DHA
(Docosa-Hexaenoic-Acid) là acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo
Omega-3 (acid béo không no có 22 carbon, 6 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí
carbon số 3), ngoài ra thuộc nhóm này còn có các tiền tố DHA, đó là Acid béo
alpha-linolenic (ALA, 18 carbon, 3 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số
3). Ngoài các acid béo thuộc nhóm omega-3, còn phải kể đến acid béo không no
omega 6 (Arachidonic acid-AA, 20 carbon, 4 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí
carbon thứ 6). Những acid béo không no cần thiết này cơ thể chúng ta không tự
tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.
1. Nhu
cầu của acid béo không no cần thiết:
Theo
khuyến cáo của WHO (1990), tổng số chất béo trong khẩu phần nên từ 15-30% năng
lượng, trong đó chất béo không no có nhiều nối đôi PUFA: Polyunsaturated Fatty
Acid) (omega-3, omega-6) nên có từ 3-7% tổng năng lượng; khoảng 0,6-0,8g/kg thể
trọng/ngày (tối đa 1,5g/kg thể trọng/ngày). Trong đó acid béo omega-6 (Lioleic
acid) 40-60mg/kg thể trọng/ngày; tổng số acid béo nhóm omega-3:
50-150mg/kg/ngày, trong đó DHA nên 35-75mg/kg/ngày. Tỷ số DHA: AA nên từ 1:1
tới 1:2 là thích hợp.
2. Vai
trò của DHA:
- Cần
thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt.
- Cần
thiết cho sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Nghiên cứu trên động vật thí
nghiệm thấy DHA có nồng độ cao trong tổ chức thần kinh như võng mạc mắt, tổ
chức não.
- Ở
người trưởng thành DHA có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, và triglyceride
máu, LDL-cholesterol (cholesterol xấu) giúp dự phòng xơ vữa động mạch, bệnh
nhồi máu cơ tim.
- Nếu
thiếu DHA trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp:
Nghiên cứu theo dõi tới khi trẻ 8-9 tuổi người ta thấy trẻ được bú sữa mẹ, và
chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần
kinh giảm thấp hơn có ý nghĩa.
3. Bổ sung DHA bằng cách nào?
- Với
thai nhi: Chế độ ăn trước và trong khi có thai rất quan trọng đối với tình
trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết (EFAs: Essential Fatty Acid) cho
thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối trung bình 1 ngày thai nhi cần 2,2g
EFAs/ngày cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.
- Trẻ
đẻ non và sơ sinh bình thường đòi hỏi phải cung cấp đủ DHA bởi chúng không có
khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật, hay các thức ăn thay thế sữa mẹ
khác sang DHA. Sữa mẹ cung cấp đủ EFAs cho trẻ, vì vậy việc cho con bú hoàn
toàn bằng sữa mẹ và cho con bú kéo dài tới 24 tháng là rất quan trọng. Sau sinh
từ 40-45 ngày DHA trong sữa mẹ chiếm 0,3% AA:0,4% và DPA:0,2%. Trong những
trường hợp đặc biệt trẻ không được bú mẹ thì phải lựa chọn các thức ăn thay thế
sữa mẹ có bổ sung các acid béo nói trên.
- DHA
có nhiều trong dầu cá, cá và thủy sản, DHA cần thiết chó phát triển hoàn hảo
võng mạc mắt và não bộ trẻ em. Việc ăn cá, thủy sản thường xuyên sẽ cung cấp
cho cơ thể đủ DHA.
Nhóm
Acid béo omega-3 còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, đột
quỵ và giảm viêm khớp.
Quan
sát dịch tễ học cho thấy những vùng dân cư tiêu thụ nhiều dầu ăn thì tỷ lệ tử
vong bệnh tim mạch giảm. Alpha Linoleic acid có vai trò đặc biệt trong giảm tỷ
lệ mắc bệnh tim mạch. Những người thường xuyên ăn dầu thực vật giàu Alpha linoleic
acid ít có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ so với những người có chế độ
ăn ít các acid béo này.
Tỷ lệ phần trăm (%) acid béo không no trong
100g dầu ăn và quả có chất béo
Tên dầu ăn/quả có chất béo
|
Acid béo không no 1 nối đôi (Oleic)
(%)
|
Acid béo
không no 2 nối đôi
(Linoleic =
omega-6)
(%)
|
Acid béo
không no có 3 nốiđôi
(Linoleic=omega-6)
(%)
|
Quả bơ
|
60
|
18
|
0
|
Dầu dừa
|
7
|
2
|
0
|
Dầu ngô
|
30
|
50
|
2
|
Dầu olive
|
72
|
11
|
1
|
Dầu cọ
|
43
|
8
|
0
|
Dầu lạc
|
49
|
29
|
1
|
Dầu hạt cải
|
54
|
23
|
10
|
Dầu đậu tương
|
25
|
52
|
7
|
Dầu hướng dương
|
33
|
52
|
0
|
Hàm lượng các acid béo Omega-3 trong một số loại cá và hải sản
Cá
tươi
(100g
ăn được)
|
Lipid (g)
|
Acid béo
n-3
(EPA +
DHA) (g)
|
Cá
chép
|
5,6
|
0,3
|
Cá
trích
|
13,9
|
1,7
|
Cá
thu
|
13,9
|
2,5
|
Cá
nhám
|
1,9
|
0,5
|
Cá
hồi
|
5,4
|
1,2
|
Cua
|
0,8
|
0,3
|
Tôm
|
1,1
|
0,3
|
Mực
|
1,0
|
0,2
|