Hoạt động chuyên môn Nghiên cứu khoa học Lĩnh vực nghiên cứu Dinh dưỡng lâm sàngAn toàn thực phẩmDinh dưỡng cộng đồng Các đề tài và xuất bản phẩm Đào tạo Giới thiệu trung tâm đào tạo Chương trình đào tạo Thư viện Giáo trình/Bài giảng Hoạt động Đào tạo Dành cho học viên Luận án của học viên Hợp tác quốc tế Lĩnh vực hợp tác Đối tác quốc tế Các hoạt động Chiến lược Dinh dưỡng Quản lý nhà nước Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu Thanh tra, kiểm tra về ATTP Thông tin - giáo dục dinh dưỡng Thông tin, giáo dục truyền thông Dinh dưỡng phòng chống COVID-19 Tài liệu truyền thông dinh dưỡng Tra cứu đề tài Số liệu thống kê Thư viện điện tử Dịch vụ Kiểm nghiệm VSATTP Khám tư vấn dinh dưỡng Sản phẩm dinh dưỡng (NINFOOD) Công bố các sản phẩm thực phẩm Giới thiệu Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh dưỡng Quốc gia Dinh dưỡng cho trẻ đề kháng kém-nguồn VTV2 Thông tin cảnh báo về việc mạo danh Viện Dinh dưỡng Quốc gia Liên kết Website WHO UNICEF Cục ATVSTP Nutrition-USA ENN MOH Viet Nam FANTA SMART Nutrition Survey Trung tam TTGDSK TW WHO Library HINARI WHO Library eLENA WHO In Viet Nam Sức khỏe & đời sống Thư viện Nestlé Vi chất dinh dưỡng Tạp chí Y học dự phòng NINFOOD Link liên kết Hoạt động triển khai dự án Kế hoạch hoạt động triển khai năm 2014 Cập nhật: 3/4/2015 - Lượt xem: 16297 I. MỤC TIÊU1. Mục tiêu chung: Nâng cao kiến thức, thực hành dinh dưỡng hợp lý, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt giảm suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi góp phần cải thiện và nâng cao tầm vóc của người Việt Nam.2. Mục tiêu cụ thể:Nâng cao kiến thức, thực hành dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ và phụ nữ tuổi sinh đẻ.Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) ở trẻ dưới 5 tuổi từ 15,5% năm 2013 xuống còn 15.1% năm 2014 Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ dưới 5 tuổi từ 26,0% năm 2013 xuống còn 25.3% năm 2014.Khống chế tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em ở mức <10% tại các thành phố thuộc 63 tỉnh/thành phố trên cả nước.Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ; Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống 1% và giảm tỷ lệ thiếu máu ở PNMT xuống 1.5-2% so với năm 2013.II. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAIChiến lược dinh dưỡng dự phòng: Triển khai các can thiệp dinh dưỡng sớm, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động tại các vùng sâu, vùng xa và các vùng khó khăn.Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng, tăng cường công tác phối hợp liên ngành.Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng tại bệnh viện và ở cộng đồng, ưu tiên trẻ dưới 2 tuổi, các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao; Hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ có nguy cở vùng thường xuyên bịthiên tai, bão lụt.Phòng chống thiếu vitamin A và các vi chất dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi; Bổ sung đa vi chất hàng ngày và hàng tuần cho phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ tại các vùng khó khăn, vùng có nguy cơ cao.Nâng cao năng lực mạng lưới triển khai: Tổ chức kiện toàn và tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng, cộng tác viên dinh dưỡng và các cán bộ liên ngành. Hỗ trợ tập huấn cho các vùng khó khăn.Triển khai các can thiệp đặc hiệu, xây dựng các mô hình dinh dưỡng đặc thù cho từng địa phương; Xây dựng chế độ ăn hợp lý trong các trường mầm non; Xây dựng tài liệu và tổ chức truyền thông giáo dục phòng chống thừa cân/béo phì ở trẻ em, đặc biệt là các thành phố lớn.