Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà

Cập nhật: 3/2/2022 - Lượt xem: 6482

Trẻ em mắc COVID-19 thường không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần. Bệnh nhân thuộc nhóm nặng chỉ chiếm 4%, thường trở nặng vào ngày thứ 5-8.

Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà

1. Hạ sốt

Hạ sốt khi trẻ sốt 38,5 độ trở lên. Trong trường hợp trẻ có tiền sử co giật do sốt thì có thể dùng hạ sốt khi thân nhiệt 38 độ trở lên.

Paracetamol dùng khi nào?

Paracetomol liều dùng: 10-15 mg/kg cân nặng trẻ/lần. cách mỗi 4-6 giờ nếu sốt lại 38,5 độ C trở lên. Chế phẩm đường uống hoặc đặt hậu môn.

Có thể kết hợp khăn ấm chườm cổ, nách, bẹn để trẻ hạ nhiệt xuống.

2. Bù nước cho trẻ

- Bù nước cho trẻ bằng nước bình thường hoặc nước điện giải.

- Pha toàn bộ 1 gói bột oresol với chính xác lượng nước đun sôi để nguội ghi trên gói thuốc (200mL hoặc 1 lít tùy gói).

Uống từng thìa (trẻ bú mẹ) hoặc chén nhỏ (trẻ lớn), liên tục, rải đều trong ngày.

Uống nhiều hơn khi trẻ có tiêu chảy, nôn.

Khi trẻ đái nước tiểu trong, khối lượng nhiều, bỉm nặng… là bớt mất nước.

3. Chế độ ăn

- Bảo đảm chế độ ăn đầy đủ, dễ tiêu, giàu các vitamin:

- Cho trẻ bú và ăn nhẹ nhàng, ít một.

- Ưu tiên ăn đồ lỏng, nguội, mát, chia nhiều các cữ bú và bữa nhỏ.

- Không nênsử dụng quá nhiều nước cam nước quả làm trẻ đầy bụng, dễ nôn.

4. Dùng thuốc ho

- Nếu trẻ ho có thể sử dụng các loại siro ho thảo dược để giảm triệu chứng.

- Ưu tiên sử dụng thuốc ho có thành phần thảo dược;

- Không dùng thuốc có chứa codein cho trẻ dưới 12 tuổi.

- Thuốc tiêu đờm, kháng histamin: chỉ dùng khi có chỉ định của bác

5. Vệ sinh mũi họng

- Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý

- Không nhỏ các thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

6. Vệ sinh thân thể cho trẻ

- Vệ sinh răng miệng sau ăn, thân thể sạch sẽ, mặc quần áo lỏng.

7. Đảm bảo không khí lưu thông

- Phòng cách ly thoáng, nên mở cửa sổ đảm bảo không khí thay đổi nhiều lần trong ngày.

8. Tạo tâm lý vui vẻ cho trẻ

Tạo không khí vui tươi, thoải mái để con cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi phải cách ly tại nhà.

9. Cách phòng tránh lây nhiễm chéo trong gia đình

- Hãy đeo khẩu trang nếu trẻ lớn và tiếp xúc với người khác. Nếu trẻ không thể đeo khẩu trang, người chăm sóc nên đeo khẩu trang khi họ ở cùng phòng.

- Che miệng, mũi khi ho và hắt hơi, rửa tay ngay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụngchất khử trùng tay có cồn.

- Sử dụng các đồ sinh hoạt hàng ngày riêng biệt. Hàng ngày sử dụng nước tẩy rửa gia dụng hoặc khăn lau để làm sạch những thứ bị tiếp xúc nhiều

* Lưu ý:

- Không sử dụng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc chống đông, thuốc kháng virus khi không có chỉ định của bác sĩ.

- Tránh lạm dụng:

+    Xông hơi, xông thảo dược;

+    Tinh dầu các loại

+    Đánh gió.

- Không được bỏ các thuốc điều trị bệnh mạn tính, cần tiếp tục dùng thuốc theo đơn bác sĩ chuyên khoa đã kê.

10. Dấu hiệu trẻ F0 cần phải đi khám ở bệnh viện

- Sốt cao liên tục không đáp ứng với hạ sốt.

- Co giật do sốt cao đơn thuần.

- Nhịp thở nhanh

< 2 tháng: ≥ 60 lần/phút;

2-11 tháng: ≥ 50 lần/phút;

1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút),

> 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút

- Thần kinh: trẻ mệt, bỏ hoặc không ăn uống được, khó chịu, quấy khóc, ý thức giảm khó đánh thức. Không thể uống hoặc nói chuyện.

- Dấu hiệu khác: Tiêu chảy nhiều, trẻ nôn, có dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, khóc không có nước mắt.

Nguồn: Bộ Y tế