Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Lương Hạnh

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 5925

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU

Họ tên NCS: Nguyễn Thị Lương Hạnh

Tên đề tài luận án: Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho trẻ 12-36 tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 9720401

Người hướng dẫn:

 PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

 PGS.TS. Trương Tuyết Mai (Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc Gia

PHẦN NỘI DUNG

Mục đích và đối tượng nghiên cứu:

Biếng ăn là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ em, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác với nhiều hình thức bệnh lý khác nhau. Các số liệu trong và ngoài nước cho thấy khoảng 20-50% trẻ ở độ tuổi 6-36 tháng có xuất hiện dấu hiệu biếng ăn. Với tần suất mắc các bệnh nhiễm khuẩn tăng cao như hiện nay, cùng với sự với tình trạng lạm dụng kháng sinh, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới một số men tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột, là những yếu tố liên quan với  biếng ăn, SDD ở trẻ em. Một số sản phẩm bổ sung vi chất, enzyme tiêu hóa,  kẽm… được chứng minh là có tác dụng cải thiện biếng ăn,TTDD, VCDD cho trẻ SDD. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đánh giá biếng ăn sau sử dụng kháng sinh, cũng như sử dụng  các sản phẩm dinh dưỡng đặc hiệu cho nhóm đối tượng này còn chưa được quan tâm chú ý.

Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu là: ở trẻ em Việt Nam lứa tuổi 12-36 tháng, biếng ăn có thường xảy ra  sau sử dụng kháng sinh hay không? Tình trạng dinh dưỡng  và rối loạn vi khuẩn chí ở những trẻ này như thế nào? Việc nghiên cứu sản xuất những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu vi chất dinh dưỡng, kết hợp với men tiêu hóa sinh học và probiotics cho những trẻ biếng ăn sau sử dụng kháng sinh có cắt đứt được vòng xoắn bệnh lý, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn hay không ?

Vì vậy, nghiên cứu  này đã được  tiến hành với các mục tiêu:  1) Mô tả thực trạng biếng ăn, TTDD ở trẻ 12-36 tháng; 2) So sánh  hiệu quả cải thiện tình trạng biếng ăn, kẽm huyết thanh, hemoglobin ở trẻ 12-36 tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh, khi được sử dụng 2 sản phẩm dinh dưỡng:  MTH.VC (chứa enzyme tiêu hóa, probiotic, kẽm, lysin, vitamin B1) và  VC (chứa kẽm, lysine, vitamin B1) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. 3) Đánh giá sự thay đổi về cân nặng, tình trạng rối loạn tiêu hóa (vi khuẩn chí, loạn khuẩn, cặn dư phân) của việc bổ sung sảnphẩm MTH.VC và sản phẩm VC cho trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi có biếng ăn sau sử dụng kháng sinh.

Các phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu gồm 2 giai đoạn: 1) Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá tình trạng biếng ăn, TTDD ở trẻ sau sử dụng kháng sinh. 2) Thử nghiệm can thiệp mù đôi, so sánh trước sau can thiệp nhằm đánh giá hiệu quả của 2 loại sản phẩm, so sánh hiệu quả giữa 2 sản phẩm, cho trẻ 12-36 tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh từ  tháng 4/2015 đến tháng 6/2016.

 Cỡ mẫu được tính để xác định tỷ lệ biếng ăn, sự khác biệt mong muốn về hàm lượng hemoglobin, kẽm huyết thanh. Điều tra cắt ngang 358 trẻ đủ tiêu chuẩn  thuộc 8 xã huyện Yên Phong  đến khám và điều trị tại bệnh viện tỉnh Bắc Ninh hoặc qua hồ sơ lưu trữ đã có sử dụng kháng sinh, kết thúc dùng kháng sinh trong vòng 1 tuần đến 1 tháng tính đến thời điểm tuyển chọn. Với nghiên cứu can thiệp, 152 trẻ đủ tiêu chuẩn được chọn và chia ngẫu nhiên theo cá thể vào 1 trong 2 nhóm, chú ý tương đồng về các đặc điểm cân nặng/tuổi, nhóm tuổi cho 2 nhóm. Bổ sung MTH.VC  và nhóm bổ sung VC được tiến hành trong 3 tuần và theo dõi tiếp 2 tuần sau khi ngừng can thiệp

Đánh giá tình trạng biếng ăn, bệnh tật, nhân trắc (chiều cao, cân nặng) được tiến hành tại các thời điểm bắt đầu can thiệp, 14, 21,35 ngày; các chỉ số sinh hóa như hemoglobin, kẽm huyết thanh, vi khuẩn chí, cặn dư trong phân được tiến hành vào thời điểm bắt đầu và 21 ngày can thiệp.

