Luận án tiến sĩ của NCS Lưu Kim Lệ Hằng

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 6883
 

Họ và tên NCS: Lưu Kim Lệ Hằng

 

Tên đề tài: “Hiệu quả bổ sung đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 - 17 tuổi miền núi Thanh Hóa” 

 

Chuyên ngành: Dinh Dưỡng

 

Mã số: 9720401

 

Hướng dẫn khoa học:       

 

1. PGS. TS. Nguyễn Xuân Hiệp

 

2. PGS. TS. Trần Thúy Nga 

 

Cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng

 

NỘI DUNG

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Tuổi vị thành niên là giai đoạn quan trọng dễ bị tổn thương về dinh dưỡng do nhu cầu tăng lên để đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt cũng như thiếu đa vi chất dinh dưỡng vẫn còn phổ biến trên toàn thế giới và thường xảy ra ngay từ khi còn nhỏ kéo dài đến khi trưởng thành, nếu không được can thiệp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện về thể chất và nhận thức. Vì vậy, nghiên cứu tình trạng vi chất dinh dưỡng trong thời kỳ vị thành niên đã trở thành một lĩnh vực quan trọng cần được quan tâm. 

 

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy hiệu quả bổ sung vi chất dinh dưỡng không chỉ cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu vi chất, mà còn cải thiện nhận thức, gia tăng phát triển về thể lực của vị thành niên. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu can thiệp đa vi chất trên lứa tuổi vị thành niên 15 – 17 tuổi đánh giá hiệu quả về tình trạng dinh dưỡng hay thể lực. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài: “Hiệu quả bổ sung đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 - 17 tuổi miền núi Thanh Hóa” nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp bổ sung đa vi chất trên đối tượng nữ vị thành niên và đưa ra những khuyến nghị can thiệp bổ sung đa vi chất để phòng, chống tình trạng thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng.

 

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

 

1.    Mô tả tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi miền núi Thanh Hóa.

 

2.    Đánh giá hiệu quả bổ sung đa vi chất hàng tuần đến cải thiện nhân trắc, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi miền núi Thanh Hóa sau 9 tháng can thiệp.

 

3.    Đánh giá hiệu quả bổ sung đa vi chất hàng tuần đến cải thiện nồng độ hemoglobin và vi chất của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi miền núi Thanh Hóa sau 9 tháng can thiệp.

 

Những đóng góp mới của luận án 

 

Nghiên cứu được triển khai can thiệp trên đối tượng là nữ vị thành niên 15 - 17 tuổi, là lứa tuổi có nguy cơ thiếu máu, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Mô hình can thiệp là dựa vào trường học, cán bộ y tế và giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp phát đa vi chất trên lớp và đảm bảo học sinh uống tại lớp.

 

Hàm lượng viên đa vi chất bao gồm 23 vitamin và chất khoáng, tuy nhiên tập trung vào hàm lượng sắt (60mg), acid folic (2,8mg) theo khuyến nghị của WHO 2011 cho đối tượng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt với liều bổ sung mỗi tuần một viên. 

 

Ngoài đánh giá hiệu quả cải thiện các chỉ số nhân trắc, hóa sinh và huyết học, nghiên cứu còn đánh giá hiệu quả cải thiện về thị lực và thể lực, kết quả cho thấy trình độ thể lực của nữ vị thành niên ở nhóm can thiệp tăng lên đáng kể so với nhóm chứng.

 

2. ĐỐI  TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 
Đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được triển khai trên đối tượng là nữ học sinh từ 15 – 17 tuổi của hai trường trung học phổ thông Ngọc Lặc – Huyện Ngọc Lặc và trường trung học phổ thông Lang Chánh - Huyện Lang Chánh - tỉnh Thanh Hóa.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2020 (trong đó thời gian can thiệp đa vi chất là 9 tháng).
 
Thiết kế nghiên cứu
 

Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng, ngẫu nhiên và mù đôi, có nhóm chứng, đánh giá trước và sau can thiệp.

  • Giai đoạn 1: đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vi chất, khẩu phần, thị lực và thể lực của học sinh.
  • Giai đoạn 2: thử nghiệm can thiệp bổ sung đa vi chất hàng tuần có đối chứng (nhóm can thiệp uống bổ sung đa vi chất, nhóm chứng uống viên giả dược) và đánh giá hiệu quả sau 9 tháng can thiệp.

3. KẾT QUẢ CHÍNH VÀ KẾT LUẬN

 
Thực trạng tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng, thể lực và thị lực của nữ vị thành niên 15 - 17 tuổi
 

Chiều cao trung bình của nữ vị thành niên 15, 16, 17 tuổi lần lượt là 154,5 cm, 154,8 cm và 155,3 cm. Cân nặng trung bình lần lượt là 45,7 kg, 46,9 kg và 46,2 kg. Tỷ lệ nữ vị thành niên bị suy dinh dưỡng thấp còi là 13,8%, tỷ lệ bị suy dinh dưỡng gầy là 5,2% và thừa cân - béo phì là 2,3%.

