Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày, tá tràng

Cập nhật: 5/27/2017 - Lượt xem: 88614

Dạ dày có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non. Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Ở các nước đang phát triển ước tính tỷ lệ bệnh khoảng 10%, hang năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam theo điều tra trong những năm gần đây bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa; bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là tăng tiết acid.

Chế độ ăn trong bệnh dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành.

I. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN TRONG VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

    Trong dinh dưỡng bình thường thì khối lượng thức ăn, sự nhai nghiền thức ăn thành mảnh bé trước khi nuốt vào dạ dày là rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non. Muốn tiêu hóa, hấp thu thức ăn có hiệu quả cần lưu ý:

1.  Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống.

2.  Nhai kỹ, ăn chậm.

3.  Không ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa (4-5 bữa), ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích tiết nhiều acid.

4.  Không nên ăn quá nhiều canh dùng với bữa cơm.

5.  Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.

II. NHỮNG THỨC ĂN NÊN DÙNG

1.  Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày: Sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát.

2.  Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om thì dễ hấp thu).

3.  Rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín.

4.  Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo).

5.  Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít).

III. NHỮNG THỨC ĂN KHÔNG NÊN DÙNG

1.  Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ.

2.  Các loại thịt nguội chế biến sẵn: Dăm bong, lạp xường, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.

3.  Sữa chua.

4.  Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống…

5.  Gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối.

6.  Quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo.

7.  Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, thuốc lá.

IV. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI CHẾ BIẾN CHẾ ĐỘ ĂN TRONG VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

-         Các loại thực phẩm khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, xay sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.

-         Nhiệt độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến kích thích dạ dày, ví dụ như thức ăn lạnh quá làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá lại làm cho niêm mạc xung huyết và co bóp mạnh hơn. Do vậy nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu là 40-500C.

-          Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa: Nếu như thức ăn đặc quá thì các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn hoặc thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha loãng và sự tiêu hóa sẽ kém đi, do vậy thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống 100 – 200ml nước. Nếu trường hợp tiêu chảy, mồ hôi nhiều thì có thể uống nhiều hơn nhưng uống ngoài bữa ăn.

V. MẪU THỰC ĐƠN SỬ DỤNG TRONG VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Giờ ăn

Thứ 2, 5

Thứ 3, 6 ,CN

Thứ 4, 7

 

7 giờ

Bánh mỳ, sữa

Cơm nếp + sữa

Cháo đậu xanh

  • Bánh mỳ 1 cái (1000đ)
  • Cơm nếp 1 bát lưng
  • 1 bát 300ml
  • Ruốc 20g
  • Giò lụa 50g

Trứng gà 1 quả

  • Sữa 200 ml
  • Sữa đậu nành 200ml

 

11 giờ

Cơm gạo tẻ 2 bát lưng

Cơm gạo tẻ 2 bát lưng

Cơm nếp 2 bát lưng

Súp khoai tây, thịt

Thịt luộc 100g

Cá hấp (kho nhạt) 100g

  • Khoai tây 200g

Bắp cải nấu tôm 250ml

Rau cải luộc 100g-150g

  • Thịt 100g
  • Bắp cải 100g

Thanh long 200g

Đậu phụ hấp 200g

  • Tôm nõn 10g

 

Chuối tây 1 quả

Dưa hấu 200g

 

 

16 giờ

Cơm gạo tẻ 2 bát lưng

Cơm gạo tẻ 2 bát lưng

Cơm gạo tẻ 2 bát lưng

Trứng hấp thịt

Đậu cà rốt thịt bò

Thịt lợn băm viên hấp

  • Trứng gà 1 quả
  • Đậu cô ve 100g
  • Thịt lợn 50g
  • Thịt nạc 70g
  • Thịt bò 30g
  • Đậu phụ 150g

Rau muống non luộc 100g

  • Cà rốt 1 củ 30g
  • Hành 50g

 

  • Dầu 15g

Canh rau cải 100g

 

  • Hành mùi 5g

 

20 giờ

Bánh bích quy 50g

Khoai sọ 50g

Chè đậu xanh 200ml

Chè bột sắn 100ml

Chè vừng đen 100ml

Bánh bích quy 50g

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn

Năng lượng 1800-2100 Kcal (Protein 12,5% NL; Lipid 14% NL; Glucid 73,5% NL).