Luận án Tiến sĩ của NCS Trần Đình Thoan

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 9888

TRÍCH YẾU

Họ và tên NCS: Trần Đình Thoan

Tên đề tài: : “Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại nông thôn, tỉnh Thái Bình”

Chuyên ngành: Dinh Dưỡng

Mã số: 9720401

Hướng dẫn khoa học:  1.PGS.TS. Lê Bạch Mai

                                     2. TS.BS. Nguyễn Hồng Sơn

Cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng

NỘI DUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm, xem đây là một vấn đề quan trọng của sức khoẻ cộng đồng ở mọi Quốc gia trên thế giới. Biểu hiện dễ thấy nhất của rối loạn chuyển hoá lipid máu là tình trạng béo phì, bởi vì béo phì là tình trạng tích trữ lipid cơ thể vượt quá mức bình thường

Các yếu tố liên quan làm gia tăng tỷ lệ mắc rối loạn chuyển hóa lipid gồm: khẩu phần ăn dư thừa chất béo, các thói quen như ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối...; thói quen hút thuốc lá và lạm dụng bia, rượu; chế độ hoạt động thể lực ít, làm việc tĩnh tại là những yếu tố đan xen làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa Lipid

Tuổi già là một quá trình sinh lý bình thường của con người. Tuổi già có mối quan hệ mật thiết đến các vấn đề về sức khỏe cũng như tình trạng bệnh lý phần lớn gánh nặng về bệnh tật ở người cao tuổi liên quan đến các bệnh mạn tính không lây trong đó có rối loạn chuyển hóa lipid máu .

Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng lipid ở người cao tuổi ở nông thôn Thái Bình sẽ cung cấp các thông tin quan trọng nhằm nhận định ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng, góp phần xây dựng chiến lược dự phòng thích hợp đối với việc phòng chống các bệnh mạn tính không lây tại cộng đồng. Trên cơ sở đó xây dựng những giải pháp can thiệp như truyền thông giáo dục dinh dưỡng, hoạt động thể lực, quản lý sức khỏe, xây dựng khẩu phần ăn hợp lý nhằm cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu cho người cao tuổi.MỤC TIÊU- Xác định tỷ lệ rối loạn mỡ máu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi nông thôn Thái Bình năm 2016. - Đánh giá hiệu quả của các biện pháp truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn nhằm cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nông thôn Thái Bình.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nội dung nghiên cứu số 1

Tìm hiểu thực trạng mắc RLLP máu ở người từ 60-74 tuổi: Khám lâm sàng, khám nhân trắc,  đo huyết áp, xét nghiệm máu để xác định tỷ lệ mắc RLLP máu ỏ người cao tuổi.

Xác định một số yếu tố liên quan: Phỏng vấn đối tượng về đặc điểm nhân trắc học, tập tính dinh dưỡng ,thói quen ăn uống sinh hoạt, để tìm ra mối liên quan mắc RLLP máu ở người cao tuổi

-Nội dung nghiên cứu số 2

Can thiệp cho đối tượng can thiệp bằng truyền thông tích cực,tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn luyện tập thể dục, thể thao trong thời gian 6 tháng  liên tục. Tổ chức giám sát các hoạt động và điều tra, phân tích khẩu phần 24 giờ 3 ngày liên tiếp ở các đối tượng can thiệp và đối chứng ở thời điểm trước và sau can thiệp.So sánh giữu 2 nhóm xã can thiệp và đối chứng về tần suất sử dụng thực phẩm giàu protid, giảm lipid, qua việc lựu chọn khẩu phần qua các bữa ăn hàng ngày, mức độ luyện tập thể dục, thể thao để góp phần phòng chống rối loạn lipid máu cũng như phòng chống một số bệnh mạn tính hay gặp ở người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu  

Giai đoạn trước can thiệp:Là người cao tuổi từ 60-74 tuổi, có thời gian sống tại địa bàn nghiên cứu từ 3 năm trở lên.

