Luận án tiến sĩ của NCS Đỗ Văn Lương

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 6314

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU

Họ tên NCS: Đỗ Văn Lương

Tên đề tài luận án: Hiệu quả sử dụng  gạo lật nảy mầm hỗ trợ kiểm soát các yếu tố thành phần hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ngoại trú

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 9720401

Người hướng dẫn:

 PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

 PGS.TS. Bùi Thị Nhung (Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc Gia

PHẦN NỘI DUNG

Mục đích và đối tượng nghiên cứu:

Bệnh đái tháo đường đang ngày càng gia tăng ở cả trên Thế giới và Việt Nam. Năm 2011, tỷ lệ mắc đái tháo đường typ 2 là 7,0% dân số tuổi từ 20-79 trên toàn cầu và dự đoán đến năm 2030 là 8,3%. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây với tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, kinh tế - xã hội phát triển đi kèm với sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính không lây như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp và tim mạch. Đáng chú ý là tỷ lệ mắc đái tháo đường typ 2 ở người từ trên 30 tuổi trên toàn quốc tăng dần qua các năm, từ 2,4% năm 2002 tăng lên đến 5,4% năm 2012. Ở những người bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát glucose máu tốt rối loạn chuyển hóa glucid làm tăng các yếu tố viêm kèm theo tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid và xuất hiện hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa ở người bệnh đái tháo đường typ 2 càng làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh và dẫn tới khó điều trị. Việc tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt luyện tập là rất quan trọng và luôn phải song hành với điều trị bằng thuốc và việc điều trị bệnh đái tháo đường cần phải lâu dài. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm thay thế sử dụng hằng ngày, không làm tăng glucose quá mức sau ăn là một giải pháp can thiệp trên đối tượng này. Gạo lật này mầm là ứng dụng khoa học làm nảy mầm từ hạt gạo lật còn nguyên cám và mầm, trong quá trình nảy mầm làm tăng hoạt chất sinh học, hàm lượng chất xơ cao, chỉ số đường huyết thực phẩm thấp và đặc biệt là hạt mềm và dễ ăn hơn so với gạo lật thông thường.

Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng  gạo lật nảy mầm hỗ trợ kiểm soát các yếu tố thành phần hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ngoại trúvới hai mực tiêu sau:

1. Xác định thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Vũ Thư tỉnh Thái Bình năm 2016.

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng gạo lật nảy mầm hỗ trợ kiểm soát các yếu tố thành phần hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có hội chứng chuyển hóa.

Các phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu gồm 2 giai đoạn: 1) Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. 2) Thử nghiệm can thiệp có nhóm đối chứng, so sánh trước sau can thiệp nhằm đánh giá hiệu quả của gạo lật nảy mầm hỗ trợ kiểm soát các yếu tố thành phần của hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 bằng ăn cơm nấu từ gạo lật nảy mầm thay thế hoàn toàn gạo trắng liên tục trong 16 tuần.

 Cỡ mẫu điều tra ngang đánh giá tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 là 846 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn đang được quản lý và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Vũ Thư năm 2016. 52 đối tượng can thiệp sử dụng gạo lật nảm mầm và 104 đối tượng đối chứng đủ tiêu chuẩn đưa vào phân tích đánh giá hiệu quả sau can thiệp. Để tăng tính tương đồng giữa đối tượng đối chứng với đối tượng can thiệp, từ mỗi đối tượng can thiệp lựa chọn 2 đối tượng đối chứng với tiêu chí cùng giới (cùng nam hoặc cùng nữ), tuổi không chênh quá 5 tuổi và chênh lệch HbA1c không quá 1%. Giới tính, tuổi, tình trạng HbA1c là những yếu tố mang tính khách quan nhất không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiễu trong suốt quá trình can thiệp.

Các kết quả chính và kết luận:

1. Thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ ở người bệnh đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư

Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ở mức cao (67,6%) và  nhóm tuổi càng tăng thì tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa càng cao. Nữ giới có tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa (79,1%) cao hơn nam giới (56,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ mắc các yếu tố thành phần của hội chứng chuyển hóa cao nhất là triglycerid máu cao (62,3%), tiếp đến là tăng huyết áp (57,3%), HDL-C thấp (38,9%) và thấp nhất là yếu tố vòng eo cao (36,3%).

Nguy cơ tăng mắc hội chứng chuyển hóa phụ thuộc vào giới tính nữ (OR=20,1; 95%CI: 11,7-35,1; tuổi càng cao (cứ tăng 1 tuổi thì nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng 1,04 lần; tình trạng thừa cân-béo phì; đặc điểm lối sống (có uống rượu, bia, hút thuốc lá, mức độ nhẹ công việc); đặc biệt các đặc điểm liên quan đến ăn uống làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa như ăn thực phẩm có đường, phủ tạng động vật, thịt mỡ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu bước đầu cho thấy ăn trứng (từ 1-3 bữa/tuần) làm giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.

