộ phụ nữ có thai từ 26-30 tuần của 8 xã, chọn được 424 PNCT, và sau đó có 380 cặp mẹ con đủ điều kiện tham gia, phân vào 2 nhóm: Nhóm VA tuần 1: nhận 1 viên vitamin A 200.000 IU tuần đầu sau sinh (và 1 viên giả dược vào 6 tuần sau sinh), hoặc Nhóm VA tuần 6: Uống 1 viên vitamin A 200.000 IU vào 6 tuần sau sinh (và 1 viên giả dược tuần đầu sau  sinh).

Các số liệu thu thập: Đối với bà mẹ: Lấy máu (3 lần): lần 1 (26-30 tuần); lần 2 (sau sinh 1 tuần ±3 ngày); lần 3 (sau sinh 6 tháng ± 2 tuần); lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm 2 chỉ số Hb, Retinol huyết thanh ở lần 1 và lần lấy máu 3; tỷ số MRDR lần 3 và xét nghiệm 3 chỉ số CRP, AGP, ACT ở tất cả các lần lấy máu.+ Lấy mẫu sữa (2 lần): lần 1 (1 tuần±3 ngày); lần 2 (6 tháng ± 2 tuần) để xét nghiệm chỉ số retinol trong sữa mẹ.

Đối với trẻ nhỏ: Lấy máu (1 lần): trẻ 6 tháng ± 2 tuần; máu tĩnh mạch xét nghiệm 2 chỉ số Hb, SR, AGP, CRP và tỷ số MRDR

Các kết quả chính và kết luận

Nghiên cứu trên 424 phụ nữ có thai tại huyện Phú Bình cho thấy:

Cân nặng TB trước có thai của đối tượng nghiên cứu là 45,5 kg và ở tuần thai 26-30 là 51,3 kg; Chiều cao TB là 152,1cm. Tỷ lệ CED ở phụ nữ trước khi mang thai khá cao (32,4%).

Tỷ lệ VAD-TLS ở PNCT ở mức độ nhẹ (9,4%) có YNSKCĐ và 15,6% nguy cơ VAD-TLS. Hàm lượng SR TB là 1,39 mmol/L.

Tỷ lệ thiếu máu PNCT rất cao là 37,0%, ở ngưỡng nặng YNSKCĐ, trong đó mức độ nhẹ là 26,1% và trung bình và nặng là 10,9%. Nồng độ Hb trung bình là 113,8 g/l.

Tại thời điểm sáu tháng sau sinh, kết quả nghiên cứu cho thấy:

Bổ sung vitamin A liều cao có hiệu quả cải thiện tình trạng vitamin A huyết thanh của cả mẹ và con.

Bổ sung Vitamin A liều cao 200.000 IU cho bà mẹ tại thời điểm sau sinh 6 tuần cải thiện tình trạng vitamin A huyết thanh ở mẹ cho bú ≤ 10 lần/ngày (p<0,05); dự trữ vitamin A trong gan ở mẹ cho bú ≤ 10 lần/ngày (p<0,05) và giảm tỷ lệ vitamin A sữa mẹ thấp (p<0,05) ở bà mẹ sau sinh 6 tháng so với nhóm bổ sung vitamin A 1 tuần đầu sau sinh.

Bổ sung Vitamin A liều cao 200.000 IU cho bà mẹ tại thời điểm sau sinh 6 tuần cải thiện tình trạng dự trữ vitamin A trong gan (p<0,01) và tỷ lệ vitamin A trong gan thấp (p<0,05) ở trẻ 6 tháng tuổi, đặc biệt là bú mẹ ≤ 10 lần/ngày (p<0,01) so với nhóm bổ sung 1 tuần đầu sau sinh.

Bổ sung Vitamin A liều cao 200.000 IU cho bà mẹ tại thời điểm sau sinh 6 tuần không cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở bà mẹ và trẻ nhỏ sau sinh 6 tháng so với nhóm bổ sung 1 tuần sau sinh.