  Giai đoạn can thiệp: Những đối tượng rối loạn chuyển hóa lipid máu đã được điều tra ở giai đoạn đoạn trước can thiệp mắc rối loạn chuyển hóa lipid máu tuổi từ 60-74 tại địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu: 04 thuộc  02 huyện Vũ Thư và Kiến Xương- tỉnh Thái Bình

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2016

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích nhằm  xác định tỷ lệ  rối loạn chuyển hóa lipid máu và các yếu tố liên quan đến RLCHLP máu .Can thiệp cộng đồng có đối chứng bằng truyền thông tích cực, tư vấn dinh dưỡng, cải thiện chế độ dinh dưỡng, hướng dẫn tập luyện thể dục thể thao.

KẾT LUẬN

            Tình trạng rối loạn chuyển hóa Lipid ở người cao tuổi nông thôn Thái Bình

- Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người 60-74 tuổi tại địa bàn nghiên cứu là 65,9%.

- Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu ở nữ (69%), cao hơn nam (61,2%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

- Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu giữa các nhóm tuổi có sự khác biệt; tỷ lệ này tăng theo nhóm tuổi.

            Một số yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu.

- Yếu tố tuổi và giới có mối liên quan với rối loạn chuyển hóa lipid

- Có mối liên quan giữa RLCHLP máu với NCT có chỉ số WHR cao

- Có mối liên quan giữa RLCHLP máu với NCT có chỉ số vòng eo cao

- Có mối liên quan giữa RLCHLP máu với NCT thừa cân –béo phì

- Có mối liên quan giữa RLCHLP máu với NCT có tỷ lệ mỡ cơ thể cao

- Có mối liên quan giữa thói quen hút thuốc và thói quen uống rượu bia và không luyện tập thể dục, thể thao (lười vận động) với RLCHLP máu của NCT.

- Có mối liên quan giữa thói quen ăn thức ăn xào rán của NCT với rối loạn chuyển hóa lipid máu.

            Hiệu quả mô hình can thiệp truyền thông giảm tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu cho người cao tuổi

- Nhận thức về hậu quả của rối loạn lipid máu của nhóm can thiệp (cao hơn nhóm chứng

- Biết cách phát hiện sớm rối loạn lipid máu của nhóm can thiệp (96,7%) cao hơn ngóm chứng (75%).

- Nhận thức về phòng chống rối loạn lipid máu của nhóm can thiệp là cao hơn nhóm chứng

- Hiệu quả giảm nguy cơ tuyệt đối với BMI là 61,1%, chỉ số NNT là 1,6.

- Tỷ lệ % mỡ cơ thể của nhóm can thiệp (25,8±8,3) thấp hơn nhóm chứng (30,6±5,2), khác biệt có ý nghĩa với p<0,05.

- Nồng độ Cholesterol, triglycerid, LDL-C; mức độ giảm ở nhóm can thiệp, trước và sau giảm so với nhóm chứng. Mức tăng nồng độ HDL-C trước và sau can thiệp của nhóm can thiệp tăng so với nhóm chứng.

KHUYẾN NGHỊ

            Cần áp dụng mô hình truyền thông tích cực thay đổi hành vi áp dụng nguyên lý truyền thông giải quyết vấn đề dựa vào người học LEPSA và mô hình chẩn đoán hành vi PRECEDE-PROCEED vào truyền thông thay đổi hành vi cho NCT ở cộng đồng trong phòng chống rối loạn chuyển hóa lipid máu

            Những người cao tuổi rối loạn lipid máu được quản lý tại trạm y tế cơ sở trong đó chú trọng việc truyền thông thay đổi hành vi; xây dựng khẩu phần ăn hợp lý để cải thiện tình trạng dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ rối loạn chuyển hoá lipid máu trong cộng đồng.    

