TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
PHẦN MỞ ĐẦU
Họ tên NCS: TRẦN KHÁNH VÂN
Tên đề tài luận án: Xây dựng công thức tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm thông dụng cho học sinh 7-10 tuổi theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và đánh giá hiệu quả
Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 9720401
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiệp (Bệnh viện Mắt Trung ương)
PGS.TS Trần Thúy Nga (Viện Dinh dưỡng)
Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc Gia
PHẦN NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD), gây ra gánh nặng gấp ba về dinh dưỡng, ảnh hưởng nặng nề tới phát triển thể chất và trí tuệ cũng như làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Thiếu VCDD, đặc biệt thiếu vitamin A, thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu Iod cùng với suy dinh dưỡng vẫn đang là vấn đề ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng (YNSKCĐ) ở Việt Nam.
Trẻ em tuổi học đường (đặc biệt 7-10 tuổi) là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc thể lực và trí tuệ, là giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển tiếp theo. Thiếu vi chất dinh dưỡng ở lứa tuổi này thường để lại nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài cho trẻ.
Nhằm cải thiện tình trạng thiếu VCDD, góp phần nâng cao tầm vóc người Việt Nam, sử dụng thực phẩm tăng cường VCDD là một trong những biện pháp can thiệp quan trọng và có tính bền vững nên việc xây dựng công thức tăng cường VCDD vào thực phẩm là cần thiết.
Một thực tế chưa có nghiên cứu về các loại VCDD tăng cường vào thực phẩm thông dụng (trong đó có sữa) với với công thức phù hợp, cập nhật cho nhu cầu của trẻ em lứa tuổi học đường và đánh giá hiệu quả của nó. Do vậy, việc triển khai đề tài nghiên cứu đề tài này là cần thiết.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Xây dựng công thức đa VCDD tăng cường vào sữa cho trẻ em 7-10 tuổi theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2016.
1.1. Xác định thành phần, hàm lượng vi chất dinh dưỡng
1.2. Đánh giá cảm quan thị hiếu chấp nhận sản phẩm sữa tăng cường VCDD ở học sinh 7-10 tuổi
2. Đánh giá hiệu quả của hai loại sữa có tăng cường VCDD lên sự thay đổi cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể của học sinh 7-10 tuổi sau 3 tháng và 6 tháng can thiệp.
3. Đánh giá hiệu quả của hai loại sữa có tăng cường VCDD lên cải thiện tình trạng vitamin A, thiếu máu, thiếu kẽm, của học sinh 7-10 tuổi sau 3 tháng và 6 tháng can thiệp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đánh giá hiệu quả can thiệp tới tình trạng nhân trắc dinh dưỡng: Toàn bộ học sinh 7-10 tuổi học tại 6 trường tiểu học, từ lớp 2 đến lớp 4. Đang cư trú thường xuyên tại 5 xã thuộc địa bàn nghiên cứu (trên 1 năm). Gia đình tự nguyện đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: Không dung nạp lactose; SDD cấp mức nặng (CN/CC ≤ -3SD), thấp còi HAZ ≤ - 3SD, nhẹ cân WAZ ≤ -3 SD; Mắc các dị tật bẩm sinh (sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh), các bệnh truyền nhiễm, bệnh mạn tính nặng, bệnh rối loạn chuyển hóa; Dự kiến chuyển khỏi địa bàn nghiên cứu trong 12 tháng tới; Gia đình không đồng ý nghiên cứu.
Đối tượng đánh giá hiệu quả can thiệp lên tình trạng VCDD: Học sinh từ 7-10 tuổi có -3,0 SD < HAZ < -1,0 SD của 6 trường tiểu học (5 xã) tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
Đối tượng đánh giá cảm quan thị hiếu sữa tăng cường VCDD
Trẻ 7 – 10 tuổi chọn ngẫu nhiên trong từ hai nhóm sử dụng sữa tăng cường VCDD.
