Luận án của NCS Tuấn Thị Mai Phương

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 3357

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Họ tên nghiên cứu sinh: Tuấn Thị Mai Phương

Tên đề tài luận án: "Hiệu quả bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai lên tình trạng dinh dưỡng của mẹ và sự phát triển của trẻ từ khi sinh đến 6 tháng tuổi

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 9720401

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm (Viện Dinh dưỡng), PGS.TS. Trương Tuyết Mai (Viện Dinh dưỡng)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng

NỘI DUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ: Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời là nội dung quan trọng để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của bà mẹ, trẻ em. Bên cạnh giải pháp bổ sung viên sắt a xít folic, viên đa vi chất cho phụ nữ có thai thì các can thiệp bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng đã và đang là hướng tiếp cận nhằm cải thiện đồng thời số lượng và chất lượng khẩu phần - đáp ứng cho nhu cầu tăng cao cả về năng lượng và vi chất dinh dưỡng giai đoạn thai kỳ. Tại Việt Nam một số can thiệp theo hướng tiếp cận trên đã và đang được triển khai, tuy nhiên các nghiên cứu này thường tập trung đo lường hiệu quả đối với chỉ số nhân trắc, hóa sinh của trẻ và mẹ, có rất ít các công bố về hiệu quả can thiệp thai kỳ lên phát triển trí lực, tâm vận động ở trẻ. Đối với chỉ số hóa sinh của mẹ, các nghiên cứu thường tập trung vào tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, trong khi hiện nay thiếu kẽm ở PNCT và bà mẹ cho con bú đang trở thành vấn đề sức khỏe cấp thiết. Mặt khác thời gian can thiệp của các nghiên cứu trước đây thường là trong giai đoạn thai kỳ, không có nhiều các nghiên cứu mở rộng thời gian can thiệp cho bà mẹ từ thai kỳ cho đến 6 tháng sau sinh và đo lường sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Chính vì vậy, nghiên cứu đánh giá hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho PNCT lên tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước và sau khi sinh cũng như sự phát triển cả về thể chất và tâm vận động từ khi sinh đến 6 tháng tuổi là cần thiết.

 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

  1. Đánh giá hiệu quả bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng đến tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai tại 8 xã, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

  2. Đánh giá hiệu quả bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng đến tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ tháng thứ 6 sau sinh và sự phát triển của trẻ tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng tuổi.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu được tiến hành trên 160 phụ nữ có thai với tuổi thai từ 14 -18 tuần tại 8 xã thuộc huyện Hoài Đức, ngoại thành Hà nội và con của các bà mẹ này từ khi sinh đến 6 tháng tuổi.

Loại thiết kế nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu can thiệp cộng đồng, có nhóm đối chứng, đánh giá trước và sau can thiệp. Phụ nữ có thai được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm:

-  Nhóm can thiệp 80 đối tượng): Phụ nữ có thai nhóm can thiệp được bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng với liều bổ sung 78g/ngày từ khi vào nghiên cứu tới 6 tháng sau sinh. Thực phẩm tăng cường vi chất cung cấp 314kcal/ngày và 18 loại vi chất dinh dưỡng, uống viên sắt acid folic hàng ngày từ khi vào nghiên cứu đến hết tháng thứ nhất sau sinh.

Nhóm chứng (80 đối tượng): Phụ nữ có thai nhóm đối chứng ăn uống như bình thường, uống viên sắt acid folic hàng ngày từ khi được chọn vào nghiên cứu đến hết tháng thứ nhất sau sinh.

KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN

Hiệu quả can thiệp đối với phụ nữ có thai

- Bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng có hiệu quả đối với cải thiện nồng độ Hb, kẽm huyết thanh của PNCT tại tuần thai 37: nồng độ Hb nhóm CT là 126,3 ± 9,6g/l cao hơn so với 122,4 ± 8,9g/l ở nhóm ĐC (p<0,05); nồng độ kẽm huyết thanh nhóm CT là 7,8 ± 1,4 µmol/L cao hơn so với 7,3 ± 1,6 µmol/L ở nhóm ĐC (p<0,05). Tăng cân thai kỳ nhóm CT là 9,7 ± 4,09kg, nhóm ĐC là 9,1 ± 6,7kg (p>0,05).   