Cán bộ hướng dẫn 1

 

 

 

PGS.TS.Lê Bạch Mai

Cán bộ hướng dẫn 2

 

 

 

TS. Nguyễn Hồng Sơn

Nghiên cứu sinh

 

 

 

Trần Đình Thoan


ABSTRACT

Name of PhD candidate: Tran Dinh Thoan

Thesis’ title: “Effect of positive communication, dietary interventions to improve dyslipidemia in the elderly in rural areas in Thai Binh.

Specialization: Nutrition

Code: 9720401

Supervisor:   1. Assoc Prof. Dr. Le Bach Mai.

2.. Dr. Nguyen Hong Son

Education institution: The National Institute of Nutrition

CONTENT

INTRODUCTION

The dyslipidemia disorder has been particularly concerned by many researchers around the world, considering it an important public health issue in every country in the world. The most obvious manifestation of dyslipidemia is obesity, because obesity is a condition in which the body's lipid stores exceed normal levels.

The related factors that increase the incidence of lipid metabolism disorders include: excess fat diet, habits such as eating a lot of rice, eating a lot at dinner; smoking habits and abuse of beer and alcohol; low physical activity regime, sedentary work are intertwined factors that increase the risk of lipid metabolism disorders.

Old age is a normal human physiological process. Old age is closely related to health problems as well as medical conditions, most of the burden of disease in the elderly is related to chronic non-communicable diseases, including dyslipidemia.

Research on the status of lipid nutrition in the elderly in rural Thai Binh provided important information to identify the significance of public health, contribute to building an appropriate prevention strategy for prevention. Chronic diseases are not contagious in the community. On that basis, to build intervention solutions such as nutrition communication, physical activity, health management, and proper diet formulation to improve blood lipid disorders for the elderly.

OBJECTIVES

- To identify the rate of dyslipidemia and some related factors in the elderly in rural Thai Binh in 2016.

- To evaluate the effectiveness of positive communication measures, dietary interventions to improve dyslipidemia in the elderly in rural Thai Binh.

RESEARCH CONTENT

Research content 1

Find out the current situation of LMD in people aged 60-74 years: Clinical examination, anthropometric examination, blood pressure measurement, blood test to determine the incidence of LMD in the elderly.

Identifying a number of related factors: Interviewing subjects on anthropometric characteristics, nutritional habits, daily eating habits, to find out the association with LMD in the elderly.

- Research content 2

Intervention for selected subjects by active communication, nutrition counseling, guidance on exercise and sports for 6 consecutive months. Monitoring activities, investigating and analyzing rations for 24 hours 3 consecutive days in the intervention subjects and the controls at the time before and after the intervention. Comparison between the two intervention groups and the control. On the frequency of using protid-rich foods, lipid reduction, through the selection of pomegranate diets through daily meals, the degree of exercise and sports to contribute to the prevention of dyslipidemia as well as the prevention of some chronic diseases are common in the elderly in the study area.

SUBJECTS AND METHODOLOGY

Research subjects

Pre-intervention period: The elderly were 60-74 years old, had lived in the study area for 3 years or more.

 Intervention phase: The subjects with dyslipidemia were investigated in the pre-intervention period with dyslipidemia aged 60-74 in the study area.

Study area: 04 communs of 02 districts: Vu Thu and Kien Xuong, Thai Binh province

Research period: From May to December 2016

Research design

Analytical cross-sectional descriptive study aimed at determining the incidence of dyslipidemia and factors related to hemodialysis. Controlled community intervention with active communication, nutrition counseling, improvement nutrition regimen, sports exercise guide.

Sampling method.

  Study in combination with a number of methods: systematic random sampling, deliberate sampling. As follows:

Sample selection for descriptive studies

- District selection: From 7 districts and 1 city of Thai Binh province, the sample was selected purposefully to take 2 districts Vu Thu and Kien Xuong for study.

- Selecting communes for the descriptive study: Out of 29 communes and Vu Thu town, 37 communes of Kien Xuong town choose 2 communes for each district to study.

+ Select descriptive research subjects:

- Made a list of the elderly from 60-74 years old in 4 communes. In each commune, randomly select an application for just 200 people for clinical examination, anthropometric measurement, interviewing eating habits, nutritional habits, frequency month's food intake and blood test.

