Nhu cầu và chất điện giải đối với sức khỏe

Cập nhật: 5/27/2017 - Lượt xem: 8005

Ai cũng biết nước là khởi nguồn của cuộc sống, là điều kiện cốt yếu của sự sống, bởi vậy với các gia đình có trẻ nhỏ chưa biết tự đòi uống nước, thì câu hỏi luôn trăn trở của các bậc cha mẹ là cần phải cho trẻ uống bao nhiêu nước hàng ngày là đủ, từ lứa tuổi nào bắt đầu cần phải uống thêm nước?

Do sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn chỉnh giai đoạn 6 tháng đầu đời nên lúc này nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn (6 tháng đầu) sẽ không cần bổ sung gì khác kể cả nước uống. Từ tròn 6 tháng trở đi trẻ băt đầu ăn bột/cháo xay thì trẻ cần uống thêm nước để đảm bảo tiêu hoá tốt, tránh bị táo bón. Do một số đặc điểm sinh lý khác biệt (như khả năng làm việc của thận chưa hoàn chỉnh, tỷ lệ nước cơ thể lớn hơn, không biết khát đòi uống...) nên nhu cầu nước của trẻ cũng cần được xác định riêng theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng là: 150ml/kg cân nặng/ngày.

  • Còn với nhu cầu nước của trẻ vị thành niên: 40ml/kg cân nặng

  • Từ 19 - 30 tuổi hoạt động thể lực nặng: 40ml/kg

  • Từ 19- 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình: 35ml/kg

  • Người trưởng thành >=55 tuổi: 30ml/kg


Trong những trường hợp đặc biệt như thời tiết nóng bức, ra nhiều mồ hôi cần uống nhiều nước hơn, trong tiêu chảy ngoài uống nhiều nước cần truyền thêm dịch.

Cùng với vai trò của nước, cũng cần nhắc đến luôn các chất điện giải, gồm Na, K (potassium) và Cl (chloride) là các chất cần thiết trong khẩu phần ăn. Na có vai trò điều hoà áp trong hệ thống tim mạch, K có vai trò vận chuyển xung động thần kinh và duy trì huyết áp bình thường. Cl cùng với Na, K giúp duy trì cân bằng nước, pH máu và thành phần dịch vị (HCl).

Chúng ta đã biết vai trò chính của các chất điện giải đối với cơ thể, nhưng khi nào cơ thể dễ bị rối loạn những chất này và những nguy cơ cụ thể nào sẽ xảy đến? vitamin K trong những trường hợp nôn nhiều, bệnh tiêu hoá mạn.. gây rối loạn nhịp tim, tiêu thụ quá nhiều vitamin K khi thận yếu gây ngộ độc và làm chậm nhịp tim có thể ngừng đập. Vitamin K có nhiều trong thực phẩm tươi sống như thịt tươi, hoa quả, rau. Na có nhiều trong thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nguồn gốc động vật. Cl có trong muối ăn, nước chấm. Hiếm khi bị thiếu Na (do tiêu chảy, nôn, ra quá nhiều mồ hôi, bệnh thận), khẩu phần có K cao và Na thấp thường dẫn tới huyết áp thấp. Chủ yếu là nguy cơ tiêu thụ quá nhiều Na (do ăn mặn nhiều muối, gây bệnh tăng huyết áp. Thiếu Cl khi nôn nhiều, ra mồ hôi nhiều liên tục, viêm đường tiêu hoá mạn tính, suy thận. Cl máu cao khi mất nước, thiếu nước.

Chúng ta đang sống trong mùa hè đa phần là khí hậu nóng bức, rất dễ bị thiếu nước và điện giải qua mồ hôi, hãy quan tâm để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước và các chất điện giải đều cần ở mọi lứa tuổi! Cho sức khỏe của cả gia đình!

Ts. Bs Phan Bích Nga - Viện Dinh dưỡng