Luận án tiến sĩ của NCS Trần Thị Minh Nguyệt

Cập nhật: 5/24/2024 - Lượt xem: 986

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Họ và tên NCS: Trần Thị Minh Nguyệt

Tên đề tài: Thực trạng dinh dưỡng và hiệu quả tăng cường thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng trên trẻ em 6-11 tháng tuổi tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá (2018-2020)

Chuyên ngành: Dinh Dưỡng

Mã số: 9720401

Người hướng dẫn khoa học:      1. PGS.TS. Trần Thúy Nga

2. PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà

Cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng

NỘI DUNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy dinh dưỡng và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ em có thể ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển thể chất. Nhóm trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, liên quan đến chế độ ăn bổ sung không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, thường gặp ở các khu vực nông thôn nghèo với điều kiện kinh tế hạn chế, kiến thức, chăm sóc sức khỏe và thực hành dinh dưỡng.

Đề tài nghiên cứu "Thực trạng dinh dưỡng và hiệu quả tăng cường thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng trên trẻ em 6-11 tháng tuổi tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá (2018-2020)" nhằm cải thiện suy dinh dưỡng và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng với 2 mục tiêu chính:

1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và một số yếu tố liên quan của trẻ em 6-11 tháng tuổi tại 10 xã huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, 2018 - 2019.

2. Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp tăng cường đa vi chất dinh dưỡng bằng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bibomix cho trẻ em 6-11 tháng tuổi về tình trạng nhân trắc, tình trạng vi chất dinh dưỡng, thành phần cơ thể; phối hợp truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp cho người chăm sóc trẻ.

Những đóng góp mới của luận án

- Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 6 tháng và 12 tháng can thiệp tăng cường đa vi chất dinh dưỡng cho trẻ 6-11 tháng tuổi về tình trạng nhân trắc, tình trạng vi chất dinh dưỡng, phối hợp truyền thông GDSK trực tiếp cho người chăm sóc trẻ, do nhóm nghiên cứu xây dựng là phù hợp để cải thiện tình trạng nhân trắc, vi chất dinh dưỡng.

- So với nghiên cứu trước đó có sử dụng sản phẩm Bibomix trên đối tượng trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp, thì nghiên cứu của chúng tôi với thời gian tương tự sau 6 tháng can thiệp cho hiệu quả tốt hơn về chiều dài, cân nặng, hàm lượng hemoglobin của trẻ, điều đó cho thấy vai trò quan trọng của can thiệp kết hợp giữa sản phẩm Bibomix với truyền thông GDSK.

- Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam sử dụng phương pháp đồng vị bền đánh giá thành phần cơ thể cho trẻ 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng tuổi, góp phần cung cấp các bằng chứng khoa học cho lứa tuổi này trong nghiên cứu về đánh giá hiệu quả can thiệp lên tình trạng dinh dưỡng cho lứa tuổi này.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em từ 6-11 tháng tuổi và bà mẹ/người chăm sóc trẻ.

Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 10 xã thuộc huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Nhóm can thiệp 5 xã gồm xã Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Phúc, Quảng Trường, Quảng Văn. Nhóm chứng 5 xã gồm Quảng Khê, Quảng Lĩnh, Quảng Long, Quảng Ngọc, Quảng Nhân.

Thời gian nghiên cứu: Thời gian can thiệp là 12 tháng: từ tháng 2/2019 đến tháng 4/2020. Nhập số liệu, xử lý số liệu, viết báo cáo từ tháng 5/2020 đến tháng 12/2021. Phân tích số liệu và hoàn thành luận án từ tháng 12/2021 đến tháng 12/2023.

Cỡ mẫu:

- Cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang phân tích nhân trắc, thiếu máu là 360 trẻ.

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng: 180 trẻ /1 nhóm, hai nhóm là 360 trẻ.

- Cỡ mẫu cho đánh giá thành phần cơ thể: 77 trẻ /1 nhóm, hai nhóm là 154 trẻ.