Đẩy mạnh phối hợp liên ngành, xây dựng môi trường chính sách.III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI1. Các hoạt động triển khai tại Trung ươnga. Các hoạt động triển khai tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tếCục Y tế dự phòng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em: Phối hợp, chỉ đạo kiểm tra, giám sát và triển khai một số hoạt động dinh dưỡng tại các địa phương.Viện Sốt rét và ký sinh trùng TW: Tổ chức tập huấn triển khai hoạt động tẩy giun kết hợp với uống vitamin A cho trẻ em; Mua, phân phối thuốc tẩy giun và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động tẩy giun tại cộng đồng.Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện TW Huế: Tư vấn cho bà mẹ, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em đến khám và điều trị tại bệnh viện, tổ chức tập huấn về dinh dưỡng cho các cán bộ nhi khoa.Bệnh viện Phụ sản TW: Theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai, theo dõi cân nặng và trẻ sơ sinh sinh tại bệnh viện; Tổ chức tập huấn cho cán bộ sản khoa, hỗ trợ kỹ thuật cho một số bệnh viện vệ tinh.Các trường đại học Y (ĐHY Hà Nội, ĐHY Thái Bình, ĐHY Thái nguyên, ĐH kỹ thuật y tế Hải Dương…): Đưa các nội dung, kiến thức dinh dưỡng giảng dạy cho sinh viên Y khoa, tổ chức tập huấn cho sinh viên Y các nội dung phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cho sinh viên và hướng dẫn cho các sinh viên y khoa thực tập triển khai hoạt động, nghiên cứu về dinh dưỡngCác Viện khu vực (Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên): Triển khai các hoạt động tập huấn, phân phối các tài liệu, vật liệu truyền thông dinh dưỡng. Kiểm tra, theo dõi, giám sát, và hỗ trợ kỹ thuật cho các tình trực thuộc và triển khai các nghiên cứu về dinh dưỡng và xây dựng các mô hình dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng.b. Các hoạt động triển khai tại các Bộ/Ban ngànhBộ Giáo dục và Đào tạo: Triển khai hoạt động giáo dục dinh dưỡng và phối hợp xây dựng tài liệu về chế độ dinh dưỡng hợp lý trong trường mầm non; Phối hợp xây dựng tài liệu hướng dẫn phòng chống thừa cân/béo phì trong trường học, đưa các nội dung dinh dưỡng cơ bản vào trong trường học.Hội liên hiệp Phụ nữ: Xây dựng các câu lạc bộ gia đình không có trẻ suy dinh dưỡng; Tổ chức các lớp tập huấn, các buổi truyền thông giáo dục, các buổi thảo luận nhóm cho các nữ thanh niên, phụ nữ có con nhỏ về các chủ đề dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng thông qua các hoạt động của Hội. Trung ương Đoàn Thanh niên CSHCM: Xây dựng và duy trì câu lạc bộ “Tiền hôn nhân”; Tổ chức truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho các nam/nữ thanh niên; Xây dựng các mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho các nữ thanh niên, phụ nữ nuôi con nhỏ tại các khu công nghiệp và vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội: Xây dựng các chính sách dinh dưỡng, phối hợp triển khai các can thiệp dinh dưỡng cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tổ chức lồng ghép các hoạt động dinh dưỡng trong các chính sách xã hội.Hội nông dân: Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất thực phẩm giàu dinh dưỡng tại hộ gia đình cho các vùng sinh thái khác nhau thông qua mô hình VAC.Ủy ban dân tộc: Phối hợp tập huấn và xây dựng các chính sách dinh dưỡng cho đồng bao dân tộc thiểu sốc. Các hoạt động tại Viện Dinh dưỡng Các hoạt động chỉ đạo tuyếnXây dựng kế hoạch hoạt động của dự án, kế hoạch phân bổ kinh phí cho các đơn vị, tổ chứ các buổi họp/giao ban thường kỳ của Ban Chỉ đạo/Ban quản lý Dự án và định hướng hoạt động.Tổ chức hội nghị triển khai, hội nghị tổng kết toàn quốc, tổ chức hội nghị liên ngành về PCSDD.Tổ chức tập huấn, cập nhật kỹ thuật dinh dưỡng; Nâng cao kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng truyền thông giáo dục dinh dưỡng… tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ dinh dưỡng tuyến tỉnh, tuyến huyện. Hỗ trợ tập huấn cho cán bộ liên ngành.Biên soạn các tài liệu hướng dẫn chuyên môn và thực hiện kiểm tra, giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho địa phương.Truyền thông giáo dục dinh dưỡngTổ chức lễ phát động “Ngày Vi chất dinh dưỡng”, chỉ đạo triển khai “Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển”, Phối hợp tổ chức “Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ”Tăng cường công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng, đa dạng hóa các hình thức truyền thông giáo dục dinh dưỡng.Sản xuất tài liệu truyền thông: Xây dựng các tin, bài, các phóng sự và thông điệp truyền thông giáo dục dinh dưỡng. Tổ chức các lớp truyền thông giáo dục, thực hành dinh dưỡng và các buổi thảo luận nhóm; Tăng cường tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật về tư vấn dinh dưỡng cho các tuyến.Cung cấp trang thiết bị, cung cấp sản dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.Cung cấp cân/thước đo chiều cao cho trạm y tế, biểu đồ phát triển và các tài liệu tập tuấn, tài liệu truyền thộng.Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng. Tăng cường tuyên truyền vận động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, bổ sung viên sắt/đa vi chất cho phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ, ưu tiên các vùn khó khăn.Tiếp tục bổ sung viên nang vitamin A liều cao cho trẻ em theo chiến dịch một năm hai lần cho trẻ 6-36 tháng tuổi; Bổ sung viên nang vitamin A liều cao cho trẻ 6-60 tháng tuổi kết hợp với tẩy giun cho trẻ em 24-60 tháng tuổi tại các vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao.Triển khai các nghiên cứu, xây dựng mô hình dinh dưỡngTriển khai các nghiên cứu tại cộng đồng, phát triển kỹ thuật đánh giá tình trạng dinh dưỡng và đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng.Các nghiên cứu phát triển sản phẩm dinh dưỡng và nghiên cứu tạo nguồn thực phẩm tại hộ gia đình.Các nghiên cứu ảnh hưởng kiến thức, thái độ, hành vi lên tình trạng dinh dưỡng tại các vùng sinh thái khác nhau.Triển khai các can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu, đẩy mạnh công tác phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, xây dựng các mô hình dinh dưỡng phù hợp cho từng vùng sinh thái.Theo dõi, giám sát đánh giá hoạt động dinh dưỡngHoạt động giám sát triển khai thường xuyên của Ban Chỉ đạo/Ban quản lý Dự án.Giám sát hoạt động tại các tuyến; Tăng cường giám sát liên ngànhTổ chức điều tra, đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốc (điều tra 30 cụm).Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em ở vùng xẩy ra thiên tai, bão lụt, hạn hán để có những hỗ trợ kịp thời.2. Các hoạt động triển khai tại tuyến tỉnha. Các hoạt động tại Sở Y tế- Tổ chức hội nghị ban chỉ đạo, giao ban tuyếnSở Y tế là cơ quan thường trực ban chỉ đạo PCSDDTE của tỉnh trực tiếp chỉ đạo các hoạt động dinh dưỡng tại địa phương. Tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo PCSDDTE tuyến tỉnh; Tổ chức các đoàn giám sát thường niên và trong các chiến dịch “Ngày Vi chất dinh dưỡng”, “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”... Nội dung: Tổng kết các hoạt động dinh dưỡng triển khai trong năm cũng như thực trạng các vấn đề dinh dưỡng còn tồn tại; Kết quả điều tra tỷ lệ suy dinh dưỡng (điều tra 30 cụm), kết quả cân trẻ theo định kỳ và theo chiến dịch, tình hình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em, chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.- Giám sát triển khai các hoạt động dinh dưỡng tại địa phươngTổ chức đoàn giám sát, giám sát liên ngành hoạt động dinh dưỡng triển khai tại cộng đồng, các hoạt động dinh dưỡng trong các chiến dịch như: tổ chức uống vitamin A, chiến dịch cân trẻ, các hoạt động truyền thông, thực hành dinh dưỡng… Chỉ đạo các trung tâm Y tế dự phòng, trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản và trung tâm Truyền thông giáo dục Sức khỏe triển khai hiệu quả các hoạt động và viết báo cáo thực hiện các nội dung chuyên môn và kinh phí triển khai.- Chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm: Sở Y tế chỉ đạo các trung tâm và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động năm sau dựa trên hướng dẫn chuyên môn của Ban điều hành trung ương, định hướng của Ban Chỉ đạo tỉnh/thành phố và tình hình thực tế của địa phương.Kế hoạch cần phải có mục tiêu rõ ràng, giải pháp, hoạt động cụ thể, nguồn lực (từ trung ương, tổ chức quốc tế tài trợ hay ngân sách địa phương...).b. Các hoạt động tại trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản- Kiện toàn mạng lưới triển khai các hoạt động dinh dưỡngXây dựng mạng lưới cán bộ dinh dưỡng từ tỉnh xuống xã/phường.Rà soát về danh sách, trình độ của cán bộ chuyên trách từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, đề nghị bổ sung và tập huấn cho các vị trí còn thiếu vị trí cán bộ, kiểm tra số lượng cộng tác viên dinh dưỡng tại các thôn/bản đảm bảo mỗi huyện, xã có ít nhất một thư ký/chuyên trách dinh dưỡng, và mỗi thôn/bản có ít nhất một cộng tác viên dinh dưỡng.Cung cấp thông tin cơ bản xã/phường để xây dựng danh mục xã trọng điểm, xã triển khai chung và các định mức tài chính cho thư ký/chuyên trách dinh dưỡng, cộng tác viên tại các xã phường trọng điểm.- Tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho mạng lướiTổ chức tập huấn cập nhật kiến thức dinh dưỡng, kỹ năng lập kế hoạch dinh dưỡng, kỹ năng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật cho chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện, tuyến xã triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.Tập huấn cho cán bộ liên ngành triển khai công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.- Truyền thông giáo dục dinh dưỡngTổ chức các hội thi cộng tác viên dinh dưỡng giỏi toàn quốc, hội thi gia đình không có trẻ bị suy dinh dưỡng, nuôi con giỏi, dạy con hay…Phối hợp truyền thông giáo dục dinh dưỡng trong “Ngày Vi chất dinh dưỡng”, “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”, tổ chức tập huấn cho các tuyến.Tổ chức các lớp tập huấn về thực hành dinh dưỡng, truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con nhỏ.Triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng trực tiếp thông qua hệ thống phòng khám tư vấn dinh dưỡng, tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng; Hỗ trợ kỹ thuật cho các trung tâm Y tế dự phòng huyện, trạm y tế mở rộng triển khai hoạt động tư vấn dinh dưỡng.- Cung cấp trang thiết bị, tài liệu, vật liệu truyền thôngCung cấp cân/thước đo chiều cao cho trạm y tế và cộng tác viên dinh dưỡng, phân phối biểu đồ phát triển cho trẻ mới sinh ra.Cung cấp tài liệu chuyên môn và vật liệu truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho các tuyến.- Phục hồi dinh dưỡng trẻ em, bổ sung viên sắt/đa vi chất cho phụ nữ có thaiLập danh sách, xây dựng kế hoạch, tổ chức phục hồi dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng tại cộng đồng, cung cấp sản phẩm giàu dinh dưỡng, sản phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ tại cộng đồng.Căn cứ trên hướng dẫn điều trị trẻ suy dinh dưỡng để lựa chọn các sản phẩm đặc thù có chất lượng và giá phù hợp để cấp cho trẻ suy dinh dưỡng nặng. Bổ sung viên sắt/đa vi chất cho phụ nữ mang thai tại cộng đồng ưu tiên các vùng khó khăn và vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao.- Triển khai các hoạt động liên ngành PCSDDTE: Tuỳ thuộc vào lĩnh vực chuyên môn và sự tham gia tích cực vào hoạt động dinh dưỡng tại các địa phương.- Triển khai các hoạt động can thiệp dinh dưỡng đặc hiệuDựa trên tình hình cụ thể của địa phương để đề xuất các giải pháp bổ sung thêm hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế. Ngân sách của các hoạt động tăng cường này được chi bằng ngân sách Dự án, ngân sách do Ban chỉ đạo và các cấp có thẩm quyền địa phương quyết định.Huy động nguồn lực, nguồn kinh phí từ nhiều nguồn khác nhauc. Các hoạt động tại trung tâm Y tế dự phòngTập huấn phổ biến cho cán bộ y tế huyện/xã hướng dẫn của Bộ Y tế về bổ sung Vitamin A và tẩy giun cho trẻ, tổ chức chiến dịch uống vitamin A tại cộng đồng và tuyên truyền các thông điệp truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.Tổ chức lễ phát động “Ngày Vi chất dinh dưỡng”, “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”, triển khai uống vitamin A cho trẻ 6-36 tháng tuổi tại 41 tỉnh/thành phố. Bổ sung vitamin A cho trẻ 6-60 tháng kết hợp với tẩy giun cho trẻ 24-60 tháng tại 22 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao.Truyền thông giáo dục dinh dưỡng: Tổ chức các buổi truyền thông giáo dục dinh dưỡng về dinh dưỡng hợp lý và phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trong “Ngày Vi chất dinh dưỡng” và “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”. Tuyên truyền, vận động nâng cao chất lượng bữa ăn, đa dạng hóa bữa ăn, khuyến khích sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng sẵn có tại địa phương.Theo dõi, giám sát:Giám sát triển khai hoạt động của “Ngày Vi chất dinh dưỡng”, “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển” và các hoạt động truyền thông giáo dục phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.Phối hợp giám sát hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng.Tổ chức điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em (điều tra 30 cụm) dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật của Viện Dinh dưỡng.3. Các hoạt động triển khai tại tuyến huyệnTập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng.Phối hợp tổ chức lễ phát động “Ngày Vi chất dinh dưỡng”, “Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển”, tổ chức cấp phát viên nang vitamin A và triển khai hoạt động cho trẻ uống viên nang vitamin A và thuốc tẩy giun.Phối hợp triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.Tổ chức các lớp truyền thông giáo dục dinh dưỡng, thực hành dinh dưỡng và tổ chức tư vấn dinh dưỡng trực tiếp.Triển khai các hoạt động giám sát.4. Các hoạt động triển khai tại tuyến xãPhối hợp triển khai “Ngày Vi chất dinh dưỡng”, “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”, tổ chức tập huấn cho cộng tác viên dinh dưỡng.Tổ chức các lớp thực hành dinh dưỡng, truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.Tổ chức các buổi tư vấn dinh dưỡng trực tiếp thông qua góc truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại trạm y tế.Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, triển khai công tác cân trẻ theo chiến dịch và theo định kỳ; Quản lý, theo dõi các nhóm đối tượng can thiệp.IV. CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN VÀ NGÂN SÁCH NĂM 20141. Chỉ tiêu chuyên mônGiảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) xuống dưới 15.0%Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) xuống dưới 25.4%Khống chế tình trạng thừa cân/béo phì trên cả nước ở mức dưới 10%.Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống 1% và giảm tỷ lệ thiếu máu ở PNMT xuống 1.5-2% so với năm 20132. Phân bổ ngân sách:Ưu tiên cho vùng khó khăn và vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng.Dựa trên số trẻ dưới 2 tuổi, số trẻ em dưới 5 tuổi, số phụ nữ mang thai, tính toán ngân sách cụ thể cho từng tỉnh dựa trên hiệu quả giảm suy dinh dưỡng của từng tỉnh trong những năm qua.Căn cứ số liệu cơ bản địa phương: số lượng thôn/bản, xã/phường, huyện và tỉnh. Xã trọng điểm xác định dựa trên tiêu chí xã thuộc vùng khó khăn, có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao và số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng nhiều.Một số hoạt động được ưu tiên cho xã trọng điểm, vùng khó khăn như bổ sung viên đa vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, mở rộng đối tượng uống Vitamin A, tẩy giun cho trẻ em 24-60 tháng tuổi và các định mức chi cho hoạt động (theo qui định về quản lý tài chính).Căn cứ thông tư 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính và các thông tư liên quan. Tin liên quan Định hướng hoạt động của Dự án cải thiện tình trạng dịnh dưỡng trẻ em tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2016