2. Hiệu quả sử dụng gạo lật nảy mầm hỗ trợ kiểm soát các yếu tố thành phần hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2

Sử dụng gạo lật nảy mầm thay thế gạo trắng liên tục 16 tuần có tác dụng hỗ trợ kiểm soát các yếu tố thành phần hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường: hội chứng chuyển hóa giảm ở nhóm can thiệp 17,3% nhiều hơn 5,8% so với nhóm đối chứng (11,5%). Hiệu quả can thiệp làm giảm tỷ lệ triglycerid tăng, HDL-C thấp, huyết áp tăng và vòng eo cao lần lượt là 19,5; 20,7; 41,9 và 14,8% và giảm nhiều hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê.

Đánh giá hiệu quả can thiệp thông qua chỉ số NNT (số bệnh nhân cần can thiệp để giảm được một ca bệnh): với hội chứng chuyển hóa, NNT » 17; với  triglycerid cao, NNT » 6; với HDL-C thấp, NNT » 4 với tăng huyết áp, NNT » 6 và với vòng eo cao, NNT » 10, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với yếu tố triglycerid cao, HDL-C thấp và tăng huyết áp.

Sử dụng gạo lật nảy mầm sau 16 tuần can thiệp đã làm giảm số mắc trung bình các yếu tố thành phần của hội chứng chuyển hóa: Mức giảm trung bình số các yếu tố của hội chứng chuyển hóa ở nhóm can thiệp là 0,37 ±0,60 và giảm nhiều hơn so với nhóm đối chứng (giảm trung bình 0,08±0,53 yếu tố), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Đóng góp mới của luận án: 

Nghiên cứu đã cung cấp thêm số liệu khoa học quan trọng về thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa ở người bệnh đái tháo đường typ 2 và đưa ra được những yếu tố nguy cơ của mắc hội chứng chuyển hóa trên người bệnh đái tháo đường typ 2 như là chế độ sinh hoạt, luyện tập, dinh dưỡng… Bộ số liệu về thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ ở người bệnh đái tháo đường typ 2 lần đầu tiên được công bố ở tỉnh Thái Bình và cũng rất ít nghiên cứu trong nước đề cập đến vấn đề này. Gạo lật nảy mầm còn giữ nguyên phần cám và mầm của hạt gạo, quá trình nảy mầm của gạo làm tăng cường chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và làm hạt gạo mềm hơn, dễ ăn hơn. Kết quả nghiên cứu can thiệp đã cho thấy những giá trị hữu ích của gạo lật nảy mầm hỗ trợ kiểm soát glucose máu và các yếu tố thành phần hội chứng chuyển hóa ở người bệnh đái tháo đường typ 2 có hội chứng chuyển hóa, là sản phẩm có thể sử dụng hằng ngày thay thế hoàn toàn gạo trắng.

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

 

 

 

PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

 

 

 

PGS.TS. Bùi Thị Nhung

NGHIÊN CỨU SINH

 

 

 

Đỗ Văn Lương

 

 
 

SUMMARY OF THE THESIS

PREFACE

Full name of the researcher:

Name of the thesis: Effects of Germinated Brown Rice (GBR) in helping control the components of metabolic syndrome among type 2 diabetic outpatients.

Specialization: Nutrition – Code number: 9720401

Instructor:

Name of the training institution:

CONTENTS

Objectives and subjects of the research:

The prevalence of diabetes is increasing both over the World and in Vietnam. In 2011, 7.0% of the global population aged 20-79 had type 2 diabetes and it is estimated that at 2030, the rate would be 8.3%. At Vietnam, in recent years, due to the rising urbanization and economic development, the rate of non-contagious chronic health issues such as obesity, diabetes, high blood pressure and cardiac disease have been on the rise. Noticeably, the prevalence of type 2 diabetes of the above 30-years-old population of our nation has been going up over the years, from 2.4% in 2002 to 5.4% in 2012. For diabetic patients, if their blood glucose level is not managed properly, the carbohydrate metabolism disorders will give rise to inflammations associating with lipid metabolism disorders and as a result, cause metabolic syndrome to appear. Metabolic syndrome raises the severity of type 2 diabetes among its patients and makes it much harder to treat. Furthermore, it is important for any patient of these diseases to follow correct diets, living schedule and exercise frequently along with proper medication over a long period of time. Therefore, the solution of choosing an alternative food for daily consumption that does not raise the blood glucose level as much after eating is considered to be a medical intervention for type 2 diabetes patients. Germinated Brown Rice is the result of a scientific application in which the rice grain that still has its bran and germ layers intact is germinated; this process thus increases the amount of beneficial biological chemicals, retains the fiber content in the rice, lowers the overall blood sugar level of the food and especially, softens the rice grain so that it is much easier to eat than normal brown rice.