  Thus, the total number of participants in the descriptive study was 800 subjects, in fact 829 elderly people were examined and tested.

Select a sample for the intervention study

+ Choosing commune: Selecting purpose 2 communes representing 2 districts in 1 intervention commune and 01 control commune

+ Select subjects:

After screening, from the list of people with dyslipidemia in the two intervention communes and the control, a single random selection took 60 elderly people with LMD into the intervention group and 60 people with LMD blood into the opposing group. proof.

CONCLUSION

1. Lipid metabolism disorder in Thai Binh rural elderly

The rate of dyslipidemia in people aged 60-74 years in the study area was 65.9%.

- The rate of dyslipidemia in women (69%), higher than that of men (61.2%), the difference was statistically significant with p <0.01.

- There was a difference in the rate of lipid metabolism disorders between age groups; This rate increases with age group.

2. Some factors related to dyslipidemia in the elderly in the study area

Age and gender factors were associated with lipid metabolism disorders.

- There was a relationship between LMD and the elderly with high WHR.

- There was a relationship between LMD and the elderly with high waist index.

- There was a relationship between LMD and the elderly overweight – obesity.

- There was a relationship between LCHLP in the blood with the elderly with a high percentage of body fat.

- There was a relationship between smoking habits and drinking habits and no exercise, sports (inactivity) with the EL of the elderly.

- There was a relationship between the elderly's habits of eating fried foods disorders of lipid metabolism.

3. Effective communication intervention model to reduce the rate of dyslipidemia for the elderly

Awareness of the consequences of dyslipidemia of the intervention group (higher than the control group.

- Know how to detect dyslipidemia early in the intervention group (96,7%), higher than the control group (75%).

- Awareness of prevention of dyslipidemia of the intervention group was higher than that of the control group.

The absolute risk reduction effect for BMI was 61.1%, NNT index was 1.6.

- The percentage of body fat percentage of the intervention group (25.8 ± 8.3) was lower than the control group (30.6 ± 5.2), the difference was significant with p <0.05.

- Cholesterol, triglyceride, LDL-C concentration; Decreased levels in the intervention group, before and after decreased compared to the control group. Increased levels of HDL-C before and after the intervention of the intervention group increased compared with the control group.

RECOMMENDATIONS

1. It is necessary to apply the communication model of positive behavior change applying the communication principles of problem solving based on LEPSA learners and the model of behavioral diagnosis PRECEDE-PROCEED in the behavior change communication for the elderly in community in the prevention of dyslipidemia.

2. The elderly with dyslipidemia are managed at the grassroots health station with a focus on behavior change communication; build a reasonable diet to improve the status of nutrition to reduce the proportion of lipid metabolic disorders in the community.

ADVANTAGES AND NOVELTY OF THE RESEARCH

The study has provided more important scientific data on the situation of dyslipidemia in the elderly in rural Thai Binh and identified a number of factors related to dyslipidemia with weakness. gender factors, chronic non-communicable diseases, eating preferences, sedentary habits and lifestyle, exercise, nutrition…. Data on dyslipidemia and related factors in people aged 60-74 were published for the first time in Thai Binh province and very few domestic studies have mentioned this issue.

Truyền thông giáo dục sức khỏe, đặc biệt là truyền thông tích cực về giáo dục dinh dưỡng luôn là giải pháp quan trọng nhất, chi phí thấp nhưng bền vững. Kết quả của các nghiên cứu can thiệp đã cho thấy những giá trị hữu ích. Những tác động tích cực về mặt truyền thông, những can thiệp về chế độ ăn nhằm giảm tỷ lệ rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu cho người cao tuổi nói riêng cũng như sức khỏe cho người dân trong cộng đồng nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Người giám sát 1

 


Người giám sát 2

 


Ứng cử viên tiến sĩ

 


 PGS.TS. _ Lê Bạch MaiTS.Nguyễn Hồng Sơn Trần Đình Thoan