Các kết quả chính và kết luận:

1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, biếng ăn của trẻ sau sử dụng kháng sinh trên 358 trẻ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2016 cho thấy:

●        Tỷ lệ biếng ăn chung ở trẻ 12-36 tháng tuổi sau sử dụng kháng sinh là 45%, trong đó trẻ trai  39.0%, trẻ gái là 53,4%. Tỷ lệ biếng ăn  có xu hướng tăng dần theo độ tuổi, trẻ gái bị biếng ăn nhiều hơn trẻ trai (53,4% so với 39,0%).

●        Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cho trẻ 12-36 tháng tuổi sau sử dụng kháng sinh là 22,6%; SDD thấp còi là 34,6%;  SDD thể còm là 7,0%; Trẻ biếng ăn có tỷ lệ SDD cao hơn so với trẻ không bị biếng ăn.

2.Sản phẩm dinh dưỡng chứa men tiêu hóa, vi chất (MTH.VC) có hiệu quả cải thiện tốt hơn về tình trạng biếng ăn, vi chất dinh dưỡng so với nhóm vi chất  đơn thuần (VC) khi áp dụng cho  trẻ biếng ăn sau sử dụng kháng sinh:

* Tỷ lệ biếng ăn đều giảm rõ rệt theo thời gian nghiên cứu, đặc biệt ở nhóm bổ sung MTH.VC: giảm 20,3%, 48,6%, 70,3% và 79,7%, trong khi trong khi nhóm VC giảm 5,6%, 19,4%, 38,9%, 55,6%;  Hiệu quả của enzyme và probiotic trong sản phẩm MTH.VC  đã giảm được 13,4%, 29,2%, 31,4%, 24,1% nguy cơ biếng ăn tại các thời điểm D7, D14, D21 và D35

* Tình trạng kẽm và thiếu máu đều được cải thiện ở cả 2 nhóm nghiên cứu. Tại D21, nhóm MTH.VC giảm được 10% tỷ lệ  thiếu máu và giảm 45,4% tỷ lệ thiếu kẽm, trong khi nhóm VC làm tăng 4,1% tỷ lệ thiếu máu và giảm 37,5% tỷ lệ thiếu kẽm. Hiệu quả của enzyme và probiotic trong sản phẩm MTH.VC  đã góp phần làm giảm 17,2% nguy cơ thiếu máu, giảm 13,4% nguy cơ thiếu kẽm.

3. Tình trạng vi khuẩn chí đường ruột và rối loạn tiêu hóa ở trẻ được cải thiện rõ rệt sau 21 ngày can thiệp, đặc biệt ở nhóm trẻ sử dụng sản phẩm phối hợp MTH.VC; trong khi chỉ số cân nặng và Zscore về cân nặng có xu hướng được cải thiện ở cả 2 nhóm sản phẩm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê:

* Sau 21 ngày sử dụng thuốc; nhóm MTH.VC có xu hướng tốt hơn nhóm VC về chỉ số Z-score cân nặng/tuổi. Nhóm MTH.VC giảm được 23,2% tỷ lệ nguy cơ SDD nhẹ cân, trong khi nhóm VC giảm được 13,9% nguy cơ SDD nhẹ cân. Nhóm MTH.VC bổ sung enzyme và probiotic đã giảm được 17,3% nguy cơ SDD nhẹ cân tại thời điểm D21,

* Cân bằng vi khuẩn chí đường ruột được cải thiện rõ rệt cho cả 2 nhóm bổ sung sản phẩm MTH.VC và VC, trong đó nhóm MTH.VC có tác dụng tốt hơn rõ rệt nhóm bổ sung VC đơn thuần. Nhóm MTH.VC giảm được 50,0% tỷ lệ loạn khuẩn tại thời điểm D14, giảm được 72,0% tại thời điểm D21; trong khi nhóm VC giảm được 23,4% tại D14, và giảm 32,4 % tại D21. Hiệu quả của enzyme và probiotic trong sản phẩm MTH.VC  đã giảm được 27,9% và 41,2%  nguy cơ loạn khuẩn tại D14 và D21..

Đóng góp mới của luận án:  Là một công trình đầu tiên của Việt Nam đánh giá tình trạng biếng ăn trên trẻ 12-36 tháng tuổi có tiền sử nhiễm khuẩn và đã sử dụng kháng sinh. Đưa ra tỷ lệ biếng ăn ở nhóm trẻ này, xác định sử dụng kháng sinh là một trong những nguyên nhân, hoặc yếu tố phối hợp gây biếng ăn ở trẻ em. Cung cấp bằng chứng khoa học về hiệu quả của cả 2 sản phẩm thử nghiệm MTH.VC và VC dinh dưỡng đơn thuần  đều có hiệu quả cải thiện TTDD, giảm nguy cơ SDD nhẹ cân, tình trạng biếng ăn; cải thiện tình trạng thiếu kẽm, thiếu máu và rối loạn cân bằng vi khuẩn chí đường ruột  ở trẻ sau sử dụng kháng sinh. 

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

PGS.TS. Trương Tuyết Mai

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 Nguyễn Thị Lương Hạnh

 

 
 
 
 

ABSTRACT

INTRODUCTION

Name of PhD candidate: Nguyen Thi Luong Hanh

Title of dissertation:  Efficacy of nutritional intervention for Anorexic children aged  12-36 months after using antibiotics in Pediatric Department of General hospital in Bac Ninh province

Specialization: Nutrition - Code: 9720401

Supervisors:     Assoc.Prof. Nguyen Thi Lam, MD, PhD (National Institute of Nutrition)

                         Assoc.Prof. Truong Tuyet Mai, MD, PhD (National Institute of Nutrition)

Training Center: National Institute of Nutrition

CONTENT

Purpose and subject of the study:

Anorexia is a very popular symptom in children, Frequently witnessed at varying age in different pathologies. Both domestic and international data indicate that anorexia symptoms occurred in about 20-50% of children aged 6-36 months. Nowadays the high prevalence of infectious diseases, along with the abuse of antibiotics, causes digestive disorders,affects some digestive enzymes, intestinal microflora associated with  anorexia, malnutrition in children. In Vietnam, some micronutrient supplement products, digestive enzymes, zinc ... have been shown to have positive effects on anorexia, nutritional and micronutrients status in malnourished children. However, researches on  anorexia associated with using antibiotics, as well as research on the production of specific nutritional supplement for this target group have not been paid much attention

The question for the study is: in Vietnamese children 12-36 months of age,how is the rate of anorexia after using antibiotic? What are the nutritional status, digestive disorders and microflora condition  in these children? Have the research on production of nutritional supplements rich in micronutrients, combined with bio-digestive enzymes and probiotics for anorexic children after use of antibiotics

Therefore, this study was conducted with 3 purposes: 1) To describe the anorexia prevalence, nutritional status of the children aged from 12-36 months after using antibiotics; 2) To compare the effects of 2 supplements products: one  containing digestive enzymes and probiotics, zinc, lysine, vitamin B1 (MTH.VC), and other products containing micronutrients including zinc, lysine , vitamin B1 (VC) in improving anorexia, serum zinc, hemoglobin levels; 3) To evaluate the changes in weight, digestive disorders (microflora, stool residu...) After supplementing MTH.VC and VC products To anorexic children aged 12-36 months after using antibiotics.

Research methods:

The study design consists of 2 phases: 1) Cross-sectional descriptive study evaluating anorexia, nutritional status of the children after using antibiotics. 2) Double-blind intervention study, comparing before and after intervention to evaluate the effects  of two types of products Comparison between the before and after intervention status,In anorexic children aged 12-36 months after using antibiotics at Bac Ninh Hospital from April 2015 to June 2016.

The sample size is calculated to determine the anorexia rate, the expected difference in hemoglobin content and serum zinc. Cross-section survey of 358 eligible children from 8 communes of Yen Phong district have been hospitalized and treated and archived in Bac Ninh Hospital that already used antibiotics, from 7 up until 30 days prior to the time of selection. For intervention study, 152 subjects were selected and randomly assigned individually to one of the 2 groups, paying attention to similarities in WAZ score, age groups. Supplement products were used within 3 weeks and followed 2 weeks after  supplement stopped.

Assessment of anorexia, infectious disease, anthropology (height, weight) was conducted at time points of 0, 14, 21, 35 days after beginning intervention; biochemical indices such as hemoglobin, serum zinc, digestive microflora and residues  in stool were conducted at the beginning and after of intervention.

Main results and conclusions:

1. Nutritional and anorexia status of children after using antibiotics on 358 children at Bac Ninh General Hospital in 2016:

• The prevalence of anorexia among Children aged 12-36 months after using antibiotics is 45,0%, Specifically 39.0% in boys and 53.4% girls. The rate of anorexia tends to increase with age, girls are more anorexic than boys (53.4% compared to 39,0%).

• The prevalence of underweight children aged 12-36 months after using antibiotics is 22.6%, stunting malnutrition is 34.6%, and wasting malnutrition is 7.00%; The anorexic children have a higher prevalence of malnutrition than children without anorexia.

2.The nutritional product containing digestive enzyme, probiotics and micronutrient (MTH.VC) Has better effects on anorexia, micronutrients than that of product contained only of  micronutrients (VC) In anorexic children:

* Anorexia rates reduced significantly during the time of study, especially in the MTH.VC group: reduced by 20.3%, 48.6%, 70.3% and 79.7%,  while the VC group reduced by 5.6%, 19.4%, 38.9%, 55.6%; Specific effects of enzymes and probiotic in MTH.VC product  decreased by 13.4%, 29.2%, 31.4% and 24.1% of the risk of anorexia At time point of D7, D14, D21 and D35.

* Both zinc status and Anemia condition improved in both study groups. At D21, MTH.VC group reduced by 10% of anemia and by 45.4% of zinc deficiency, while VC group increased 4.1% of anemia and reduced by 37.5% of zinc deficiency. Specific effects of enzymes and probiotic in MTH.VC product have contributed to a 17.2% reduction in the risk of anemia, and a 13.4% reduction in the risk of zinc deficiency.

3.The digestive disorders and microflora were significantly improved after 21 days of intervention, especially in the MTH.VC group; while the weight gain and WAZ- score tend to improve in both product groups but not significantly different:

After 21 days using supplement, the MTH.VC group seems better than group VC in terms of WAZ-score. The MTH.VC group reduced by 23.2% the risk of underweight, while the VC group reduced only the risk  by 13.9%. Specific effects of enzymes and probiotic in MTH.VC product reduced by 17.3% of the the risk of underweight at D21 intervention.

* The intestinal microflora was significantly improved for both supplement MTH.VC and VC products, although the MTH.VC group had a significantly better effect than that of  VC group. The MTH.VC group reduced by 50,0% of the microflora disorder at D14, and by 72,0% at D21; while the VC group decreased by 23.4% at D14, and by 32.4% at D21 Specific effects of enzymes and probiotic in MTH.VC product reduced by 27.9% (p <0.05) and by 41.2% (p <0.001) the risk of microflora disorders at D14 and D21.

New contributions of the thesis: As the first study in Vietnam to assess anorexia prevalence among children aged 12-36 months with a record of infection diseases using antibiotics. Considering the prevalence of anorexia in this group of children, It is confirmed that antibiotic use is one of the causes or co-factors that contribute to anorexia in children. Scientific evidences are provided on the effects of both MTH.VC and VC nutritional products  in improving the nutritional status, reducing the risk of underweight and anorexia; Positively improving zinc status, anemia and digestive microflora balance in children after using antibiotics.

Supervisor 1

(Signature)

 

 

Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Lam

Supervisor 2

(Signature)

 

 

Assoc. Prof. Dr. Truong Tuyet Mai

PhD Candidate

(Signature)

 

 

Nguyen Thi Luong Hanh