- Cỡ mẫu cho đánh giá khẩu phần: 70 trẻ/1 nhóm, hai nhóm là 140 trẻ.

Thiết kế nghiên cứu:

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành để mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến SDD.

- Nghiên cứu can thiệp cộng đồng (ngẫu nhiên có đối chứng, mù kép và đánh giá trước – sau can thiệp): Nhóm can thiệp sử dụng gói đa vi chất MNPs Bibomix (1 lần 1 gói, 3-4 gói/tuần, 15 gói/tháng trong 12 tháng), tăng cường vào thức ăn bổ sung và nhóm chứng sử dụng gói Placebo. Hai gói này được làm giống nhau nhằm tránh sai lệch khi triển khai trên cộng đồng, ngoài bao bì có đánh tháng, năm sản xuất (tháng 3/2021 dùng cho nhóm can thiệp, tháng 9/2021 dùng cho nhóm chứng).

III. KẾT LUẬN

Mô tả tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và một số yếu tố liên quan của trẻ em 6-11 tháng tuổi tại 10 xã huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, 2018 - 2019.

- Tỷ lệ SDDTC là 17,8%; SDDNC là 9,2%; SDDGC là 4,2%. Trẻ ở nhóm tuổi từ 7-11 tháng, nhóm trẻ bị tiêu chảy, nhóm bà mẹ không bổ sung vi chất, nhóm tổng thu nhập gia đình thấp, có tỷ lệ trẻ SDDTC cao hơn nhóm còn lại, với p < 0,05.

- Tỷ lệ thiếu máu chiếm 27,8%, thiếu sắt chiếm 16,4%, thiếu máu thiếu sắt chiếm 10,8%. Nhóm trẻ thiếu sắt, nhóm tổng thu nhập gia đình dưới 5 triệu/tháng, trẻ có tỷ lệ thiếu máu cao hơn nhóm còn lại với (p < 0,001).

Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp tăng cường đa vi chất dinh dưỡng bằng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bibomix cho trẻ em 6-11 tháng tuổi về tình trạng nhân trắc, tình trạng vi chất dinh dưỡng, thành phần cơ thể, phối hợp truyền thông GDSK trực tiếp cho người chăm sóc trẻ.

- Đánh giá hiệu quả can thiệp lên tình trạng nhân trắc của trẻ: Kết quả sau 6 đã thấy rõ ảnh hưởng của can thiệp lên cân nặng, chiều dài, Zscore CN/T, Zscore CD/T ở trẻ, dự phòng đến tình trạng thấp còi (p<0,05). Sau 12 tháng đã thấy rõ ảnh hưởng của can thiệp lên chiều dài nằm, Zscore CD/T, hỗ trợ điều trị thấp còi (p< 0,05).

- Đánh giá hiệu quả lên tình trạng thiếu máu, sắt, kẽm của trẻ: Kết quả đã thấy rõ ảnh hưởng của can thiệp lên nồng độ hemoglobin, CRP, ferritin, kẽm huyết thanh ở trẻ (p<0,05). Hiệu quả hỗ trợ điều trị thiếu máu ở trẻ bị thiếu máu trước can thiệp (p< 0,05); hiệu quả can thiệp dự phòng và hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu kẽm ở trẻ  (p< 0,05).

Đánh giá hiệu quả can thiệp đến thành phần cơ thể của trẻ 6-11 tháng tuổi bằng phương pháp đồng vị bền

Kết quả kiểm soát các yếu tố nhiễu trước can thiệp, đã thấy rõ ảnh hưởng sau 6 can thiệp lên khối lượng khối không mỡ ở trẻ và tỷ lệ phần trăm khối mỡ trung bình sau 12 tháng.