 

Tỷ lệ thiếu máu ở nữ vị thành niên là 27,3% (thuộc mức trung bình về YNSKCĐ), tỷ lệ thiếu sắt là 12,7%, Tỷ lệ thiếu kẽm ở nữ vị thành niên vùng miền núi Thanh Hóa là rất cao (50,9%) (xếp ở mức độ nặng về YNSKCĐ), thiếu vitamin A tiền  lâm sàng với mức độ nhẹ về YNSKCĐ (4,9%). 

 

Thực trạng thị lực nhìn xa của nữ vị thành niên có thị lực tốt mắt trái là 90,9%, mắt phải là 89,6%, trong đó có 52(7,4%) học sinh đeo kính điều chỉnh tật khúc xạ. Khoảng 10% đang giảm thị lực mức độ vừa và nhẹ.

 

Thực trạng thể lực học sinh xếp loại thể lực chung: tốt chiếm tỷ lệ rất thấp 4,2%; đạt chiếm tỷ lệ 18,7%; không đạt chiếm tỷ lệ cao 77,1%. Trong đó, tỷ lệ đạt của các test là: bật xa tại chỗ đạt 68,8%; nằm ngửa gập bụng đạt 60,0%; lực bóp tay thuận đạt 50,4%; chạy tuỳ sức 5 phút đạt 40,8%.

 
Hiệu quả can thiệp đa vi chất đến cải thiện nhân trắc, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 - 17 tuổi
 

Về nhân trắc: chiều cao trung bình của nữ học sinh sau can thiệp ở cả hai nhóm đều tăng lên 0,4 cm. Cân nặng trung bình của hai nhóm giảm 0,4 kg so với trước can thiệp. Sự khác biệt về chiều cao, cân nặng ở cả hai nhóm thời điểm trước và sau can thiệp không khác biệt có ý nghĩa thống kê p>0,05.  

 

Về thị lực: thị lực nhìn xa, nhìn gần và tương phản của nữ vị thành niên được so sánh giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng tại thời điểm T0 và T9 không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 

 

Về thể lực: sức mạnh, sức bền của nữ vị thành niên được gia tăng đáng kể, trình độ thể lực của nhóm can thiệp xếp loại đạt 67,5% và tốt 20,0% cao hơn so với nhóm chứng có tỷ lệ đạt 36,7% và tốt 6,7%. Ở nhóm can thiệp, tỷ lệ xếp loại thể lực không đạt giảm 53,6% so với nhóm chứng (p<0,001). 

 
Hiệu quả can thiệp đa vi chất đến cải thiện tình trạng thiếu máu, vi chất dinh dưỡng của nữ vị thành niên 15 - 17 tuổi
 

Sau 9 tháng can thiệp bổ sung đa vi chất hàng tuần theo khuyến nghị của WHO 2011 với hàm lượng sắt (60 mg), acid folic (2,8 mg) và các vi chất khác cho thấy bổ sung ĐVC làm tăng đáng kể nồng độ hemoglobin, nồng độ ferritin, kẽm huyết thanh và vitamin A huyết thanh, có hiệu quả dự phòng và cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu sắt của nữ vị thành niên 15 - 17 tuổi: 

 

Nồng độ hemoglobin trung bình của nhóm can thiệp tăng 8,3 ± 11,8 (g/L) khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng tăng 3,8 ± 12,3 (g/L) (p<0,001), nồng độ ferritin trung vị nhóm can thiệp tăng 6,8 (-2; 22,1) (μg/L) khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng tăng 1,6 (-18,3; 10,5) (p<0,05). Ở nhóm can thiệp tỷ lệ thiếu máu giảm 2,8%, tỷ lệ thiếu sắt giảm 15,1% so với nhóm chứng. 

 

Nồng độ kẽm huyết thanh trung bình của nhóm can thiệp (11,4 ± 2,9 µmol/l) đã được cải thiện rõ rệt và cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (10,5 ± 2,1 µmol/l) với p<0,05. Tỷ lệ thiếu kẽm, thiếu vitamin A tiền lâm sàng giữa hai nhóm sau can thiệp khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 

 

KHUYẾN NGHỊ

 

Tỷ lệ thiếu máu của nữ vị thành niên vùng miền núi Thanh Hóa ở mức độ trung bình trong khi tỷ lệ thiếu kẽm ở mức độ cao có YNSKCĐ. Vì vậy việc can thiệp bổ sung đa vi chất với liều hàng tuần ở đối tượng nữ vị thành niên từ 15 – 17 tuổi vùng miền núi để dự phòng thiếu máu thiếu sắt cũng như thiếu đa vi chất là rất cần thiết và cũng mang lại hiệu quả nhất định cho nên giải pháp can thiệp này cần được áp dụng cho những vùng có cùng điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội với địa phương được nghiên cứu. 