2. Hiệu quả đối với tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ tháng thứ 6 sau sinh và phát triển của trẻ khi 3 tháng và 6 tháng tuổi

- Bổ sung thực phẩm tăng cường VC chưa cho thấy hiệu quả đối với cải thiện tình trạng thiếu máu và thiếu kẽm của bà mẹ sau sinh

- Bổ sung thực phẩm tăng cường VCDD cho thấy có hiệu quả cải thiện CDSS, CD khi 3 tháng tuổi ở những trẻ có mẹ bị CED: phân tích trên các bà mẹ bị CED cho thấy CDSS nhóm CT là 49,8±0,8cm, nhóm đối chứng là 49,2±0,9cm, mức chênh giứa 2 nhóm là 0,6cm (p<0,05). Tại thời điểm 3 tháng, CD trẻ nhóm CT là 61,2±1,6cm, dài hơn so với 60,1±0,7cm nhóm ĐC, mức chênh giữa 2 nhóm là 1,2cm (p<0,05). Khi trẻ 6 tháng tuổi, không có sự khác biệt về các chỉ số nhân trắc trẻ 2 nhóm.

- Bổ sung thực phẩm tăng cường VC có hiệu quả đối với phát triển tâm vận động của trẻ tại thời điểm 3 tháng:  Điểm số phát triển lĩnh vực cá nhân xã hội của nhóm CT và ĐC  lần lượt là 3,5 ± 0,9 và 2,4 ± 0,7 (p<0,05); lĩnh vực vận động thô là 3,5 ± 0,9 và 2,7 ± 0,7 (p<0,05). Chỉ số DQ của nhóm CT là 108,5 ± 15,2 cao hơn so với 99,5 ± 18,5 ở nhóm đối chứng (p<0,05). Tỷ lệ nghi ngờ chậm phát triển nhóm CT và ĐC là 12,5% và 27,7%  (p<0,05). Tỷ lệ trẻ phát triển ở mức khá-tốt nhóm CT và ĐC là 42,2% và 27,7% (p<0,05). Tại thời điểm trẻ 6 tháng tuổi, không có sự khác biệt về phát triển tâm vận động giữa 2 nhóm.

KHUYẾN NGHỊ

1. Bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho thấy hiệu quả tốt đối với cải thiện tình trạng thiếu máu và thiếu kẽm ở PNCT cũng như tăng trưởng về chiều dài của trẻ, đặc biệt là trẻ của những bà mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn. Khuyến khích sử dụng thực phẩm tăng cường vi chất trong thai kỳ nên được xem là một giải pháp để PNCT đạt được khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, từ đó cải thiện kết quả thai nghén.

2. Bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho PNCT và bà mẹ sau sinh bước đầu cho thấy hiệu quả đổi với phát triển tâm vận động của trẻ tại thời điểm 3 tháng tuổi. Cần các nghiên cứu kết hợp giữa bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cho bà mẹ với các yếu tố nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong những tháng đầu để có những đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả lâu dài của giải pháp đối với phát triển tâm vận động ở trẻ

Đóng góp mới của luận án: Luận án đã cung cấp thêm những bằng chứng khoa học cho thấy bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất có hiệu quả đối với cải thiện tình trạng thiếu máu và  thiếu kẽm - một vấn đề sức khỏe của trên 80% PNCT Việt nam. Ngoài ra, nghiên cứu theo dõi trẻ trong suốt 6 tháng sau sinh để thu thập được bộ số liệu tăng trưởng về thể chất và tâm vận động của trẻ trong 6 tháng đầu - số  liệu về phát triển tâm vận động của trẻ gắn với các yếu tố dinh dưỡng từ khi trẻ còn là thai nhi đến những tháng đầu sau sinh sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu trên lĩnh vực này.

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

PGS.TS. Trương Tuyết Mai

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Tuấn Thị Mai Phương

 

 
 

KEY BRIEF OF THE THESIS

Name of PHD candidate: Tuan Thi Mai Phuong

Thesis title: Effectiveness of food fortified micronutrients supplementation for pregnancies on their nutritional status and their infant’s development from newborn to 6 months of age.

Major track: Nutrition - Code: 9720401

Scientific instructors: Assoc. Prof. Nguyen Thi Lam (National Institute of Nutrition), Assoc. Prof Trương Tuyết Mai (National Institute of Nutrition)

Training center: National Institute of Nutrition

 

CONTENT

INTERODUCTION: Nutrition on the first of 1000 days is vital to keep mothers and children on good health and good nutritional status. There have been several solutions to be offered to help getting optimum nutrition care for the first 1000 days of pregnant women in developing countries. Alongside with provision pregnant women with micronutrient or iron/folic acid pills, food fortified micronutrients supplementation has become a widely recognized approach which aims to improve both quantity and quality of pregnant intake making it well– respond to high nutrient requirement during pregnant period. In Vietnam several interventions with that approach have been and being implemented, how ever most of them focus on gestational period with assessing bio micronutrient and anthropometries indicators, there have been very few interventions which continued on breastfeeding period and conducted the assessment on both psychomotor development and anthropometric development of the newborn on early childhood. There for my research on evaluation of the effectiveness of food fortified micronutrient supplementation for pregnancies on their nutritional status and their infants development from newborn to 6 months of age is needed.