IV. KHUYẾN NGHỊ

- Đề tài đã chứng minh việc giữa truyền thông tích cực nâng cao kiến thức thực hành dinh dưỡng và thực hành vệ sinh khi chăm sóc trẻ cho các bà mẹ kết hợp tăng cường đa vi chất vào bữa ăn bổ sung cho trẻ có hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng, FM, FFM và vi chất dinh dưỡng trên cộng đồng, có thể coi là một giải pháp tương đối hiệu quả làm giảm tỷ lệ SDD, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm. Do đó nên mở rộng cho các địa phương có cùng điều kiện kinh tế - xã hội, địa dư với địa phương được nghiên cứu.

- Cần có các nghiên cứu sâu hơn, theo dõi, đánh giá hiệu quả sau khi dừng can thiệp để có thể cung cấp các bằng chứng khoa học đầy đủ mang tính bền vững về hiệu quả tác động của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng kết hợp truyền thông tích cực đến tình trạng dinh dưỡng, tăng trưởng, phát triển, chức năng (miễn dịch, nhận thức…) của trẻ, nhằm đưa ra khuyến nghị phù hợp hơn về giải pháp can thiệp sớm trong 1000 ngày đầu đời cho trẻ nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam.

Hướng dẫn khoa học 1

 

PGS.TS. Trần Thúy Nga

Hướng dẫn khoa học 2

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà

Nghiên cứu sinh

 

Trần Thị Minh Nguyệt

ABSTRACT OF THE DOCTORAL DISSERTATION

PhD student: Tran Thi Minh Nguyet

Name of dissertation: “The nutritional status and effectiveness of enhancing bibomix on nutritional status of children 6-11 months old in Quang Xuong district, Thanh Hoa province (2018-2020)

Major: Nutrition

Code: 9720401

Academic advisors:   1. Ass. Prof. PhD. Tran Thuy Nga

2. Ass. Prof. PhD. Nguyen Thi Viet Ha

Institution: National Institute of Nutrition

CONTENT

I. INTRODUCTION

Malnutrition and micronutrient deficiencies in children can adversely affect their physical development. The age group of children from 6 to 11 months old is noted with high prevalence of malnutrition, related to the fact that complementary diets provided not adequate child's needs of nutrients, that might be seen popular in poor, rural areas with limited economic conditions, knowledge, health care and nutrition practices.

The project entitled "The nutritional status and effectiveness of enhancing bibomix on nutritional status of children 6-11 months old in quang xuong district, thanh hoa province (2018-2020)" aim to improve malnutrition and micronutrient deficiencies with 2 main objectives:

1. Describe the nutritional status, diet and some related factors of children 6-11 months old in 10 communes of Quang Xuong district, Thanh Hoa province, 2018 - 2019.

2. Evaluate the effectiveness of the multi-micronutrient enhancement intervention using Bibomix health protection food for children 6-11 months old on anthropometric status, micronutrient status, and body composition; in coordinating directly health education and communication to child caregivers.

New contributions of the thesis:

- The research results showed that after 6 and 12 months of multi-micronutrient supplementation intervention for children aged 6-11 months, combined with direct health education communication (HEC) for caregivers, the strategy developed by the research team was appropriate for improving anthropometric and micronutrient status of children.

- Compared to the previous study using Bibomix for children aged 6-23 months post-acute respiratory infection treatment, our study, with a similar 6-month intervention period, showed better outcomes in terms of height, weight, and hemoglobin levels. This highlights the significant role of combining Bibomix supplementation with HEC.

- This is the first study in Vietnam to use stable isotope methods to evaluate body composition in children aged 6, 12, and 18 months, providing scientific evidence for this age group in assessing the effectiveness of nutritional interventions.

II. SUBJECTS AND RESEARCH METHODS

Subjects: Children aged 6-11 months and their mothers/caregivers.

Location: The study was conducted in 10 communes in Quang Xuong district, Thanh Hoa province, Vietnam. The intervention group included 5 communes: Quang Hoa, Quang Hop, Quang Phuc, Quang Truong, Quang Van. The control group included 5 communes: Quang Khe, Quang Linh, Quang Long, Quang Ngoc, Quang Nhan.

