Hoạt động chuyên môn Nghiên cứu khoa học Lĩnh vực nghiên cứu Dinh dưỡng lâm sàngAn toàn thực phẩmDinh dưỡng cộng đồng Các đề tài và xuất bản phẩm Đào tạo Giới thiệu trung tâm đào tạo Chương trình đào tạo Thư viện Giáo trình/Bài giảng Hoạt động Đào tạo Dành cho học viên Luận án của học viên Hợp tác quốc tế Lĩnh vực hợp tác Đối tác quốc tế Các hoạt động Chiến lược Dinh dưỡng Quản lý nhà nước Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu Thanh tra, kiểm tra về ATTP Thông tin - giáo dục dinh dưỡng Thông tin, giáo dục truyền thông Dinh dưỡng phòng chống COVID-19 Tài liệu truyền thông dinh dưỡng Tra cứu đề tài Số liệu thống kê Thư viện điện tử Dịch vụ Kiểm nghiệm VSATTP Khám tư vấn dinh dưỡng Sản phẩm dinh dưỡng (NINFOOD) Công bố các sản phẩm thực phẩm Giới thiệu Viện Dinh dưỡng Quốc gia Giới thiệu Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh dưỡng Quốc gia Dinh dưỡng cho trẻ đề kháng kém-nguồn VTV2 Liên kết Website WHO UNICEF Cục ATVSTP Nutrition-USA ENN MOH Viet Nam FANTA SMART Nutrition Survey Trung tam TTGDSK TW WHO Library HINARI WHO Library eLENA WHO In Viet Nam Sức khỏe & đời sống Thư viện Nestlé Vi chất dinh dưỡng Tạp chí Y học dự phòng NINFOOD Link liên kết Dinh dưỡng trẻ em Lợi ích của sữa mẹ trong việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Cập nhật: 5/27/2017 - Lượt xem: 14655 Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất và hoàn chỉnh nhất bởi vì thành phần chất dinh dưỡng trong sữa mẹ là vừa đủ cho nhu cầu khuyến cáo hàng ngày của trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, glucid, lipid, các vitamin và chất khoáng. Các chất này có tỷ lệ thích hợp và dễ hấp thu do đó đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ để phát triển một cách bình thường trong vòng 6 tháng đầu. Khi bà mẹ có chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ, lượng vi chất dinh dưỡng như vitamin và các khoáng chất trong sữa mẹ sẽ đảm bảo tình trạng đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho trẻ.Thiếu vitamin A ở trẻ nhỏ ở nước ta hiện nay chủ yếu là thể tiền lâm sàng, được phát hiện khi lượng retinol huyết thanh thấp dưới mức 0.7 umol/lít. Trẻ mới sinh ra thì lượng vitamin A được dự trữ ở gan và lượng này phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của mẹ khi mang thai. Sau khi ra đời, nhu cầu vitamin A của trẻ tăng lên do việc sử dụng nguồn vitamin A dự trữ đó bị cạn kiệt và cần thiết được bổ sung bởi vì ở trẻ nhỏ dưới một tuổi, nhu cầu vitamin A hàng ngày là khoảng 350- 500 mcg/ ngày. Nguồn vitamin A trong sữa mẹ có thể đảm bảo về nhu cầu vitamin A cho trẻ được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất là trong vòng 6 tháng đầu (sữa mẹ chứa khoảng 400-700 mcg/lít vitamin A)..Một số nghiên cứu đã chứng mình rằng ngay cả những bà mẹ có dinh dưỡng kém (ở những nơi thiếu thốn về lương thực thực phẩm) việc bổ sung vitamin A liều cao 24h sau khi sinh cho bà mẹ giúp duy trì lượng vitamin A (retinol) trong sữa mẹ trong vòng 4-6 tháng sau khi sinh ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn. Do đó công tác khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ nhằm phòng ngừa vấn đề thiếu vitamin A ở trẻ là rất cần thiết và việc tuyên truyền vấn đề này nên được kết hợp với những đợt tiêm chủng hoặc trong ngày vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ bú sữa mẹ có thể đảm bảo được lượng canxi cho trẻ bởi vì trong sữa mẹ lượng này tuy ít nhưng dễ hấp thu, bên cạnh đó hàm lượng phospho và