Due to the aforementioned reasons, we have conducted the research: “Effects of Germinated Brown Rice (GBR) in helping control the components of metabolic syndrome among type 2 diabetic outpatients” with the two following objectives:

1. Determine the current state of & factors contributing to the prevalence of metabolic syndrome that the type 2 diabetes outpatients at Vu Thu General Hospital, Thai Binh Province were facing in 2016.

2. Evaluate the effects of Germinated Brown Rice (GBR) in helping control the components of metabolic syndrome among type 2 diabetic outpatients that have metabolic syndrome.

Methods of research:

The research consists of two stages: 1) Cross-sectional research on the current state of & factors contributing to the prevalence of metabolic syndrome among type 2 diabetes patients. 2) Intervention research with a comparison group, comparing the before and after intervention results to evaluate the effects of GBR in helping control the components of metabolic syndrome among type 2 diabetic patients by completely replacing white rice with GBR in the meals of said patients for the duration of 16 weeks.

The sample size of the cross-sectional research on the current state of & factors contributing to the prevalence of metabolic syndrome among type 2 diabetes patients was 846 qualified patients currently being overseen and treated at Vu Thu General Hospital in 2016. There were 52 intervention subjects that used GBR as intervention and there were 104 qualified comparison subjects used to assess and analyze the post-intervention results. In order to increase the similarities between the intervention subjects and the comparison subjects, for each intervention subject, 02 comparison subjects were selected based on criteria such as same sex (test subjects were either both males or both females), age gap not exceeding 05 years, and the HbA1c difference not exceeding 01%. The sex, age, and HbA1c were the most objective elements that were not affected by unwanted ones throughout the process of intervention.

Primary results and conclusion:

1. The current state of & risk factors contributing to the prevalence of metabolic syndrome that the type 2 diabetes outpatients at Vu Thu General Hospital, Thai Binh Province were facing in 2016

The percentage of type 2 diabetes patients having metabolic syndrome was high (67.6%) and the higher the age, the higher the rate. Female patients had the rate of having metabolic syndrome higher than male patients (79.1% compared to 56.5%), the difference was statistically significant. The chance of having the components of metabolic syndrome was high, with high blood triglycerides as the most likely (62.3%), followed by high blood pressure (57.3%), low HDL-C (38.9%) and the least likely being wider waist circumference (36.3%).

The factors contributing to the prevalence of metabolic syndrome depended on the sex of the patient (OR=20.1; 95%CI: 11.7-35.1; the higher the age (with each year, the risk of having metabolic syndrome increases by 1.04 time; the current state of being overweight-obese; life style (participation in drinking alcohol and beer, smoking, and occupation - to a lesser degree); most noticeably were eating-related factors such as eating foods that contained sugar, animal organs, animal fat. The differences were statistically significant. The research showed that eating eggs (from 1-3 meals per week) could help lower the rate of having metabolic syndrome.

2. Effects of Germinated Brown Rice (GBR) in helping control the components of metabolic syndrome among type 2 diabetic outpatients that have metabolic syndrome

Continuously using GBR as the replacement for white rice for 16 weeks could help control the components of metabolic syndrome among diabetic patients: the metabolic syndrome of the intervention subjects dropped 17.3% - more than 5.8% compared to the 11.5% of the comparison subjects. The intervention decreased the rate of having high blood triglycerides, low HDL-C, high blood pressure and wider waist circumference rate by 19.5; 20.7; 41.9 and 14.8% respectively, which were statistically significantly more than the amount of effects experienced by the comparison subject group.

The effects of the intervention was assessed via NNT – “number needed to treat”: For metabolic syndrome, NNT » 17; for high blood triglycerides, NNT » 6; for low HDL-C, NNT » 4; for high blood pressure, NNT » 6 and for wider waist circumference, NNT » 10; the difference is statistically significant in the case of  high blood triglycerides, low HDL-C, and high blood pressure.

Using GBR for 16 weeks as the method of intervention reduced the average rate of having the components of metabolic syndrome: The average risk decrease of intervention subjects was 0.37 ±0.60 and was higher than that of the comparison subjects (0.08±0.53), the difference here is statistically significant.

New contribution from this thesis:

The research provides more important scientific data on the current state of metabolic syndrome among type 2 diabetes patients and has provided a few elements that may contribute to metabolic syndrome among type 2 diabetes patients such as living schedule, exercise, nutrition… This is the first time ever the data on metabolic syndrome situation and its associated risk factors in type 2 diabetes patients are publicized and domestically, at the present, there are only very few studies on these problems. GBR still retains the bran and germ layers of the rice grain, and along with that, the germination process would increase the amount of beneficial chemicals while softening the rice, making it easier to eat. The intervention research results have shown us the benefits of GBR on helping control blood glucose level and the factors contributing to having other components of metabolic syndrome in type 2 diabetes patients that have metabolic syndrome, and that it is a product that can be used daily to completely replace white rice.

 

HƯỚNG DẪN # 1

HƯỚNG DẪN # 2

NHÀ NGHIÊN CỨU

 

Luận án (tóm tắt)