Duration: The intervention lasted 12 months: from February 2019 to April 2020. Data entry, processing, and report writing took place from May 2020 to December 2021. Data analysis and thesis completion were from December 2021 to December 2023.

Sample Size:

- Cross-sectional study sample for anthropometric and anemia analysis: 360 children.

- Sample size for community intervention trial: 180 children/group, total 360

- Sample size for body composition evaluation: 77 children/group, total 154

- Sample size for dietary assessment: 70 children/group, total140

Study Design:

A cross-sectional descriptive study was conducted to describe the nutritional status and some related factors of malnutrition.

Community intervention study (randomized controlled trial, double-blind, pre- and post-intervention assessment): The intervention group used the multi-micronutrient powder (MNP) Bibomix (1 packet per time, 3-4 packets per week, 15 packets per month for 12 months), added to complementary foods, and the control group used Placebo packets. Both packets were made identical to avoid bias during community implementation, with the packaging indicating the production month and year (March 2021 for the intervention group, September 2021 for the control group).

III. CONCLUSION

Description of the nutritional status, dietary intake, and some related factors of children aged 6-11 months in 10 communes of Quang Xuong district, Thanh Hoa province, 2018 - 2019:

The prevalence of underweight was 17.8%; stunting was 9.2%; and wasting was 4.2%. Higher rates of underweight were observed in children aged 7-11 months, children with diarrhea, children of mothers not supplementing micronutrients, and children from low-income families (p < 0.05).

The prevalence of anemia was 27.8%, iron deficiency was 16.4%, and iron deficiency anemia was 10.8%. Higher rates of anemia were found in iron-deficient children and children from families with a monthly income below 5 million VND (p < 0.001).

Evaluation of the effectiveness of the multi-micronutrient supplementation intervention using Bibomix on the anthropometric status, micronutrient status, and body composition of children aged 6-11 months, combined with direct HEC for caregivers:

Evaluation of the intervention's effect on children's anthropometric status: Results after 6 months clearly showed the intervention's impact on weight, height, weight-for-age Z-score, and height-for-age Z-score, preventing stunting (p < 0.05). After 12 months, the intervention's impact on recumbent length and height-for-age Z-score was evident, supporting stunting treatment (p < 0.05).

Evaluation of the intervention's effect on anemia, iron, and zinc status: Results showed a significant impact on hemoglobin, CRP, ferritin, and serum zinc levels (p < 0.05). The intervention effectively supported anemia treatment in anemic children before the intervention (p < 0.05) and effectively prevented and treated zinc deficiency (p < 0.05).

Evaluation of the intervention's impact on body composition of children aged 6-11 months using stable isotope methods: Results showed a significant effect after 6 months on fat-free mass and the average percentage of fat mass after 12 months.

IV. RECOMMENDATIONS

The study demonstrated that combining positive communication to improve nutritional and hygiene practices for caregivers with multi-micronutrient supplementation in children's complementary foods effectively improves nutritional status, fat mass, fat-free mass, and micronutrient status in the community. This approach can be considered an effective solution to reduce rates of malnutrition, anemia, iron deficiency, and zinc deficiency. Therefore, it should be expanded to localities with similar socio-economic and geographical conditions to the study area.

Further in-depth studies are needed to monitor and evaluate the long-term effectiveness after the intervention has ended, providing comprehensive and sustainable scientific evidence on the impact of multi-micronutrient supplementation combined with positive communication on the nutritional status, growth, development, and functions (immune, cognitive, etc.) of children. This will help make more appropriate recommendations for early intervention solutions during the first 1000 days of life for children in rural Vietnam.

Academic advisor 1

 

Ass.Prof. PhD. Tran Thuy Nga

Academic advisor 2

 

Ass.Prof. PhD. Nguyen Thi Viet Ha

PhD student

 

Tran Thi Minh Nguyet

Tải về: