Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (Hb) trong
một đơn vị thể tích máu. Theo tổ chức Y tế thế giới, được coi là thiếu máu khi:
-
Hb dưới 100g/l ở trẻ 6 tháng đến 6 tuổi.
-
Hb dưới 120g/l ở trẻ từ 7 – 14 tuổi.
- Thiếu máu
có rất nhiều nguyên nhân.
-
Bệnh của cơ quan tạo máu: Giảm sản, bất sản tủy, suy
tủy bẩm sinh hoặc mắc phải, thâm nhiễm tủy: Bạch cầu cấp kinh (bệnh máu trắng),
các di căn vào tủy.
-
Do mất máu: Chấn thương, chảy máu cam…
-
Rối loạn về chức năng đông máu: Giảm tiểu cầu,
Hemophili.
-
Do tan máu: Các bệnh tan máu do bệnh huyết cầu tố, bệnh
của màng hồng cầu, tan máu tự miễn...
-
Thiếu máu dinh dưỡng
Là loại thiếu máu hay gặp nhất ở trẻ em, thiếu máu dinh
dưỡng có thể do thiếu: sắt, vitamin B12, đồng, axit Folic… trong đó thiếu sắt
là phổ biến.
- Các
nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt:
-
Chế độ ăn cung cấp thiếu máu: Thiếu sữa mẹ, ăn sam
không đủ thành phần, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, sinh đôi.
-
Do hấp thu sắt kém: ỉa chảy kéo dài, nhiễm kí sinh
trùng đường ruột (nhiễm giun đũa, giun móc).
-
Do nhu cầu tăng: mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Những
dấu hiệu thể hiện thiếu máu, thiếu sắt:
-
Da xanh niêm mạc nhợt nhạt từ từ.
-
Trẻ mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém, lên cân chậm.
-
Xét nghiệm: Huyết sắc tố giảm, sắt huyết thanh giảm.
- Các bà
mẹ phải làm gì khi trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng.
-
Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như:
Gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và
quả chín.
-
Cho trẻ ăn bổ sung đúng tuổi, đủ thành phần các chất
dinh dưỡng (xem phần ăn bổ sung). Trong thực đơn hàng ngày tăng cường các loại
thực phẩm giầu sắt.
-
Tăng cường các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống, để hỗ trợ
hấp thu sắt.
-
Khi trẻ đã bị
thiếu máu chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ bên cạnh chế độ ăn phải cho trẻ
uống các chế phẩm có chứa sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là một số thực đơn có thể áp dụng cho trẻ bị thiếu
máu dinh dưỡng:
Chế độ ăn cho trẻ 6 - 9 tháng tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng
Giờ
|
Thứ 2, 4
|
Thứ 3, 5
|
Thứ 6, CN
|
Thứ 7
|
6h
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
8h
|
Bột trứng
|
Bột bầu dục
|
Bột gan
|
Bột thịt bò
|
10h
|
Chuối tiêu 1/3 quả - ½ quả
|
Đu đủ: 100g
|
Hồng xiêm: 1 quả
|
Xoài: 100g
|
11h
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
14h
|
Bột tim
|
Bột thịt bò
|
Bột cá quả
|
Bột tôm
|
16h
|
Nước cam
|
Chuối tiêu
|
Đu đủ
|
Nước cam
|
17h đến
sáng hôm sau
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Thực đơn cho trẻ từ 10 -12 tháng tuổi bị thiếu máu dinh
dưỡng.
Giờ
|
Thứ 2, 4
|
Thứ 3, 5
|
Thứ 6, CN
|
Thứ 7
|
6h
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
8h
|
Bột bầu dục
|
Bột thịt gà
|
Bột thịt bò
|
Bột trứng
|
10h
|
Chuối tiêu 1/2 quả - 1 quả
|
Đu đủ: 200g
|
Hồng xiêm: 1 quả
|
Xoài: 200g
|
11h
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
14h
|
Bột trứng
|
Bột cua
|
Bột tôm
|
Bột gan
|
16h
|
Nước cam
|
Nước cam
|
Nước cam
|
Nước cam
|
18h
|
Bột cá
|
Bột tim
(gà, lợn)
|
Bột bầu
dục
|
Bột thịt
nạc
|
19h đến
sáng hôm sau
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Thực đơn cho trẻ từ 1
– 2 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng.
Thay các bữa bột bằng các bữa cháo nấu với các loại thực
phẩm giàu sắt.
Đối với trẻ lớn: Cho ăn cơm với các loại thức ăn chứa nhiều
chất sắt. Thực đơn (xem phần ăn bổ sung). Cho trẻ ăn thêm sữa chua 1 – 2
cốc/ngày, ăn các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.
Giờ
|
Thứ 2, 4
|
Thứ 3, 5
|
Thứ 6, CN
|
Thứ 7
|
6h
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
8h
|
Cháo bầu dục
|
Cháo thịt gà
|
Cháo thịt bò
|
Cháo trứng
|
10h
|
Sữa chua: 200ml
|
Đu đủ: 200g
|
Sữa chua: 200ml
|
Xoài: 200g
|
11h
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
14h
|
Súp thịt bò khoai tây
|
Súp đậu xanh bí đỏ
|
Cháo tim (lợn, gà)
|
Cháo cá
|
16h
|
Nước cam
|
Sữa chua: 200ml
|
Nước cam
|
Sữa chua: 200ml
|
18h
|
Cháo cá
|
Cháo lươn
|
Cháo gan (gà, lợn)
|
Cháo gà
|
21h
|
Cháo trứng
|
Cháo tôm
|
Cháo bầu dục
|
Cháo thịt bò
|
22h đến
sáng hôm sau
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
Bú mẹ
|
- Muốn phòng thiếu máu dinh dưỡng
các bà mẹ cần phải làm gì?
- Bà mẹ
phải ăn uống tốt, đầy đủ khi có thai và cho con bú.
- Uống viên
sắt khi biết mình có thai cho đến 1 tháng sau đẻ
- Thực hiện
nuôi con bằng sữa mẹ, cho ăn bổ sung theo đúng tháng tuổi, chọn các loại thực
phẩm giàu chất dinh dưỡng (cũng là những thực phẩm giàu sắt)
- Vệ sinh
ăn uống để tránh các bệnh giun sán và tiêu chảy
- Cho trẻ
tẩy giun theo định kì 6 tháng/lần khi trẻ được 2 tuổi trở lên theo chỉ định của
bác sĩ.