vitamin D trong sữa mẹ có tỷ lệ và hàm lượng thích hợp hơn sữa công thức do đó trẻ bú sữa mẹ thì nguy cơ còi xương thấp hơn ở trẻ được nuôi bằng sữa công thức. Lượng sắt trong sữa mẹ thấp, chỉ vào khoảng 0.3mg/lít. Tuy nhiên lượng sắt này vẫn đủ với nhu cầu khuyến cáo cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi bởi vì giá trị sinh học của sắt trong sữa mẹ cao hơn do nó gắn trực tiếp với lactoferin- một loại protein gắn sắt có trong sữa mẹ. Do đó, những đứa trẻ được nuôi từ sữa bò có thể không nhận đủ sắt và thường bị thiếu máu; trẻ được bú mẹ trong những tháng đầu thì nhận đủ sắt và sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin C, chất khoáng như kẽm, đồng cũng có hàm lượng vừa đủ trong sữa mẹ có thể đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển hợp lý của trẻ. Chìa khóa để cho bú mẹ thành công, ngoài việc cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, dinh dưỡng cho bà mẹ đang cho con bú là rất quan trong trong việc duy trì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong dòng sữa. Trong vòng sáu tháng đầu, người mẹ nên ăn nhiều và đa dạng nhiều loại thực phẩm (15- 20 loại thức ăn phối hợp từ 4 nhóm thực phẩm ) hơn thì mới có đủ lượng sữa và chất lượng tốt để nuôi con. Ngoài việc bổ sung thêm năng lượng cho khẩu phần ăn hàng ngày, tăng thêm khoảng 500- 600 Kcal/ngày bao gồm đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng là chất đạm- bao gồm cả đạm động vật và đạm thực vật, chất bột (glucid) và chất béo. Tỉ lệ cân đối giữa các thành phần sinh năng lượng đó vào khoảng: P:L:G = 12- 15% : 20- 25% : 60- 65%. Các loại đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chính là nguồn vitamin A và sắt dồi dào giúp đáp ứng nhu cầu cần thiết về các loại vi chất này cho bà mẹ; các loại hải sản như hàu, cua biển là những thực phẩm giàu kẽm. Ngoài ra, việc bổ sung thêm trái cây và rau quả là rất quan trọng bởi vì có thể cung cấp nguồn vi chất dinh dưỡng thiết yếu vào sữa mẹ (các loại hoa quả giàu Carotene như xoài, đu đủ, cà rốt; các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi; và một số loại rau có lá xanh có lượng sắt khá cao và giàu axít folic như bông cải xanh, rau cải xoong..). Bên cạnh đó nên chú ý tới việc bổ sung nước hàng ngày ( 2 lít) vì nước là thành phần chính tạo nên sữa mẹ. Có thể uống nước lọc, nước trái cây, sữa, nước rau. Mặc dù sữa mẹ là công thức dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ 6 tháng đầu đời của trẻ, hiện ở Việt Nam chỉ có 19,6% phụ nữ cho con bú hoàn toàn trong giai đoạn quan trọng này; tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình của thế giới (35%) (nguồn UNICEF). Do đó chương trình nuôi con bằng sữa mẹ là một phần trách nhiệm của xã hội và của cả cộng đồng. Sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng thật sự quan trọng và hữu ích giúp bà mẹ thực hiện được việc nuôi con bằng chính dòng sữa của mình. BS. Thu Giang - Đặc san DDSK và Đời sống số 01 năm 2013 Tin liên quan Phòng ngừa dị ứng thực phẩm ở trẻ Làm gì để bảo vệ sức khoẻ trẻ khi trời nồm? Phòng bệnh viêm hô hấp lúc giao mùa cho trẻ Những loại quả thực sự tốt cho trẻ Lưu ý để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngày hè Nuôi con bằng sữa mẹ-giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng (nhân Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ từ 1/8-7/8/2015). Những sai lầm trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ Chế biến thức ăn ở nhà với tiêu chí... 5 ngon