Thiết kế nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả can thiệp tới tình trạng nhân trắc dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng là nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng (thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, đánh giá trước và sau can thiệp). Đánh giá cảm quan thị hiếu sữa tăng cường VCDD là nghiên cứu mô tả cắt ngang
KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
1. Đã xây dựng được công thức tăng cường VCDD vào sữa sử dụng cho học sinh tiểu học 7-10 tuổi.
Thành phần và hàm lượng VCDD xây dựng thành công thức tăng cường đa VCDD vào thực phẩm (áp dụng đánh giá với sữa) đáp ứng mức dự phòng tình trạng cạn kiệt dự trữ VCDD của 21 loại vitamin và khoáng chất khác nhau và an toàn. Sữa tăng cường đa VCDD có cảm quan tốt về tất cả các đặc điểm màu sắc, mùi, vị, cảm giác ngon, 99.5% trẻ đều thích sữa tăng cường đa vi chất dinh dưỡng
2. Hiệu quả sử dụng sữa tươi tăng cường vi chất dinh dưỡng và sữa tiệt trùng tăng cường vi chất dinh dưỡng đối với các chỉ số nhân trắc
Trước khi tiến hành can thiệp, tình trạng dinh dưỡng của học sinh 6 trường tiểu học huyện Phú Bình: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao: 24,3% (mức nặng là 3,5%); tỷ lệ SDD thể thấp còi là 17,5% (mức nặng là 1,8%) và tỷ lệ SDD thể gầy còm cũng khá cao 8,1%; Tỷ lệ thừa cân, béo phì là 3,3%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ SDD các thể giữa trẻ trai và trẻ gái.
Sữa tăng cường vi chất dinh dưỡng đã cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ về cân nặng, chiều cao và chỉ số BMI:
- Sau 3 tháng can thiệp, các chỉ số nhân trắc của nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD với cân nặng tăng 0,75kg, chiều cao tăng 1,57cm, chỉ số BMI tăng 0,1kg/m2 và nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường VCDD tăng tương ứng 0,78kg; 1,68cm, và 0,1 kg/m2; cao hơn nhóm chứng (p<0,001). Chỉ số Z-Score cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và BMI/tuổi của hai nhóm can thiệp cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,001). Tỷ lệ SDD thể thấp còi giảm từ 14,5% xuống còn 12,9% ở nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD và 16,9% xuống 14,2% ở nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường VCDD (p<0,05) có ý nghĩa so với trước can thiệp.
- Sau 6 tháng, các chỉ số nhân trắc của nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD với cân nặng tăng 1,81kg, chiều cao tăng 3,29cm, chỉ số BMI tăng 0,34kg/m2 và nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường VCDD tăng tương ứng 1,76kg; 3,38cm, và 0,3kg/m2 có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,001). Chỉ số Z-Score cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và BMI/tuổi của hai nhóm can thiệp cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,001).Tỷ lệ SDD thể thấp còi giảm từ 14,5% xuống còn 12,9% ở nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD và giảm từ 16,9% xuống 14,2% ở nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường VCDD (p<0,05) có ý nghĩa so với trước can thiệp.
3. Hiệu quả can thiệp đối với tình trạng vi chất dinh dưỡng
Sữa tăng cường vi chất dinh dưỡng đã cải thiện hàm lượng vitamin A, haemoglobin, sắt và kẽm huyết thanh:
- Sau 3 tháng: Hàm lượng vitamin A huyết thanh và chênh lệch hàm lượng vitamin A huyết thanh so với ban đầu của hai nhóm can thiệp được cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,05); Tỷ lệ thiếu vitamin A TLS và nguy cơ thiếu vitamin A TLS của 2 nhóm giảm có ý nghĩa (p<0,01) so với nhóm chứng (nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD giảm 21,2%; nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường VCDD giảm 19,8% và nhóm chứng giảm 9,6%). Hàm lượng Hb hai nhóm can thiệp cải thiện có ý nghĩa so với giai đoạn ban đầu (p<0,01). Chênh lệch nồng độ kẽm huyết thanh sau 3 tháng so với trước can thiệp ở nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD (0,28µmol/L) và nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường VCDD (0,36 µmol/L) cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,01).
- Sau 6 tháng: Hàm lượng vitamin A huyết thanh ở hai nhóm can thiệp cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,05); Tỷ lệ thiếu vitamin A TLS và nguy cơ thiếu vitamin A TLS của 2 nhóm giảm có ý nghĩa (p<0,01) so với nhóm chứng (nhóm 1 giảm 24,7%, nhóm 3 giảm 18,2% và nhóm chứng giảm 12,3%). Hàm lượng Hb huyết thanh hai nhóm can thiệp cải thiện có ý nghĩa so với giai đoạn ban đầu (p<0,01); hàm lượng Hb sau 6 tháng và chênh lệnh Hb sau 6 tháng so với trước can thiệp cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,01). Chênh lệch nồng độ ferritin huyết thanh trung vị sau 6 tháng so với trước can thiệp ở nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD (19,6µg/L) và nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường VCDD (15,2 µg/l) cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,01). Chênh lệch nồng độ kẽm huyết thanh sau 6 tháng so với trước can thiệp ở nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD (0,65µmol/L) và nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường VCDD (0,75µmol/L) cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,01).
KHUYẾN NGHỊ
1. Thành phần và hàm lượng vi chất dinh dưỡng tăng cường VCDD vào thực phẩm (áp dụng đánh giá với sữa) có thị hiếu cảm quan tốt, có hiệu quả cải thiện chỉ số nhân trắc, vi chất dinh dưỡng và an toàn với học sinh tiểu học, do vậy nên áp dụng rộng rãi trong cả nước.
2. Đối với học sinh tiểu học, dùng sữa tăng cường đa VCDDD (21 loại vitamin và chất khoáng) với liều dùng 2 hộp 180 ml/ngày (7 ngày/1 tuần) trong thời gian ít nhất là 6 tháng; cần triển khai lâu dài để giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu VCDD của học sinh tuổi học đường, đặc biệt những vùng có tỷ lệ trẻ nguy cơ SDD cao .
3. Thành phần và hàm lượng vi chất dinh dưỡng xây dựng thành công thức tăng cường đa vi chất dinh dưỡng có thể được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm thực phẩm thông dụng cho trẻ em, nên được phổ biến và áp dụng rộng rãi
TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Lần đầu tiên ở Việt Nam, nghiên cứu đã hoàn thiện thành phần và hàm lượng 21 loại vi chất dinh dưỡng xây dựng thành một công thức tăng cường đa VCDD vào thực phẩm thông dụng (áp dụng đánh giá hiệu quả với sữa) sử dụng cho trẻ em tuổi học đường, cập nhật các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, tham chiếu các quy định, hướng dẫn của các nước phát triển và các tổ chức quốc tế khác. Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả của việc sử dụng sữa tăng cường VCDD theo thành phần và hàm lượng đã xây dựng tới tình trạng dinh dưỡng và VCDD của học sinh tuổi học đường, là cơ sở cho chương trình cải thiện tình trạng dinh dưỡng học sinh, nâng cao tầm vóc của người Việt Nam
NGHIÊN CỨU SINH
TRẦN KHÁNH VÂN
DISERTATION OF DOCTOR OF PHILOSOPHY
Full name of PhD candidate: TRẦN KHÁNH VÂN
Title of the dissertation “Determining micronutrient compositions and levels for common foods fortification in compliance with WHO’s guideline for elementary school children 7-10 years and effectiveness study”
Major: Nutrition - ID Code: 9720401
Academic advisors: Assoc.Prof. Nguyen Xuan Hiep (National Hospital of Ophthalmology). Assoc.Prof. Tran Thuy Nga (National Institute of Nutrition)
Training Institution: National Institute of Nutrition
CONTENT
INTRODUCTION:
Micronutrient deficiency causes a triple burden to the nutrition, deeply affecting the physical and cognitive development as well as increase the morbidity and mortality. Micronutrient deficiency, especially vitamin A, iron, zinc and iodine deficiencies still remain a public health problem in Vietnam.
School age (especially from 7 to 10) is a crucial period in which genetic potentials related to physical and mental strength can be fully developed, and is the period that needs necessary nutrients for the next stages of growth. Micronutrient deficiency in this age often leaves consequences for children in both the near future and in the long run.
To improve the micronutrient deficiency status, helping to raise the Vietnamese stature, using micronutrient-fortified products is an important and sustainable intervention method, leading to the need to develop micronutrient-fortifying levels for the food.
There is a fact that researches into common micronutrient-fortifying products (including milk) and suitable formulas are still limited in numbers, and do not provide updates on school children’s needs and evaluation of the effectiveness of the products. Therefore, it is necessary to do research on this topic
Research objectives
1. Develop micronutrient-fortifying levels into milk for 7-10-year-olds according to the guides provided by the World Health Organization in 2016.
1.1. Determine the micronutrients and their quantity
1.2. Sensory evaluation of acceptability of micronutrient-fortified milk products in 7-10-year-olds
2. Evaluate the effectiveness of two types of micronutrient-fortified milk to the change of body weight, height, body mass index of students aged 7-10 years after 3 months and 6 months of intervention
SUBJECTS AND RESEARCH METHOD
Subjects for anthropometrical status assessment
All students of 7-10 years old attend 6 primary schools.
Selection criteria: Children aged 7-10 years at the time of baseline survey (T0), did not take vitamin and mineral supplements for the past 3 months. The child has not puberty yet. Currently residing permanently in 5 communes in the study area (over 1 year). Families voluntarily agree to allow the children to participate in the study.
Exclusion criteria: Lactose intolerance; Severe malnutrition (CN / CC ≤ -3SD), stunting HAZ ≤ - 3SD, underweight WAZ ≤ -3 SD; Having birth defects (cleft palate, cleft palate, congenital heart), infectious diseases, severe chronic diseases, metabolic disorders; Expected to leave the study area in the next 12 months; The family did not agree to the study.
Subjects for intervention effectiveness to micronutrients status
Students aged 7-10 have -3.0 SD
Subjects for sensory evaluation of micronutrients fortified milk
Children 7-10 years old from two groups using MNs-fortified milk.
Research design: the effectiveness study on nutritional anthropometric status and micronutrients status is a community randomized controlled trial, pre-and post-intervention assessment). Sensory assessment of micronutrient fortified milk is a cross-sectional study.
RESULTS AND CONCLUSIONS
1. Compositions including types and levels of micronutrients fortification of food (milk) for elementary school students aged 7-10 was completed. The types and levels of micronutrients for fortification meets the level of prevention of depletion of MN reserves of 21 different vitamins and minerals and is safe. Multi-MN fortified milks have good organoleptic characteristics of color, smell, taste, and taste, and 99.5% of children prefer fortified milk.
2. Efficiency of using fortified micronutrients and sterilized fortified milk for anthropometric indicators
Before the intervention, the nutritional status of students in 6 elementary schools in Phu Binh district: the rate of underweight malnutrition is high: 24.3% (the severity is 3.5%); the stunting rate is 17.5% (the severity is 1.8%) and the wasting rate is also quite high at 8.1%; The rate of overweight and obesity is 3.3%. There is no difference in the prevalence of malnutrition between boys and girls.
Micronutrients fortified milk improved nutritional status of elementary school chidren including weight, height and BMI
- After 3 months of intervention, the anthropometric index of the MN fortified fresh milk group increased by 0.75kg, the height increased by 1.57cm, the BMI increased by 0.1kg/m2 and the pasteurized milk group and fortifyd MN increased by 0.78kg, 1.68cm, and 0.1 kg/m2, respectively; higher than that of the control group (p <0.001). The Z-Score weight/age, height/age and BMI/age index of the two intervention groups improved significantly compared to the control group (p<0.001). The rate of stunting malnutrition decreased from 14.5% to 12.9% in the group using MN-fortified fresh milk and 16.9% to 14.2% in the group using MN-fortified pasteurized milk (p<0.05) significant compared to the previous intervention.
- After 6 months, the anthropometric indicators of the MN-fortified fresh milk group increased by 1.81 kg, the height increased by 3.29cm, the BMI increased by 0.34kg/m2 and the pasteurized milk group increase 1.76kg; 3.38cm, and 0.3kg/m2, respectively, were significant compared to the control group (p <0.001). Z-Scores of weight/age, height/age and BMI/age of the two intervention groups improved significantly compared to the control group (p<0.001). The stunting malnutrition rate decreased from 14.5% down to 12.9% in the group using fresh milk and decreased from 16.9% to 14.2% in the group using pasteurized milk (p <0.05), significant compared to before intervention.
3. Effect of intervention on micronutrient status
Micronutrients fortified milk improved serum concentrations of Vitamin A, haemoglobin, iron and zinc:
- After 3 months: The serum vitamin A concentration and the difference in serum vitamin A concentration compared with the initial of the two intervention groups improved significantly compared to the control group (p<0.05); The prevalence of sub-clinical VAD and the marginal VAD of the 2 groups significantly decreased (p<0.01) compared to the control group (the group using MN-fortified fresh milk decreased by 21.2%; the group using MN-fortified pasteurized milk decreased by 19.8% and control group decreased by 9.6%). The Hb concentration of the two intervention groups improved significantly compared with the baseline (p<0.01). Difference in serum zinc concentration after 3 months compared with before intervention in the group using fresh milk (0.28 µmol/L) and the group using pasteurized milk (0.36 µmol/L) The treatment was significantly improved compared to the control group (p<0.01).
- After 6 months: The serum vitamin A concentration in the two intervention groups improved significantly compared to the control group (p <0.05); The prevalence of sub-clinical VAD and the marginal VAD of the 2 groups significantly decreased (p<0.01) compared to the control group (group 1 decreased by 24.7%, group 3 decreased by 18.2% and control group 12.3% reduction). The serum Hb concentration of the two intervention groups improved significantly compared with the initial period (p <0.01); Hb concentration after 6 months and difference of Hb after 6 months compared with before the intervention improved significantly compared to the control group (p<0.01). Difference in median serum ferritin concentration after 6 months compared with before intervention in the MN-fortified fresh milk group (19.6µg/L) and the MN-fortified pasteurized milk group (15.2 µg/L) significant improvement compared to the control group (p<0.01). Difference in serum zinc concentration after 6 months compared with before intervention in the group using fresh milk (0.65µmol/L) and the group using pasteurized milk (0.75µmol/L) improved significant compared to the control group (p<0.01).
RECOMMENDATIONS
1. The compositions and levels of micronutrients for food fortification (applied for evaluation of milk) have good organoleptic characteristics, effectively improves anthropometric, micronutrients and safety indicators for elementary school students, so it should be widely applied throughout the country.
2. For primary school students, use MN multi-fortified milk (21 vitamins and minerals) with a dose of 2 boxes of 180 ml / day (7 days/1 week) for at least 6 months; Long-term implementation is needed to help improve the nutritional status and lack of MN of school-age students, especially in areas with high rates of malnutrition children.
3. The compositions and levels of micronutrients can be applied for micronutrient fortification in different types of common children food products, so it should be popularized and widely applied.
SUMMARY NOVELTY CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
For the first time in Vietnam, the research has completed the compositions and levels of 21 different micronutrients formulated for fortifying in common foods (applied for effectiveness study in milk) for school-age children, updating the guidelines of the World Health Organization, taking screenings of regulations and instructions of developed countries and other international organizations. The study also provides scientific evidence to prove the effectiveness of micronutrients fortified milk following compositions and levels that has been formulated for the nutritional status and micronutrients of school-age students, which is the basis for the program to improve student nutrition status, raising the stature of Vietnamese people
PhD CANDIDATE
TRẦN KHÁNH VÂN
Luận án (tóm tắt)