Kiểm nghiệm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm

Cập nhật: 5/25/2023 - Lượt xem: 23465

Viện Dinh dưỡng được Bộ Y tế chỉ định là cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Hệ thống quản lý chất lượng của Viện Dinh dưỡng được xây dựng và hoạt động phù hợp với các tiêu chuẩn của ISO/IEC 17025: 2005.

Với các hệ thống máy móc thiết bị hiện đại như ICP-MS, LCMSMS, GCMSMS, AAS, Real-time PCR, các phòng thí nghiệm của Viện Dinh dưỡng đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trong công tác nghiên cứu khoa học và an toàn thực phẩm, phát triển kỹ thuật mới, kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm dịch vụ đối với thực phẩm, nước và thức ăn chăn nuôi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Với năng lực phân tích gần 300 chỉ tiêu phân tích hóa, lý và vi sinh, các Labo của Viện có thể đáp ứng các nhu cầu kiểm nghiệm thực phẩm của nhiều đối tượng khách hàng, bảo đảm các yêu cầu về chất lượng và thời gian kiểm nghiệm.

Các nhóm chỉ tiêu chính:

1. Kiểm nghiệm thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, nước, phụ gia thực phẩm, thức ăn chăn nuôi

Thành phần đa lượng (protein, lipid, glucid, nước, cellulose, cholesterol); Vitamin tan trong nước (B1, B2, B3, B5, B6, B9, C) và tan trong chất béo (A, D, E, K); Các acid amin (8 acid amin cần thiết và 10 acid amin quan trọng); Các acid béo (no, không no, omega-3, 6, 9, EPA, DHA); Các chất khoáng và vi khoáng (Na, K, Ca, Mg, Fe, Zn, Se); Các chất hoá thực vật, các chất có hoạt tính sinh học (carotenoid, polyphenol, flavonoid, GABA, ginsenosides, choline, 10-HDA, adenosine, steviosides, chalcones…); Đánh giá chất lượng phụ gia thực phẩm. Thành phần thực phẩm: Acid Folic, folat trong thực phẩm, Vitamine B12, IgG, IgA, IgE trong sữa, Lactofferin trong sữa.

2. Kiểm nghiệm các chất ô nhiễm hóa học, chất độc hại tự nhiên và độc hại trong quá trình chế biến thực phẩm

Tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật (nhóm lân hữu cơ, chlo hữu cơ, pyrethroids, carbamate); Kim loại nặng (Pb, As, Cd, Hg, Cu, Mn); Độc tố vi nấm (aflatoxins, fumonisin, ochratoxin); Phụ gia thực phẩm (phẩm màu, chất bảo quản, chất tạo ngọt...); Tồn dư kháng sinh (nhóm b-lactame, tetracyclines, quinolons…); Tồn dư hormone và chất kích thích tăng trưởng (salbutamol, clenbuterol, testosterones…); Các chất độc hại trong chế biến thực phẩm (PAHs, acrylamide…)




Một số hình ảnh tại Labo Hóa thực phẩm

3.    Kiểm nghiệm vi sinh vật thực phẩm, virus, ký sinh trùng
 
 3.1. Các chỉ tiêu vi sinh vật chỉ điểm vệ sinh
 

-  Tổng số vi khuẩn hiếu khí

Coliforms

E.coli

S.aureus

Cl. perfringens

Enterobacteriacea

-  Nấm men mốc

-  Nấm  mốc

3.2. Các chỉ tiêu vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm

Salmonella

-   B. cereus

-   Campylobacter spp

Listeria monocystogenes

Shigella

-  Vibrio cholera

Vibrio pahaemoliticus

Pseudomonas aeruginosa

3.3. Vi khuẩn probiotic

Lactobacillus

Bacillus subtilis

-  Bacillus clausii

3.4. Các chỉ tiêu độc tố vi khuẩn và nấm mộc

-  Độc tố  vi khuẩn: E. coli, Tụ cầu, B. cereus

-  Aflatoxin, Ochratoxin, Fumonisins, …

-  Histamine

3.5. Vi khuẩn kháng kháng sinh và tồn dư kháng sinh


Một số hình ảnh tại labo Vi sinh

Mọi chi tiết xin liên hệ tới địa chỉ:

Phòng kiểm tra Nhà nước về An toàn thực phẩm và dinh dưỡng

Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Địa chỉ: 48B Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, phường Phạm Đình Hổ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024 39714 826

Email: kiemtranhanuoc.ninvn@gmail.com


Chúng tôi luôn cam kết:

1. Đảm bảo kết quả phân tích trung thực, chính xác, khách quan dựa trên các phương pháp đã được tiêu chuẩn hóa, đảm bảo thời gian kiểm nghiệm nhanh chóng như đã thống nhất với khách hàng.

2. Sẵn sàng hợp tác với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước về lĩnh vực nghiên cứu và kiểm nghiệm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

3. Không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Sẵn sàng tham gia đào tạo kỹ thuật cho hệ thống kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm ở tuyến tỉnh và các hình thức đào tạo dài hạn, ngắn hạn khi có nhu cầu.