Khuyến nghị:

Bổ sung vitamin A cho phụ nữ liều cao 200.000 IU tại thời điểm 6 tuần sau sinh là giải pháp ưu việt hơn so với bổ sung ở 1 tuần sau sinh trong cải thiện tình trạng vitamin A mẹ và trẻ; hiệu quả cải thiện đồng thời phụ thuộc nhiều vào việc bú sữa mẹ của trẻ. Do đó, bên cạnh bú sữa mẹ, bổ sung vitamin A cho mẹ và trẻ có thể là giải pháp hữu hiệu cần thực hiện ở vùng có tỷ lệ thiếu vitamin A cao ở trẻ nhỏ. Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, tạo cơ hội bù đắp thiếu hụt vitamin A từ rất sớm cho trẻ.

Những đóng góp của luận án:

1. Nghiên cứu so sánh hiệu quả của hai phác đồ bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ ở 6 tuần và 1 tuần sau sinh là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam, cũng như trên thế giới triển khai so sánh về thời điểm bổ sung vitamin A.

2. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bộ số liệu về hiệu quả của bổ sung vitamin A liều cao 200.000 IU ở tuần 6 sau sinh- một thời điểm can thiệp phù hợp hơn so với giai đoạn 1 tuần sau sinh, khi các can thiệp hiện nay đang bổ sung vitamin A trong vòng 1 tháng sau sinh. Kết quả của nghiên cứu này đã đóng góp cơ sở lý luận và thực hành cho việc đề xuất một phác đồ can thiệp mới nhằm cải thiện tình trạng vitamin A ở các vùng có tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ cao
 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Lê Danh Tuyên

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Frank Wieringa

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Nguyễn Song Tú


ABTRACT
 
INTRODUCTION:

Name of PhD candidate: Nguyen Song Tu

Title of dissertation: Effectiveness of postpartum high-dose vitamin A supplementation on micronutrient deficiency status of mothers and infants in Phu Binh district, Thai Nguyen province

Specialization: Nutrition - Code: 62.72.03.03

Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Le Danh Tuyen, MD (National Institute of Nutrition) and

Dr. Frank Wieringa - Institut de recherche pour le développement – Marseille - France

CONTENT

The purpose and object of study: Micronutrient deficiency is the most important public health problem in the world. Since 1997, WHO has implemented an important solution of providing high-dose vitamin A 200,000 IU supplementation for mothers at 8-week postpartum, in order to improve vitamin A status of mothers and infants. However, several studies from 1998 to 2010, found that, high-dose vitamin A intervention for mothers shortly postpartum does not effectively improve vitamin A status of mothers and their 6-month-old infants. The differences in results between studies may be due to differences in the timing of vitamin A supplementation: in some studies, the supplementation time was at first-week postpartum, which makes no significant changes to VA status, while in other studies the supplementation time was at 1 to 6 week postpartum. We therefore hypothesize that the ineffectiveness of 1-week postpartum high-dose vitamin A supplementation is due to acute-phase response, a response of human body that acts against inflammation or infection. Therefore, the study was conducted on pregnant women from 26-30 weeks Phu Binh district, Thai Nguyen province with the following objectives: To describe the status of nutrition, vitamin A deficiency, anemia among 26-to-30-week pregnant women and to compare effectiveness of high-dose vitamin A supplementation for mothers at first-week and 6-week postpartum on the status of vitamin A, anemia and nutrition of mothers and 6-month-old infants.

Describing the status of nutrition, vitamin A deficiency, anemia among 26-to-30-week pregnant women and  comparing effectiveness of high-dose vitamin A supplementation for mothers at first-week or 6-week postpartum to vitamin A, anemia and nutrition status of mothers and 6-month-old infants.

Reaseach methods: Study design included two stages in parallel, depending on the gestational week of PW and delivery time of mothers which was cross-sectional descriptive study and community intervention trial research (randomized controlled, double blind trial), was conducted in eight communes in Phu Binh, Thai Nguyen in the period from January 2011 to December 2012. Using the method of calculation of sample size to determine status of vitamin A deficiency, anemia; determining the expected difference of vitamin A level in breast milk, vitamin A serum (SR) and MRDR ratio of mothers and infants of the two groups after intervention and determining the required differences of low liver’s vitamin A reserved prevalence in infants of the two groups after the intervention. Screening survey all of pregnant women from 26-30 weeks of 8 communes, 424 PW choice, and then 380 pairs of mother and child were subjects who meet the standard were divided into 2 groups. The 1-week VA group: take 1 capsule of 200,000 IU of vitamin A at first-week postpartum (and 1 placebo at 6-week postpartum), or the 6-week VA group: take 1 capsule of 200,000 IU of vitamin A at 6-week postpartum (and 1 placebo at first week postpartum).