   

OBJECTIVES:

 
  1. Evaluate the effectiveness of food fortified micronutrients supplementation on nutritional status of pregnant women living in 8 communes in Hoaiduc district, Hanoi city.
  2. Evaluate the effectiveness of food fortified micronutrients supplementation on nutritional status of mothers after 6 months postpartum and their infant’s development until 6 months of age.

 

SAMPLE SIZE AND METHOD

 

Sample size: The study was conducted on 160 singleton pregnancies with gestational period from 14 -16 weeks, living in 8 communes on Hoaiduc district, Hanoi city and their infants from newborn to 6 months.

Study design: community based randomized control trial with two study groups

-  Intervention group (80 participants) was daily provided 78g nutrition supplementation, containing 314kcal and 18 micronutrients

-  Control group (80 participants) was provide normal pregnant care.

Both groups followed the common nutrition regimen for the pregnant care and using iron/folic acid pill from beginning of intervention until one month postpartum 

RESULT AND CONCLUSION

Assessment of effectiveness on pregnant women.

- Food fortified micronutrients supplementation resulted in increasing Hb concentration and zinc serum concentration at 37th week of gestation: 126,3 ± 9,6g/l in intervention group compared to 122,4 ± 8,9g/l in control group (p<0,05) – for Hb concentration assessment; and 7,8 ± 1,4 µmol/L in intervention group compared to 7,3 ± 1,6 µmol/L in control group (p<0,05) – for zinc serum assessment . Weight gain in intervention group was 9,7 ± 4,09kg, and in control group was 9,1 ± 6,7kg (p>0,05).   

Assessment of effectiveness on nutritional status of mothers after 6 month postpartum and development of infant at 3 months and 6 months

 - Food fortified micronutrients supplementation has no result on Hb and zinc serum concentration of mothers after 6 months postpartum

- Food fortified micronutrients supplementation showed good result on birth length and infant length at 3 months, especially for the infants whose mothers were chronic energy deficiency. Analysis among these infants showed that birth length in intervention groups was 49,8±0,8cm, significantly longer than 49,2±0,9cm in control group (p<0,05). At 3 months of age it experienced the same significant difference between 61,2±1,6cm length in intervention group, compared to 60,1±0,7cm in control group (p<0,05). At 6 months of age there was no difference between two groups.

- Food fortified micronutrients supplementation has a good result on psychomotor development of infants at 3 months of age. Infants on the intervention group had higher grades on personal-social, and gross motor than those on controlled group  (l 3,5 ± 0,9 and  2,7 ± 0,7 versus 3,1 ± 0,9  and  2,4 ± 0,7 respectively, p<0,05), development quotient in these two group were 108,5 ± 15,2 and  99,5 ± 18,5 (p<0,05). Prevalence of developmental delay in these two group were 12,5% and 27,7% (p<0,05), good mental development were 27,7% and 42,2% (p<0,05). At the age of 6 months there were no significant difference between two groups

RECOMMENDATION

1. Food fortified micronutrients supplementation showed the effectiveness on improving Hb and zinc serum concentration among pregnancies as well as increasing infant’length , especially for infants whose mothers were chronic energy deficiency before pregnancy. Encourage using micronutrients supplementation food during pregnancy should be considered a good solution for improving dietary intake of the pregnancies thereby improving birth outcomes.  

2. Food fortified micronutrients supplementation showed the effectiveness on infant psychomotor development at 3 months of age. It is on need of having research that bring together nutrition supplementation during pregnant and early childhood feeding and caring that will provide more comprehensive assessment on long term impact of nutrition intervention on child psychomotor development.

 

New contribution: The thesis gives more sientific evidence to show the effectiveness of food fortified micronutrients supplementation on improving Hb and zinc serum concentration among pregnancies. The database on child development and child psychomoto development during the first 6 months conjunction with pregnant nutrition supplementation will be a good referencee source for the following studies on this area

The first Scientific instructors

(Sign and name)

 

 

Assoc. Prof. Nguyen Thi Lam

The second Scientific instructors

(Sign and name)

 

 

Assoc. Prof. Truong Tuyet Mai

PHD candidate

(Sign and name)

 

 

Tuan Thi Mai Phuong

Luận án (tóm tắt)