 

Cần tiến hành các nghiên cứu đánh giá tình trạng thiếu vi chất và thiếu máu ở nữ vị thành niên tại các vùng địa lý khác nhau trên cả nước, đặc biệt là các vùng khó khăn để làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp can thiệp về dinh dưỡng trong thời gian tới. Ngoài ra cần tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về liều lượng bổ sung đa vi chất với qui mô rộng hơn và thời gian dài hơn để có thể chứng minh rõ hiệu quả và tính bền vững của các biện pháp can thiệp.

 



PhD student: Luu Kim Le Hang

 

Thesis title: "Efficacy of multi-micronutrient supplementation on nutritional status, visual acuity and physical fitness of adolescent girls aged 15-17 years old in mountainous areas of Thanh Hoa Province"

 

Specialization: Nutrition

 

Code: 9720401

Science instructor: 

1. Asoc. Prof. PhD. Nguyen Xuan Hiep

 
 2. Asoc. Prof. PhD. Tran Thuy Nga 
 

Training facilities: National Institute of Nutrition

 

CONTENT

 

1. INTRODUCTION

 

Adolescence is a critical period of nutritional vulnerability due to an increased need to meet growth and development of the body. Anemia and multi-micronutrient deficiencies are still common worldwide and often occur from infancy to adulthood. If not intervened, it will negatively affect the overall physical and cognitive development. Therefore, the research of micronutrient status during adolescence has become an important area of interest.

 

Many domestic and foreign researches have shown that the efficacy of micronutrient supplementation not only improves nutritional status and micronutrient deficiency, but also improves cognitive and physical development in adolescents. However, there have not been many multi-micronutrient intervention researches on adolescents aged 15-17 to evaluate the efficacy on nutritional status or physical fitness. Therefore, the research team conducted the topic: "Efficacy of multi-micronutrient supplementation on nutritional status, visual acuity and physical fitness of adolescent girls aged 15-17 years old in mountainous areas of Thanh Hoa Province" to evaluate the efficacy of multi-micronutrient supplementation interventions on adolescent girls and make recommendations for multi-micronutrient supplementation interventions to prevent and control anemia and micronutrient deficiency. 

 

THE OBJECTIVES OF THE TOPIC

 

1.    To describe nutritional status, visual acuity and physical fitness of adolescent girls aged 15-17 years old in mountainous areas of Thanh Hoa.

2.    To evaluate the efficacy of weekly multi-micronutrient supplementation on improving anthropometry, visual acuity and physical fitness of adolescent girls aged 15-17 years old in mountainous areas of Thanh Hoa after 9 months of intervention.

3.    To evaluate the efficacy of weekly multi-micronutrient supplementation on improving hemoglobin and micronutrient levels of adolescent girls aged 15-17 years old in mountainous areas of Thanh Hoa after 9 months of intervention.  

 

New contributions of the thesis: 

 

The research was conducted to intervene on adolescent girls aged 15 - 17 years, who are at risk of anemia and micronutrient deficiency. The intervention model is based on schools, health workers and homeroom teachers who directly distribute multi-micronutrient tablet in class and ensure students take them in class. 

 

The content of multi-micronutrient tablets includes 23 vitamins and minerals, however, focus on iron (60mg), folic acid (2.8mg) as recommended by WHO 2011 for subjects at risk of anemia, iron deficiency with supplemental dose of one tablet per week. 

 

In addition to evaluating the effectiveness of improving the anthropometric, biochemical and hematological indicators, the research also evaluated the efficacy on improving on visual acuity and physical fitness. The results of multi-micronutrient supplementation significantly increased levels of hemoglobin, ferritin, serum zinc and serum vitamin A, gave effective prevention and improved anemia and iron deficiency in adolescent girls aged 15 - 17 years. The physical fitness level of adolescent girls also increased significantly compared to the control group. 

 

2. RESEARCH SUBJECT AND METHOD

 
Subject and place of research
 

The research was conducted on female students 15 – 17 years old from two high schools: Ngoc Lac High School - Ngoc Lac District and Lang Chanh High School - Lang Chanh District - Thanh Hoa province.

 
Time and place of research
 

The research period was from June 2019 to December 2020 (in which the multi-micronutrient intervention period is 9 months).

 
Research design
 

A community intervention trial research, randomized and double-blind, with a control group, pre-intervention and post-intervention evaluation. 

Phase 1: evaluating the nutritional status, anemia, micronutrient deficiencies, dietary intake, visual acuity and physical fitness of students. 

Phase 2: controlled weekly multi-micronutrient supplementation intervention trial and post-intervention evaluation of efficacy.