- Data collected: For mothers were taken blood (3 times): 1st time (26-30 weeks); 2nd time (1 week + 3 days postpartum); 3rd time (6 month + 2 weeks postpartum); took venous blood for  heboglobint, serum retinol at 1st and 3rd time of blood taking; MRDR ratio at 3rd time and CRP, AGP, ACT at every blood taking time. Took breast milk sample (2 times): 1st time (1 week + 3 days); 2nd time (6 month + 2 weeks) to test retinol in breast milk. For infants: took blood (1 time) at 6-month + 2 weeks; took venous blood to hemoglobin, serum retinol, AGP, CRP and MRDR ratio.

Major finding and conclusions:

Research on 424 pregnant women in Phu Binh district showed:

-       Average weight of subjects at pre-pregnancy was 45.5 kg and at 26-30-week of gestation was 51.3 kg; Average height was 152.1cm. CED prevalence of pre-pregnant women was quite high (32.4%).

-       Sub-VAD prevalence in PW was at mild level of PHS (9.4%) and 15.6% of PW were at risk of Sub-VAD risk. Mean SR concentration was 1.39 mmol/L.

-       Prevalence of anemia in PW was high, up to 37.0%, at severe PHS level, in which the mild level was 26.1% and moderate and severe level was 10.9%. Mean Hb concentration was 113.8 g/l.

At the time of six months after birth, study results showed

-       High-dose Vitamin A supplementation effectively improved serum Vitamin A status of both mothers and infants.

-       High-dose of 200,000 IU of vitamin A supplementation at 6-week postpartum improved serum vitamin A status in mothers breastfeeding ≤ 10 times/day (p<0.05); vitamin A reserved in liver in mothers breastfeeding ≤ 10 times/day (p<0.05) and reduced prevalence of low breast-milk vitamin A (p<0,05) at 6-month postpartum mothers in comparison with 1-week postpartum Vitamin A supplementation.

-       High-dose vitamin A supplementation at 6-week postpartum stage improved Vitamin A reserved in liver (p<0.01) and prevalence of low vitamin A in the liver (p<0,05) in 6-month-old infants,  especially in those being breastfed ≤10 times/day (p<0,01) in comparison with 1-week postpartum supplementation.

-       There’s no difference in nutrition and anemia status in 6-month postpartum mothers and infants between 1-week postpartum Vitamin A supplementation and 6-week one (p> 0,05).

Recommendations:

Vitamin A supplementation for women with high-doses of 200,000 IU at 6-week postpartum is a more preeminent solution than the first-week postpartum supplementation for improving Vitamin A status of mothers and infants; efficiency of improvement also highly depends on breastfeeding practices. Therefore, beside breastfeeding, vitamin A supplementation for mothers and infants can be an effective solution to implement in areas with a high prevalence of vitamin A deficiency in infants. Studies should be carried out further in vitamin A supplementation for infants under 6 months old, creating chances to make up for vitamin A deficiency in infants from an early age.

CONTRIBUTION OF THE DISSERTATION

1. The research, which compares effectiveness of two regimens of high-dose vitamin A supplementation for mothers at 6-week and 1-week postpartum, is the first research of comparison of vitamin A supplementation timing in Vietnam, as well as in the world.

2. The research’s results  provide data on effectiveness of 200.000 IU supplementation of high-dose vitamin A at 6-week postpartum – a more appropriate intervention timing in comparison with 1-week postpartum stage, in the context of current 1-month postpartum vitamin A supplementation. The research’ results make contributions in theoretical and practical basis to proposing a new intervention regimen to improve vitamin A status in areas where have high prevalence of  vitamin A deficiency in infants.

Luận án (toàn văn)