 

3. MAIN RESULTS AND CONCLUSION

 
Current state of nutritional status, anemia, micronutrient deficiency, physical fitness and visual acuity of adolescent girls aged 15-17 years old
 

The average height of adolescent girls aged 15, 16, and 17 years old was 154.5 cm, 154.8 cm and 155.3 cm, respectively. The average weight was 45.7 kg, 46.9 kg and 46.2 kg, respectively. The percentage of adolescent girls suffering from malnutrition and stunting was 13.8%, underweight was 5.2% and overweight - obesity was 2.3%. 

 

The percentage of anemia in adolescent girls was 27.3% (in the average level of public health significance), the percentage of iron deficiency was 12.7%, The percentage of zinc deficiency among adolescent girls in the mountainous areas of Thanh Hoa was very high. (50.9%) (ranked as severe in public health significance according to the Guidelines of the International Zinc Nutrition Consultative Group), sub-clinical vitamin A deficiency with a mild level of public health significance according to the classification by WHO (4.9%).      

The current state of distance visual acuity of adolescent girls with good vision was 90.9% left eye, 89.6% right eye, of which 52 (7.4%) students wear refractive correction glasses. About 10% had moderate to mild vision loss.  

 

The number of students who met the strength standards above average and good average, in which the standard of lower limb strength (turning on far in place) reaches the highest in the tests: reaching 68.8%; Abdominal muscle strength (30s lying on your back with stomach bent): 60.0%; Upper limb strength (squeeze force of the dominant hand): 50.4%. The number of students achieving the endurance criteria was very low, below the average (5-minute running according to own strength): 40.8%. Overall physical fitness rating: “good” ranking was very low at 4.2%; “passed” ranking reached 18.7%; “failed” ranking accounted for a high percentage of 77.1%.  

 
Efficacy of multi-micronutrient interventions on improving anthropometry, visual acuity and physical fitness of adolescent girls aged 15 - 17 years old
 

Anthropometry: the average height of female students after the intervention in both groups increased by 0.4 cm. The average weight of the two groups decreased by 0.4 kg compared to before the intervention. The difference in height and weight in both groups before and after the intervention was not statistically significant. p>0.05.  

Visual acuity: the distance, near and contrast visual acuity of adolescent girls compared between the intervention group and the control group at the time of T0 and T9 had no statistically significant changes (p>0.05). 

 

Physical fitness: strength and endurance of adolescent girls were significantly increased, the fitness level of the intervention group was ranked “passed” at 67.5% and “good” at 20.0%, which was higher than that of the control group of 36.7% “passed” and 6.7% “good”. In the intervention group, the percentage of “failed” fitness ranking decreased by 53.6% compared to the control group (p<0.001). 

 
Efficacy of multi-micronutrient interventions on improving anemia and micronutrient status of adolescent girls aged 15 - 17 years old
 

After 9 months of intervention, weekly supplementation of micronutrients as recommended by WHO 2011 with iron (60 mg), folic acid (2.8 mg) and other micronutrients showed a significant increase in levels of hemoglobin, serum ferritin, serum zinc and serum vitamin A, gave effective prevention and improved anemia and iron deficiency in adolescent girls aged 15 - 17 years:  

 

 * Mean hemoglobin concentration and median ferritin concentration increased significantly in the intervention group compared with the control group. In the intervention group, the percentage of anemia decreased by 2.8%, the percentage of iron deficiency decreased by 15.1% compared to the control group. 

* The mean serum zinc concentration of the intervention group (11.4 ± 2.9 µmol/l) was significantly improved and significantly higher than that of the control group (10.5 ± 2.1 µmol/l) l) with p<0.05. The percentage of preclinical zinc deficiency and sub-clinical vitamin A deficiency between the two groups after the intervention was not statistically significant. 

 

RECOMMENDATIONS

 

The percentage of anemia among adolescent girls in the mountainous area of Thanh Hoa is moderate, while the percentage of zinc deficiency is high of public health significance. Therefore, the intervention of multi-micronutrient supplementation with weekly dose in adolescent girls aged 15-17 years old in mountainous areas to prevent iron deficiency anemia as well as multi-micronutrient deficiency is very necessary and also brings certain benefits. Therefore, this intervention solution should be applied to areas with the same geographical, socio-economic conditions as the studied locality.

 

Cần thực hiện các nghiên cứu đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ em gái vị thành niên ở các vùng địa lý khác nhau trên cả nước, đặc biệt là các vùng khó khăn, làm cơ sở đề xuất các giải pháp, can thiệp dinh dưỡng trong thời gian tới. Ngoài ra, cần có các nghiên cứu sâu hơn về liều lượng bổ sung đa vi chất dinh dưỡng với quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn để chứng minh rõ ràng hiệu quả và tính bền vững của các biện pháp can thiệp.

 

TẢI VỀ: 

1. Luận án tóm tắt